logo

Soạn bài Con đường mùa đông lớp 11 trang 61, 64 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Con đường mùa đông lớp 11 trang 61, 62, 63, 64 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Con đường mùa đông lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Nhan đề bài thơ Con đường mùa đông gợi cho bạn những liên tưởng gì?

>>> Xem trả lời  

Câu 2. Những hình ảnh ("trăng”, cột sọc chỉ đường") và âm thanh (“tiếng lục lạc", "kim đồng hồ kêu tích tắc") trong bài thơ đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?

Những hình ảnh ("trăng”, cột sọc chỉ đường") và âm thanh (“tiếng lục lạc", "kim đồng hồ kêu tích tắc") trong bài thơ đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông. Cụ thể, những hình ảnh và âm thanh trên mang tới cho độc giả cảm giác buồn bã, u sầu giống như tâm trạng của nhân vật trữ tình nhưng khi ta ngẫm nghĩ kĩ lại, ta lại nhận thấy những sự vật đó đang tiếp sức mạnh cho thi nhân, mong tác giả cố gắng tìm kiếm niềm vui, đợi ngày mai tươi sáng, ấm áp đến. Biểu hiện của chúng chính là cột sọc chỉ đường thì chào tác giả, kim đồng hồ đang lắc lư theo từng giât, từng phút đang cố xua đi những điều tẻ nhạt trong lòng tác giả. Tác giả đã cố sốc lại tinh thần theo những cảnh vật như vậy dù trong lòng là nỗi buồn sâu sắc, cô đơn và nhớ nhà da diết. Tác giả có tâm hồn thật nhạy cảm làm sao!

Câu 3. Xác định những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ thơ 4. Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này có còn chìm trong cảnh vật u buồn nữa không? Vì sao?

- Những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ thơ 4 là:

+ Hình ảnh: Mái lều và rừng bao la; ánh lửa và tuyết trắng

+ Hoạt động: cột dài cây số - một vật đứng im không thể chuyển động và sừng sững chào ta

- Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này tuy vẫn buồn man mác nhưng đã không còn quá chìm đắm trong cảnh vật u buồn nữa. Nhà thơ đã quay lại và nhìn ngắm, cảm nhận cảnh vật hiện tại trước mắt mình. Ông đã biết tìm kiếm ngôi lều và ánh lửa giữa khu rừng bao la, lấy lại động lực để tìm kiếm một nơi an trú, sưởi ấm cho tâm hồn đã mỏi mệt của mình. Giữa khu rừng rộng lớn, có lẽ cũng giống như tâm hồn tác giả được mở rộng hơn trước, lạc quan đón chờ tương lai. Đặc biệt là hình ảnh cột dài cây số đang chào tác giả chứng tỏ tác giả đã bớt cô đơn hơn và sẵn sàng tiếp tục hành trình mới đang gọi mời.

Câu 4. Xác định không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ 5 – 6. Hãy hình dung nhân vật trữ tình được tận hưởng những gì và tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn ra sao. DC SONG

* Không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ 5 – 6 là:

- Không gian ở đây chính là nơi trước kia tác giả sống, có lò sưởi ấm áp khi đông đến, một nơi mà ông có thể sống yên ổn trước khi bị nhốt trong ngục tối như giờ

- Thời gian ở đây là vào tối mùa đông lạnh giá

* Nhân vật trữ tình khi quay lại quá khứ đã được tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, ngọt ngào với người con gái mình thương, mỗi khi đông đến được ấm áp bên lò sưởi đỏ rực lửa. Nhưng tác giả lại phải tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn của hiện tại khi quá khứ đã xa không thể trở về được nữa dù tác giả có muốn tới như thế nào.

Câu 5. Những hình tượng “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích", "mái lều, ánh lửa", “Nhi-na có ý nghĩa thế nào đối với hành trình tâm tưởng của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông"?

Những hình tượng “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích", "mái lều, ánh lửa", “Nhi-na” có ý nghĩa quan trọng đối với hành trình tâm tưởng của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông”. Đây là những hình ảnh quen thuộc, thân thiết với tác giả, thể hiện sự khao khát đang hiện hữu trong tâm hồn tác giả, đó là được quay lại với những thứ đó. Nhà thơ chắc hẳn rất cô đơn và buồn bã nhưng lại vẫn có hi vọng vào tương lai tươi sáng hơn, được trở lại với những điều thân quen của quê hương, với mái nhà của riêng mình, trong đêm đông có ánh lửa sưởi ấm và hạnh phúc bên cô gái mình yêu. Tâm hồn nhà thơ Pu-skin thật nhạy bén và sâu sắc, đa sầu đa cảm với những điều thân thương.

Câu 6. Nêu nhận xét về những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về cách lấy lại cảm giác bình yên trên những "con đường mùa đông" trong cuộc đời.

>>> Xem trả lời  

Câu 7. Bạn có nhận xét gì về câu từ của bài thơ? Hãy liên hệ với một bài thơ khác có cùng kiểu câu từ này mà bạn biết.

>>> Xem trả lời  


Phân tích bài Con đường mùa đông

>>> Phân tích Con đường mùa đông

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Con đường mùa đông trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/02/2023 - Cập nhật : 15/03/2023