Hướng dẫn Giải bài tập SGK Sử 10 [Chân trời sáng tạo] đầy đủ, chi tiết nhất, bám sát nội dung kiến thức SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo, giúp các em học tốt hơn.
Mục lục Giải bài tập SGK Sử 10 Chân trời sáng tạo
Soạn Sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Soạn Sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Soạn Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Soạn Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Soạn Sử 10 Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ trung đại
Soạn Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại
Soạn Sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
Soạn Sử 10 Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
Soạn Sử 10 Bài 9: Văn minh Hy Lạp- La Mã cổ đại
Soạn Sử 10 Bài 10: Văn minh Tây Âu thời Phục hưng
Soạn Sử 10 Bài 11: Các cuộc Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Soạn Sử 10 Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Soạn Sử 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại
Soạn Sử 10 Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại
Soạn Sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc
Soạn Sử 10 Bài 16: Văn minh Chăm - pa
Soạn Sử 10 Bài 17: Văn minh Phù Nam
Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt
Soạn Sử 10 Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Soạn Sử 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam
---------------------------------------
1. Hiện thực lịch sử
Hình 1.1 và Hình 1.2 khác nhau như thế nào? Chúng giúp em biết được điều gì về hiện thực lịch sử?
Hướng dẫn giải:
Sự khác nhau giữa Hình 1.1 và Hình 1.2, chúng giúp em biết được về hiện thực lịch sử:
- Hình 1.1: Bãi cọc Bạch Đằng năm 1288
Được tìm thấy đầu tiên ở Yên Giang năm 1958 là minh chứng cho thấy nơi đây đã thực sự xảy ra sự kiện "Trận chiến trên sông Bạch Đằng" trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 3, giúp các nhà khoa học nghiên cứu và phục dựng lại trận chiến thời xưa.
Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long, bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng.
- Hình 1.2: Thời kì văn hóa Hòa Bình
Phục dựng bếp lửa và sinh hoạt của con người thời kì văn hóa Hòa Bình dựa trên các tư liệu lịch sử, khảo cổ, qua đó giúp người hiện đại hiểu về lịch sử thời xa xưa.
2. Nhận thức lịch sử
Câu 1. Lịch sử được con người nhận thức như thế nào? (lấy ví dụ từ câu chuyện con ngựa gỗ thành Tơ-roa).
Hướng dẫn giải:
- Con người nhận thức lịch sử ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau, Hiện thực lịch sử chỉ có một nhưng lịch sử được con người nhận thức ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau. Để phục dựng bức tranh lịch sử một cách chân thực, nhà Sử học không thể tiến hành trong phòng thí nghiệm mà phải tìm kiếm tư liệu lịch sử, sử dụng phương pháp và cách tiếp cận phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhận thức lịch sử.
- Dựa trên câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ-roa, ta thấy: con người tìm hiểu về lịch sử về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa thể hiện cách thức nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa. Đây là điển tích văn học nổi tiếng có nguồn gốc từ I-li-át, sử thi đầu tiến của Hô-me. Câu chuyện trung tâm của huyền thoại I-li-át là cuộc chiến thành Tơ-roa.
Câu 2. Sách thẻ trẻ giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,...)?
Hướng dẫn giải:
Sách thẻ trẻ giúp em nhận thức về lịch sử:
- Sách thẻ tre là công cụ lưu trữ văn bản phổ biến ở thời kì trước => Cung cấp rất nhiều thông tin lịch sử, từ chính trị, quân sự đến đời sống kinh tế, văn hóa,..của Trung Quốc trước khi có giấy viết.
- Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng thẻ tre để tạo ra sách => Sách trở thành biểu tượng của nền văn hóa Trung Hoa với lịch sử phát triển lâu đời.
1. Khái niệm Sử học
Em hãy nêu khái niệm Sử học.
Lời giải:
Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng.
2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là gì?
Lời giải:
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ (cá nhân, tổ chức, dân tộc, quốc gia, châu lục). => Đối tượng của sử học mang tính toàn diện.
3. Chức năng, nhiệm vụ của Sử học
Qua câu danh ngôn "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống" của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?
Lời giải:
Qua câu danh ngôn "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống" của Xi-xê-rô, ta hiểu chức năng, nhiệm vụ của Sử học là:
- Chức năng:
+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.
+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.
+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.
- Nhiệm vụ:
+ Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cuộc sống hiện tại.
+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức con người.
+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
4. Nguyên tắc cơ bản của Sử học
Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của Sử học?
Lời giải:
4 nguyên tắc cơ bản của Sử học:
1. Khách quan: trình bày lịch sử một cách khách quan, không định kiến, thiên vị.
2. Trung thực: tôn trọng sự thật lịch sử.
3. Tiến bộ: góp phần xây dựng giá trị tốt đẹp.
4. Toàn diện và cụ thể: phản ánh đầy đủ, gắn với không gian, thời gian cụ thể.
5. Khái quát về các nguồn sử liệu
Các Hình 1.5, 1.6, 1.7 thuộc loại hình sử liệu nào?
Trả lời:
Loại hình sử liệu:
- Hình 1.5 - Rìu xéo Đông Sơn (Hà Đông - Hà Nội): Hiện vật.
Sử liệu hiện vật, ra đời đúng trong thời điểm nghiên cứu, chứa đựng nhiều thông điệp quá khứ về đời sống tinh thần, vật chất của người Việt cổ. Qua hoa văn, kĩ thuật đúc đồng, chức năng rìu, các nhà nghiên cứu có thể khám phá nhiều bí ẩn xung quanh nền văn hóa Đông Sơn, nghề nông trồng lúa nước, kĩ thuật đúc đồng,...
- Hình 1.6 - Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (Quảng Trị): Hiện vật và tượng hình.
Sử liệu hiện vật và tượng hình nơi ghi dấu ấn lịch sử về việc nhà nước bị chia cắt suốt 21 năm (1954-1975) ở hai bên vĩ tuyến 17.
- Hình 1.7 - Bản nhạc Mười chín tháng Tám của Xuân Oanh: Thành văn.
Sử liệu thành văn ra đời đúng ngay thời điểm nhạc sĩ Xuân Oanh đang hòa mình vào dòng người biểu tình giành thắng lợi ngày 19.8 ở Hà Nội, ca ngợi thắng lợi của cách mạng tháng Tám, giành lại độc lập cho Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
6. Một số phương pháp cơ bản của Sử học
Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) giống nhau và khác nhau như thế nào?
Lời giải:
Sự giống và khác nhau của hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) được thể hiện qua bảng sau:
Phương pháp lịch sử |
phương pháp logic |
|
Giống nhau |
Nghiên cứu, xem xét các sự vật, hiện tượng lịch sử. | |
Khác nhau |
Xem xét các sự vật, hiện tượng dựa trên:
|
Nghiên cứu, các sự vật, hiện tượng dựa trên
|
Câu 1. Hiện thực lịch sử giống nhau và khác nhau như thế nào? Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu ví dụ và giải thích.
Lời giải:
- So sánh hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
Hiện thực lịch sử |
Nhận thức lịch sử |
|
Giống nhau |
Liên quan đến lịch sử, những gì đã diễn ra trong quá khứ, nhận thức về những gì đã diễn ra trong quá khứ | |
Khác nhau |
Hiện thực lịch sử chỉ có một và không hề thay đổi. Diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan, độc lập ngoài ý muốn của con người. Mang tính khách quan, độc lập với nhận thứccủa con người không có hiện thức lịch sử sẽ không có nhận thức lịch sử. |
Là những hiểu biết của con người về lịch sử hiện thực, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách khác nhau. Nhận thức lịch sử rất đa dạng, phong phú. Nhận thức lịch sử vừa mang tính chủ quan vừa phụ thuộc vào hiện thực khách quan. Làm thế nào để nhận thức đúng về hiện thực lịch sử là nhiệm vụ của các nhà sử học và khoa học lịch sử. |
* Ví dụ: Khi soi gương
+ Hiện thực lịch sử: bản thân em.
+ Nhận thức lịch sử hình ảnh của em ở trong gương
=> Hình trong gương và tấm ảnh dù có tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh được, ghi lại được bản thân em trong một khoảnh khắc, một góc nhìn nào đó, chứ không cho biết được đầy đủ thông tin về con người và cuộc sống của em.
Câu 2. Lịch sử là quá khứ. Vậy, hiện thực lịch sử có phải quá khứ hay không? Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người để nhận thức về hiện thực lịch sử. Vì vậy, hiện thực lịch sử cũng là quá khứ.
Trên cơ sở sưu tập các sử liệu và giới thiệu về một di tích lịch sử ở địa phương em, hãy phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu ấy.
Lời giải:
Di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định
Cách đây 50 năm, vào tháng 7-1969, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (SG-GĐ) do đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư, hai đồng chí Trần Bạch Đằng và Mai Chí Thọ làm Phó bí thư đã lãnh đạo, chia thành nhiều bộ phận nhỏ, bằng nhiều hình thức bí mật di chuyển đến căn cứ xã Tân Phú Tây. Tuy thời gian đóng tại đây không dài nhưng Căn cứ Khu ủy SG-GĐ đã để lại những dấu mốc lịch sử đáng nhớ, đó là nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Đảng.
Căn cứ Khu ủy SG-GĐ còn có mật danh là T4, Y4, là cơ quan đầu não chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mỹ ở khu vực đô thị SG-GĐ, được chuyển về đóng tại xã Tân Phú Tây và Thành An vào thời điểm như đã nêu. Đây là vùng mới giải phóng, nhân dân kiên cường, có trình độ giác ngộ chính trị cao, địa hình lại rất hiểm trở, nhiều kênh rạch chia cắt, có nhiều vườn dừa liên tiếp che chắn, địch không thể đổ quân bằng xe cơ giới, thiết giáp, kể cả việc dùng trực thăng đổ quân cũng bị nhiều hạn chế.
Chỉ bằng những vật liệu thô sơ, chủ yếu là sử dụng những thứ có sẵn tại chỗ, các du kích địa phương đã xây dựng 16 hầm nổi và 14 hầm bí mật (phân bố ở hai xã liên hoàn: Tân Phú Tây và Thành An), tất cả được bố trí chặt chẽ để có thể chi viện cho nhau lúc cần thiết. Các hầm nổi là nơi ở, làm việc, hội họp của các đồng chí lãnh đạo Khu ủy, ban y tế, bộ phận điện đài cơ yếu; ngoài ra, còn có một hầm được đặt tên là “nhà hạnh phúc”, là nơi ở đêm tuyên hôn của các chiến sĩ Y4.
Những di tích của căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định coi như bị bom đạn địch xóa sạch trong chiến tranh. Để lưu giữ lại dấu tích của một thời chiến đấu gian khổ, hào hùng, tỉnh Bến Tre đã phục chế lại hai hầm trú ẩn bằng bê tông giả thân cây dừa và dựng bia lưu niệm tại xã Tân Phú Tây. Hiện nay, khu di tích này đang được phục hồi, sau khi hoàn thiện sẽ rộng khoảng 2ha, với các hạng mục chính như: hầm ở và làm việc của ông Võ Văn Kiệt; nơi ở và làm việc của bộ phận cơ yếu, hầm cứu thương; hầm bí mật của các ông Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Trần Bạch Đằng…; nhà trưng bày các hiện vật lịch sử và các công trình liên quan khác. Dự kiến năm 2011 công trình hoàn thành. Xét về giá trị vật chất của công trình thì không lớn, nhưng sẽ có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước rất lớn đối với thanh thiếu niên. Công trình này sau khi hoàn thành sẽ trở thành một trong những điểm đến của các hoạt động dã ngoại, về nguồn của các bạn trẻ và cũng là điểm đến của du lịch.
=> Sử liệu đã sưu tập được có giá trị, độ tin cậy cao.
1. Vai trò
Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?
Hướng dẫn giải:
Tri thức lịch sử có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân trong xã hội đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa:
- Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
- Là điều kiện cơ bản, tiên quyết để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
2. Ý nghĩa của tri thức lịch sử
Câu 1. Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?
Hướng dẫn giải:
* Quá khứ lịch sử có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với hiện tại và tương lai:
- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước.
- Là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
- Là cơ sở, nhân tố thúc đẩy con người khám phá, nghiên cứu và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh nhân loại.
- Là nguồn gốc để mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.
* Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử là vô giá trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước:
- Được con người đời sau vận dụng trong quá trình phát triển của cộng đồng xã hội.
- Giúp hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Kết tinh của những tri thức lịch sử, mang lại những hiểu biết về thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Góp phần quan trong trong nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.
Câu 2. Em hãy tìm hiểu và cho biết chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì đã soạn trong di chúc.
Hướng dẫn giải:
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những dự báo chính xác về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và thống nhất đất nước:
- “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”.
- Đến năm 1975, cuộc kháng chiến đánh đuổi đế quốc Mỹ của dân tộc ta đã hoàn toàn thắng lợi.
- Về sự nghiệp thống nhất: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
- Đến năm 1976, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, thực hiện khao khát bao năm của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh.
1. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời
Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
Lời giải:
Con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời là vì những lý do sau:
- Là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng.
- Tăng cường khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng nhiều của đời sống.
- Giúp con người nắm bắt tốt những cơ hội nghề nghiệp, việc làm, đời sống,…
2. Thu thập thông tin sử liệu, làm giàu tri thức
Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?
Lời giải:
* Tri thức lịch sử là:
- Là kết quả của quá trình nhận thức của con người.
- Phản ánh toàn bộ sinh hoạt của xã hội loài người trong quá khứ một cách chính xác và có hệ thống.
- Tri thức lịch sử sẽ phát triển theo trình độ nhận thức của con người.
* Khi nghiên cứu lịch sử cần phải thu thập thông tin và sử liệu vì:
- Để có thể tái hiện bức tranh lịch sử một cách đầy đủ, chính xác và khách quan nhất.
- Sử dụng các nguồn sử liệu để khôi phục, giải thích, đánh giá sự kiện lịch sử, từ đó có những phát hiện mới.
- Do đặc trưng của hiện thực lịch sử tồn tại độc lập với ý thức của con người.
- Sử dụng sử liệu để khôi phục sự kiện, sau đó giải thích và đánh giá sự kiện.
3. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
Hãy kể một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử đã đưa em vào vận dụng thực tiễn.
Lời giải:
Một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn lịch sử: tên gọi Hà Nội qua các thời kì: Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Kinh, Bắc Thành,...; Các triều đại phong kiến từng đóng đô ở Hà Nội như:Lý, Trần, Lê sơ…
Với tri thức lịch sử đó, em đã tham gia vào cuộc thi "Tìm hiểu lịch sử Hà Nội" và đạt giải Nhất.
Tri thức lịch sử có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Nêu ví dụ chứng minh.
Lời giải:
* Vai trò của tri thức lịch sử
- Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
- Là điều kiện cơ bản, tiên quyết để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
* Ý nghĩa của tri thức lịch sử
- Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử được đúc rút từ quá khứ luôn được con người đời sau vận dụng trong quá trình phát triển của cộng đồng xã hội.
- Giúp hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Là kết tinh của những tri thức lịch sử, mang lại những hiểu biết về thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử góp phần quan trong trong nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.
Ví dụ:
Tại sông Bạch Đằng, năm 983, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam lược Nam Hán. Vận dụng bài học kinh nghiệm của cha ông, năm 981, Lê Đại Hành đánh thắng quân xâm lược Tống. Năm 1288, Trần Hưng Đạo cũng phá tan quân xâm lược Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng.
Những sự kiện trên có ý nghĩa khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong mỗi người con đất Việt.
Tìm hiểu về Hoàng thành Thăng Long và nêu suy nghĩ của em về giá trị của di sản này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau.
Lời giải:
Giá trị của di sản Hoàng thành thăng long đối với cuộc sống hôm nay và mai sau:
- Như là một “bộ lịch sử sống” chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay.
- Phản ánh rõ mối quan hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long
- Là một trung tâm quyền lực và sự đa dạng, phong phú của các tầng di tích, di vật
Quan sát Hình 3.1 và dựa thông tin trong bài học, em hãy giải thích vì sao Sử học là môn khoa học có tính liên ngành.
Hướng dẫn giải:
Sử học là môn khoa học có tính liên ngành vì:
- Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
- Sử học sử dụng tri thức từ các ngành khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, hiệu quả, khoa học của con người và xã hội. Sử học có khả năng liên kết các môn học, các ngành khoa học với nhau, cả khoa học xã hội nhân văn lẫn khoa học tự nhiên và công nghệ.
Câu 1. Sử học hỗ trợ tích cực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác như thế nào? Vì sao nó có khả năng hỗ trợ như vậy?
Hướng dẫn giải:
Sử học hỗ trợ tích cực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác: Sử học cung cấp thông tin cho các ngành khoa học xã hội nhân văn khác về bối cảnh hình thành, phát triển; xác định rõ những nhân tố (chủ quan và khách quan) tác động đến quá trình hình thành và phát triển; dự báo xu hướng vận động phát triển cho các ngành khoa học này.
Sử học có khả năng hỗ trợ như vậy vì Sử học và các ngành KHXHNV khác đều lấy xã hội loài người làm đối tượng nghiên cứu.
Câu 2. Các Hình 3.2, 3.3, 3.4 cho thấy mối liên hệ gì giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội nhân văn khác?
Hướng dẫn giải:
Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội nhân văn khác:
- Sử học cung cấp thông tin cho các ngành khoa học xã hội nhân văn khác về bối cảnh hình thành, phát triển; xác định rõ những nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.
- Các ngành KHXHNV khác hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện tri thức, kết quả nghiên cứu,...
- Thành tựu của mỗi ngành KHXH và nhân văn khác tạo điều kiện giúp cho khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn.
1. Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
Sử học có vai trò như thế nào đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
Lời giải:
Sử học có vai trò hỗ trợ đắc lực cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:
- Cung cấp thông tin và dự báo sự vận động phát triển cho các ngành KHTN trong hoạt động xây dựng và phát triển.
- Xác định chính xác bối cảnh lịch sử, giúp các ngành KHTN xác định vị trí vai trò của chúng trong quá trình phát triển.
- Phục dựng lịch sử phát triển từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, thành công và thất bại, làm cơ sở cho những đề xuất phát triển trong tương lai.
2. Vai trò của các ngành KHTN và công nghệ đối với Sử học
Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có vai trò như thế nào đối với Sử học?
Lời giải:
Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ hỗ trợ đắc lực cho Sử học:
- Cung cấp những tri thức, kỹ thuật và phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học.
- Giúp nhận ra sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động phát triển xã hội.
- Hỗ trợ Sử học làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến sự tiến bộ của văn minh nhân loại, từ đó Sử học thực hiện chức năng, nhiệm vụ xã hội của mình.
Luyện tập
Thống kê các hình ảnh trong bài học (từ Hình 3.2 đến Hình 3.5) theo mẫu sau:
STT |
Hiện vật, di tích lịch sử |
Các ngành khoa học có liên quan |
Lời giải:
Bảng thống kê:
STT |
Hiện vật, di tích lịch sử |
Các ngành khoa học có liên quan |
1 |
Công cụ đá ghè một mặt và rìu tay Gò Đá (An Khê, Gia Lai) | Văn hóa học, Xã hội học, Khảo cổ học |
2 |
Nhà sàn của người Mường (Phú Thọ) | Địa lí học, Văn hóa học, Xã hội học |
3 |
Nhà mồ của người Cơ-tu (Quảng Nam) | Địa lí học, Văn hóa học, Xã hội học |
4 |
Bàn tính gẩy truyền thống | Toán học, Văn hóa học |
Vận dụng
Hãy tìm hiểu và trình bày một số ví dụ về sự hỗ trợ của Sử học đối với khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.
Trả lời:
* Ví dụ 1: Khảo cổ học ở Gò Đá, Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4,7 thuộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Liên tục trong các năm từ 2015 – 2018, Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Viện Khảo cổ - Dân tộc học Novosibirsk thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đã tiến hành điều tra, khai quật tại các địa điểm Gò Đá, Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4,7 thuộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Về địa lý, đây là khu vực chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng Trung Bộ Việt Nam. Đây là vùng cư trú của nhóm dân tộc Ba Na với ngôn ngữ Mon-Khme. Hơn 20 địa điểm sơ bộ được xác định niên đại sơ kỳ đá cũ.
Kết quả khai quật các địa điểm Gò Đá, Rộc Tưng 1, 4 và 7 trong các năm 2016, 2017 và 2018 đã cho thấy tầng văn hóa ổn định tại các di tích này. Các nhà Khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều công cụ như công cụ chặt (chopper); công cụ mũi nhọn tam diện (triangle-shaped); công cụ ghè một mặt (uniface); ghè hai mặt (biface), đặc biệt đã phát hiện những công cụ rìu tay điển hình (hand-axe) và rất nhiều mảnh thiên thạch (tectite)
* Ví dụ 2: Kết quả khảo cổ mới ở Hang Con Moong, Mái đá Ngườm và Hoa Lộc
Di chỉ khảo cổ học hang Con Moong thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa được phát hiện từ năm 1974 và đã được khai quật nghiên cứu nhiều lần nhưng nó chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu kể từ khi một chương trình hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khảo cổ học Việt Nam và Nga được bắt đầu từ năm 2010 và kéo dài đến năm 2014.
Địa tầng hang Con Moong dày trung bình 9,5m có cấu tạo trầm tích và tổ hợp di tích, di vật khác nhau phản ánh các giai đoạn phát triển sớm muộn khác nhau. Giai đoạn sớm nhất có tuổi dự đoán vào khoảng 40.000 năm đến 70.000 năm. Giai đoạn muộn nhất vào khoảng 13.000 năm – 7.000 năm. Những tư liệu khảo cổ học phát hiện được ở hang Con Moong đã nói câu chuyện về truyền thống cư trú hang động, sự thay đổi về loại hình và kỹ thuật chế tác công cụ, sự thay đổi về hành vi văn hóa con người trước những biến động về cổ khí hậu và môi trường tự nhiên trong giai đoạn từ cuối Cách Tân sang Toàn Tân.
Trong vùng phụ cận Hang Con Moong, nhiều hang động khác đã được phát hiện và nghiên cứu như Hang Diêm, hang Mang Chiêng... đã góp thêm tài liệu quan trọng để tìm hiểu phương thức cư trú, chiến lược kiếm sống, táng thức, và đời sống tinh thần của cư dân cổ, góp phần nâng tầm giá trị lĩnh vực – văn hóa của các di tích hang động tiền sử trong khu vực. Hiện hang Con Moong đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt.