logo

Soạn bài Cải ơi! lớp 11 trang 48, 53 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Cải ơi! lớp 11 trang 48, 49, 50, 51, 52, 53 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Cải ơi! lớp 11 - Mẫu số 1

Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:

Câu 1: So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể (mạch truyện) và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức truyện kể.

Trả lời:

Giống nhau: các sự kiện đều bổ túc cho nhau, góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho câu truyện. 

Khác nhau: 

+ Các sự kiện trong truyện diễn ra không theo một trình tự mà hỗn loạn, lúc là ở quê, lúc ở đoàn ca múa nhạc, lại nhớ về quê, kể lại hoàn cảnh của Năm nhỏ và sau đó là hành trình tìm Năm nhỏ, nhớ lại quá khứ rồi lại quay về với thực tại. 

+ Các sự kiện trong câu chuyện lại rất hợp lí. Truyện kể về hành trình vất vả đi tìm cô con gái của ông Năm nhỏ bỏ nhà đi từ nhỏ, sau một lần làm mất cặp trâu vì sợ hãi quá mà bỏ trốn. Ông bị dân làng đồn đại là không phải ba ruột nên đối xử tàn ác với con bé và có người còn nghĩ là ông giết chết con bé chôn ở một chỗ đất nào. Và sau 12 năm vất vả tìm kiếm cuối cùng ông cũng tìm thấy con gái.

Cách kể chuyện tuy không theo một trình tự nhất định nhưng cũng chính điều đó làm cho câu chuyện trở nên thú vị và độc đáo hơn. Tạo được sự tò mò cho người đọc khi tác giả liên tục xoay chuyển cảnh của câu chuyện, đang đi tìm rồi lại nhắc câu chuyện ở quê rồi lại quay lại, liên tục xoay chuyển không theo một trình tự nhất định. Cách kể chuyện như vậy cũng làm nổi bật lên hình ảnh người cha ngày đêm đi tìm con gái của mình, một nỗi mong mỏi, khao khát và tình yêu thương vô bờ bến của người cha dành cho con gái, chỉ có một điều duy nhất nhất định phải tìm được đó là người con gái của mình. Chính cách kể này đã đưa người đọc hết cung bậc cảm xúc này tới cung bậc cảm xúc khác, rưng rưng xúc động trước tình cảm bao la mà người cha dành cho con gái. 

Câu 2: Đặc điểm của người kể chuyện trong truyện: ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật.

Trả lời:

Tác giả kể câu chuyện theo ngôi kể: thứ ba, gọi nhân vật bằng tên. 

- Quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: Người kể đã rất thông thái khi đặt mình vào hoàn cảnh của từng nhân vật và cũng từ đó cách kể chuyện trở nên chân thật, gần gũi hơn. Người đọc cảm nhận được rõ sự chân thực của câu chuyện. Những cuộc hội thoại trong câu chuyện rất chân thật, rất đời thường và gần gũi, mỗi cuộc hội thoại đều đã thể hiện rất rõ hoàn cảnh, tính cách của nhân vật. Nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh ông Năm nhỏ với khát khao tìm được con gái của mình, chính tình yêu thương và niềm mong mỏi, khao khát tìm được con gái đã làm cho mạch của câu chuyện trở nên độc đáo và đặc sắc hơn. Ta có thể thấy tác giả đã khắc họa rất thành công nhân vật người cha trong câu chuyện. 

Câu 3: Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm (người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình hay của nhân vật, điểm nhìn bên trong hay bên ngoài chiếm ưu thế, từng điểm nhìn làm hé lộ những điều gì trong tâm lí nhân vật).

Trả lời:

Trong tác phẩm, tác giả chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn bên trong, đi sâu vào nội tâm nhân vật từ đó giải quyết tình huống câu chuyện và các cuộc hội thoại. Kết hợp với lời kể của tác giả chính là lời của nhân vật, những cuộc hội thoại của các nhân vật. Và qua đó cũng thể hiện được tâm lý của các nhân vật, cảm xúc dâng trào của Ví dụ khi Diễm Thương giả diễn làm cái Cải, ông Năm Nhỏ nghe vậy vừa bất ngờ, ngơ ngác rồi rưng rưng thể hiện rõ qua những câu hỏi tu từ “Thiệt con là Cải hả?”, “môi run lập bập hỏi cải phải hôn con”... Cảm xúc rất chân thực của nhân vật. Những câu nói của nhân vật chính là những tâm tư, những điều ông đã để trong lòng từ đâu, sau 12 năm ông mới được nói với con gái. Kết hợp với lời kể của tác giả là những lời nói, những cuộc hội thoại của nhân vật, những cung bậc cảm xúc của nhân vật được thể hiện rất rõ nét. Cách kể chuyện rất độc đáo và thú vị cách kể này cũng xuất hiện trong các tác phẩm như Vợ nhặt, Chí Phèo…. đi sâu vào tâm lý nhân vật qua đó nói lên tiếng lòng của nhân vật. Qua đó, cũng thể hiện được lời của tác giả muốn truyền tới người đọc thông qua các nhân vật trong chuyện. 

Câu 4: Chú ý đến sự cộng hưởng giữa lời của người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện.

Trả lời:

Lời của người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện được đan xen lẫn nhau. Lời kể của tác giả đan xen cả lời nói của nhân vật: 

+ Thàn mở dây giày, hỏi, “Nhớ đoàn quá, ngủ không được hả tía ?”. Ông già lắc đầu, thở dài, nghe buồn xa xắc như lá rụng hoa rơi, bần thần, điệu này hỏng biết cách nào tìm cho ra con Cải.

+ Một bữa Diễm Thương bước ra, thảng thốt gọi “Ba !”. Ông già đứng im sững, ngơ ngác giây lát, môi run lập bập hỏi Cải phải hôn con. Diễm Thương gật đầu. Thiệt con là Cải hả ?….

+ Diễm Thương cười, đứng dậy khoan khoái phủi tay, nói “Không ngờ mình diễn quá hay”, rồi nó khom người, nhìn sâu vô đôi mắt ràn rụa của ông già, mặt tỉnh bơ ba khía, mỉa mai, “tui giởn đó, ông làm ba kiểu gì mà không nhớ mặt con gái mình ?”.

Toàn bộ câu chuyện đều là những lời kể của tác giả được đan xan với lời nói của nhân vật. Sự cộng hưởng là một yếu tố rất quan trọng giúp cho câu chuyện trở nên có hồn, hay hơn, đặc sắc hơn. Cốt truyện cũng nhờ vậy trở nên hay hơn, độc đáo hơn, gần gũi với người đọc và giúp người đọc hiểu hơn. 


Phân tích bài Cải ơi!

>>> Phân tích Cải ơi


Tóm tắt bài Cải ơi!

>>> Tóm tắt Cải ơi

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Cải ơi! trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/02/2023 - Cập nhật : 26/08/2023