logo

Soạn bài Nhớ đồng lớp 11 trang 56, 57, 58 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Nhớ đồng lớp 11 trang 56, 57, 58 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Nhớ đồng lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Theo bạn, nhan đề Nhớ đồng đã bao quát được toàn bộ nội dung cảm xúc của bài thơ hay chưa? Vì sao? Nên hiểu như thế nào về nghĩa của từ "đồng" trong nhan đề?

- Theo em, nhan đề Nhớ đồng đã bao quát được toàn bộ nội dung cảm xúc của bài thơ. Bởi vì quê hương của tác giả Tố Hữu ở vùng nông thôn mà nông thôn Việt Nam luôn gắn liền với dồng ruộng, với những con người lao động chăm chỉ, cần mẫn làm nông. Vậy nên nhan đề bài đã bao quát được toàn bộ nội dung bài thơ, thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết và cả tình yêu quê hương, yêu đồng bào của Tố Hữu.

- Từ “đồng” trong nhan đề nên được hiểu là đồng quê và cả đồng bào 

Câu 2. Bạn có nhận xét gì về đặc điểm hình thức và nội dung của các khổ thơ 1, 4, 7, 13 trong văn bản? Các khổ thơ này được phân bố theo “quy luật" nào?

- Về đặc điểm hình thức: Các khổ thơ 1, 4, 7, 13 trong văn bản có hình thức đặc biệt hơn so với những khổ thơ còn lại trong bài vì mỗi khổ thơ này chỉ có 2 dòng thơ thay vì 4 dòng như đa số khổ khác. 

- Về đặc điểm nội dung: Các khổ thơ 1, 4, 7, 13 đều được mở đầu bằng cụm từ “Gì sâu bằng những trưa”

- Bốn khổ thơ trên được phân bố theo “quy luật” xen kẽ với nhau, khổ 1 và khổ 7 giống nhau hoàn toàn, khổ 4 và khổ 13 cũng giống nhau hoàn toàn. Nhà thơ Tố Hữu viết những khổ thơ này khi tâm hồn đang ở thực tại nhưng lại nhớ về quá khứ, nhớ đến hình ảnh quê hương thân yêu và những người thân, đồng đội đã xa. Đồng thời qua đây cũng thể hiện nỗi khát khao tự do của tác giả, cùng với nỗi “nhớ đồng”, chúng cứ luân phiên với nhau theo quy luật, thành một vòng tròn trong tâm trí Tố Hữu.

Câu 3. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ đã biểu đạt được những nội dung gì? Bạn hiều và đánh giả như thế nào về cách tác giả đan chi phối hợp, sắp xếp các cụm hình ảnh?

- Hệ thống hình ảnh trong bài thơ đã biểu đạt được những nội dung là tâm trạng nặng nề của nhà thơ Tố Hữu khi thực tại bị giam cầm với khát khao tự do mãnh liệt cùng với nỗi nhớ đồng, nhớ quê hương đồng ruộng, nhớ đồng đội, đồng bào da diết.

- Tác giả Tố Hữu đan cài, phối hợp, sắp xếp các cụm hình ảnh trong bài lần lượt là: Cụm hình ảnh về quê hương với đồng ruộng; đến cụm hình ảnh về những người nông dân Việt Nam lao động chăm chỉ, cần mẫn; tiếp theo là cụm hình ảnh những người đồng đội từng kề vai sát cánh chiến đấu; cuối cùng, tác giả mang tới cụm hình ảnh về chính bản thân mình trong quá khứ => Cách đan cài, phối hợp, sắp xếp này của tác giả Tố Hữu rất rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu vì được đi từ bao quát tới cụ thể, chi tiết.

Câu 4. Từ “đâu” xuất hiện bao nhiêu lần và đóng vai trò gì trong cấu tứ của bài thơ?

Từ “đâu” xuất hiện 10 lần trong bài thơ bằng biện pháp điệp từ => Từ “đâu” có vai trò nhấn mạnh thêm sự mênh mông vô tận của nỗi nhớ, nó không chỉ một địa điểm hay thời gian nhất định. Từ đó, nó sẽ là phương tiện để đưa tâm hồn tác giả trở lại quá khứ, thăm lại quê hương thân yêu và đồng đội, đồng bào của mình. Nó cũng làm tăng thêm hiện tại khá khó khăn của nhà thơ Tố Hữu khi bị giam tại nhà lao, mở mắt bị bao quanh bởi bốn bức tường lạnh lẽo nên tâm hồn nhà thơ lại càng nhạy bén hơn, nhớ về những thứ gắn bó để có thêm sức mạnh vượt qua thử thách.

Câu 5. Phân tích tác dụng nghệ thuật của việc sử dụng luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm trong văn bản.

Tác dụng nghệ thuật của việc sử dụng luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm trong văn bản là giúp nhà thơ Tố Hữu thể hiện được nỗi lòng, tâm trạng nặng tâm sự của mình đó là nỗi nhớ thương da diết những điều thân thuộc đối với mình và cũng cho người đọc thấy được tâm hồn nhạy bén, sâu sắc của nhà thơ dù bị gò bó trong ngục tối.

Câu 6. Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả? Hãy làm rõ tính tượng trưng ở hình ảnh ấy.

Theo em, hình ảnh trong bài thơ mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả là hình ảnh “tiếng hò”. Tiếng hò mang tính tượng trưng bởi vì nó luôn xuất hiện cùng hoàn cảnh trong câu thơ đó là giữa trưa thương nhớ, nghĩa là một buổi trưa êm ả thân thương trong kí ức của nhà thơ. Và từ câu hò này, tâm hồn tác giả Tố Hữu sẽ quay về quá khứ. Tiếng hò như lời nói của quê hương tác giả, nhưng tiếng hò này vừa thân yêu cũng vừa làm tăng thêm sự cô đơn vì nó được vang lên trong những buổi trưa yên ắng. Qua đó, Tố Hữu đã thể hiện nỗi buồn và tâm trạng trống trải của mình khi bị giam trong ngục.

Câu 7. Bài thơ cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình? Nếu cảm nhận của bạn về những cảm xúc, tâm tình được tác giả bộc lộ trong bài thơ.

- Bài thơ đã cho thấy những điều đặc biệt về tâm trạng, phẩm chất và lí tưởng của nhân vật trữ tình là: Nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh bị giam cầm nhưng chỉ là thể xác bị giam giữ, còn tâm hồn của nhà thơ tuy buồn bã, trống trải nhưng vẫn vô cùng phong phú và đậm trữ tình. Nhà thơ đã nhớ về đồng nội quê hương, nhớ đồng đội, đồng bào và cả chính bản thân mình khi xưa, đây là những điều thân thiết, gắn bó như máu thịt của nhà thơ nên khi nhớ lại nhà thơ như được tiếp thêm sức mạnh để thực hiện được lí tưởng của bản thân mình, đó là hướng tới giúp đất nước được độc lập, hòa bình, cuộc sống của nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Nhà thơ Tố Hữu có phẩm chất thật cao đẹp, luôn biết trân trọng những điều đáng quý với mình và hướng tới vì lợi ích chung của dân tộc.

- Những cảm xúc, tâm tình được tác giả bộc lộ trong bài thơ là những điều thật cao đẹp. Vì đây là những điều xuất hiện trong hoàn cảnh nhà thơ Tố Hữu đang bị địch giam giữ trong khi hoạt động cách mạng. Là một chiến sĩ cộng sản chân chính, nhà thơ không hề sợ cảnh ngục tù, nhưng lại khao khát được tự do để cống hiến cho dân tộc, cho Tổ quốc. Khi nhớ đồng nghĩa là nhớ đến đồng ruộng quê hương, đồng đội chiến hữu, đồng bào đang phải chịu cảnh xâm lược và cả chính mình trong quá khứ, nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và thương cho đồng bào ruột thịt của mình.


Phân tích bài Nhớ đồng

>>> Phân tích bài thơ Nhớ đồng

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Nhớ đồng trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/02/2023 - Cập nhật : 15/03/2023