logo

Giải bài tập SGK Sử 10 Bài 18 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116 bám sát nội dung bộ sách mới Chân trời sáng tạo. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 18. Văn minh Đại Việt SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 18 ngắn nhất Chân trời sáng tạo


I. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt


1. Khái niệm văn minh Đại Việt.

Trả lời câu hỏi trang 106 SGK Lịch sử 10

Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt

Lời giải

Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn 1000 năm đấu tranh chống Bắc thuộc, được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt. Đây là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài 1000 năm.


2. Cơ sở hình thành

Trả lời câu hỏi trang 107 SGK Lịch sử 10

Nêu cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt

Lời giải

- Văn minh Đại Việt được hình thành:

+ Kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc (những di sản và truyền thống lao động đấu tranh có từ thời Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được bảo lưu và phát triển)

+ Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. 

+ Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài như văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ...

+ Lãnh thổ ngày càng được mở rộng từ Nam Quan đến Cà Mau, mở rộng từ đất liền đến biển đảo. Nền độc lập của dân tộc được bảo vệ vững chắc qua nhiều cuộc kháng chiến oanh liệt chống giặc ngoại xâm. 

+ Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự tiếp biến nhiều giá trị từ văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ để làm giàu văn minh Đại Việt.


3. Quá trình phát triển

Trả lời câu hỏi trang 108 SGK Lịch sử 10

Nêu nội dung cơ bản của quá trình phát triển văn minh Đại Việt

Lời giải

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt - Chân trời sáng tạo

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu


1. Về kinh tế

Trả lời câu hỏi trang 109 SGK Lịch sử 10

1. Thông qua Hình 18.5, em hãy nêu ý nghĩa của Lễ Tịch điền

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt - Chân trời sáng tạo

Lời giải

- Là lễ nhà vua đích thân cày ruộng nhằm khuyến khích dân chúng chăm lo việc cày cấy, phát triển nông nghiệp, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân. 

2. Quan sát hình 18.6 và đọc thông tin, em có nhận xét gì về sự phát triển thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Kể tên các đô thị lớn thời kì này còn tồn tại đến ngày nay?

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt - Chân trời sáng tạo

Lời giải

- Nhận xét về sự phát triển thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX:

- Góp phần trực tiếp tạo nên sự phồn thịnh của các quốc gia Đại Việt, nhất là ở các đô thị và cảng thị.

- Thời Lý Trần đã phổ biến việc đúc tiền kim loại, tiền giấy xuất hiện vào thời nhà Hồ. 

- Chợ địa phương và phố buôn bán ra đời, kinh đô Thăng Long là trung tâm buôn bán sầm uất. 

- Việc buôn bán với các quốc gia bên ngoài phát triển mạnh mẽ. 

- Các đô thị lớn thời kì này còn tồn tại đến ngày nay: Hội An, Sài Gòn, Hà Tiên...


2. Về chính trị

Trả lời câu hỏi trang 110 SGK Lịch sử 10

1. Nét nổi bật về chính trị của quốc gia Đại Việt là gì?

Lời giải

- Quốc gia Đại Việt là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, trong đó vua có vị trí và quyền lực tối cao. 

- Từ thế kỉ XI, thể chế nhà nước quân chủ Đại Việt ngày càng được hoàn thiện, đạt đỉnh cao nhất là vào thế kỉ XV. 

- Trong quá trình chống giặc ngoại xâm, nhà nước Đại Việt đã lập nên nhiều chiến tích vang dội.

- Từ thời Tiền Lê đã có luật pháp. Nhà Lý có bộ luật Hình thư. Nhà Trần có Hoàng triều đại điển và bộ Hình luật. Thời Lê Sơ có ban hành Luật Hồng Đức. Nhà Nguyễn ban hành Luật Gia Long.

2. Quan sát sơ đồ ở Hình 18.7, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê sơ?

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt - Chân trời sáng tạo

Lời giải

- Bộ máy nhà nước phân chia thành nhiều tầng lớp khác nhau. Trong đó, vua đứng đầu có quyền lực tối cao. Triều đình có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triều đình đến địa phương.

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ được coi là hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các đời vua trước.

3. Luật pháp ra đời tác động như thế nào đến sự phát triển của xã hội

Lời giải

- Pháp luật đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Pháp luật tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội...

- Trong xã hội phong kiến Việt Nam nó còn là cơ sở để đảm bảo trật tự, ổn định xã hội, khẳng định quyền lực tối cao của nhà vua, bảo vệ những quy tắc đạo lí trong xã hội phong kiến..

- Pháp luật góp phần ngăn ngừa những hiện tượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, đồng thời, nó cũng góp phần quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng, đảm bảo sự phát triển liên tục, kéo dài của nền kinh tế


3. Về tư tưởng, tôn giáo

Trả lời câu hỏi trang 111 SGK Lịch sử 10

Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt

Lời giải

Những thành tựu cơ bản về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt: 

- Tư tưởng yêu nước, thương dân: phát triển theo hai xu hướng dân tộc và thân dân.

 + Dân tộc: đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề cao sức mạnh toàn dân đánh giặc.

 + Nhân dân: gần dân, yêu dân. Vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. 

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên:

Tiếp tục phát triển qua việc xây dựng lăng miếu, đền đài thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, các vị tổ nghề,....

Tạo nên tinh thần cởi mở, hòa đồng tôn giáo của người Việt.

Sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng các tôn giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa, kể cả phương Tây trên cơ sở hòa nhập với tín ngưỡng cổ truyền, tạo nên một nếp sống văn hóa rất nhân văn.

- Tôn giáo:

 + Phật giáo: 

Phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý Trần. Dưới thời vua Lý Thánh Tông, Thiền phái Thảo Đường được sáng lập. Sang thời Trần, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời.

Từ thế kỉ XV, Phật giáo mất vai trò quốc giáo, song vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

 + Đạo giáo: phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến trong dân gian coi trọng, có vị trí nhất định trong xã hội. 

 + Nho giáo: Dần phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử, góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ tri thức.  Từ thế kỉ XV, Nho giáo giữ vị trí độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. 

=> Các tín ngưỡng và tôn giáo Đại Việt có sự hòa đồng, ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của nhân dân. 


4. Giáo dục và văn hóa

Trả lời câu hỏi trang 113 SGK Lịch sử 10

Theo em, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương nói lên điều gì?

Lời giải

- Sự xuất hiện của chữ Nôm khẳng định người Việt đã có chữ viết, ngôn ngữ riêng của mình. 

- Chữ Nôm ra đời đã thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự lập, tự cường của dân tộc. - Làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, văn học dân tộc ngày càng phát triển. Là cơ sở để xuất hiện thêm nhiều thể loại văn học mới, như: ca trù, diễn ca, truyện thơ lục bát, song thất lục bát và truyện thơ luật Đường


5. Khoa học

Trả lời câu hỏi trang 114 SGK Lịch sử 10

Hãy nêu những thành tựu khoa học của văn minh Đại Việt

Lời giải

Lĩnh vực

Thành tựu

Sử học

Nhà Trần thành lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn thành lập Quốc sử quán.

Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí tục biên, Đại Việt sử kí toàn thư,...

 

Địa lí học

Dư địa chí (Nguyễn Trãi, thời Lê sơ)

Hồng Đức bản đồ sách (thời Lê Thánh Tông)

Đại Nam nhất thống trí (Quốc sử quán triều Nguyễn).

 

Toán học

Các tác phẩm Lập thành toán pháp (Vũ Hữu), Đại thành toán pháp,...

Quân sự

Nhà Hồ đã chế tạo được súng thần cơ. 

Nhà Tây Sơn chế tạo được các loại đại pháo, hỏa pháo, các loại chiến thuyền gắn nhiều đại bác. 

Nhà Nguyễn xây thành quách theo kiến trúc vô-băng với các công trình nổi bật như Kinh thành Huế, thành Hà Nội,....

Tư tưởng và nghệ thuật quân sự đặc sắc có "tiên phát chế nhân" (Lý Thường Kiệt), "tâm công" (Nguyễn Trãi),...

 

Y học

Tuệ Tĩnh viết Nam dược thần hiệu

Chu Văn An viết Y học yếu giải tập chú di biên,...

 


6. Nghệ thuật

Trả lời câu hỏi trang 115 SGK Lịch sử 10

Nêu những thành tựu chủ yếu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt

Lời giải

- Âm nhạc:

+ Phát triển với nhiều thể loại: múa rối nước, ca đối đáp, hát ví giặm, tuồng chèo, quan họ, ngâm thơ, ả đảo...Từ thời Lê, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng, gắn liền với quốc thể.

+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm: Lễ Tịch điền, Hồi thề Minh Thệ,…đã trở thành truyền thống chung của các cộng đồng dân tộc Việt Nam.

- Kiến trúc

+ Phát triển mạnh dưới thời Lý Trần. 

+ Cung điện, lâu đài, thành quách và chùa tháp được xây dựng với quy mô lớn, kiến trúc bề thế và vững chãi từ thời Lê sơ, 

+ Nhiều công trình tiêu biểu là Hoàng Thành Thăng Long, thành nhà Hồ,...Những ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ, chùa Báo Quốc,....

- Điêu khắc: 

+ Điêu khắc trên đá, gốm rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những nét đẹp trong nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc và Chăm-pa. 

+ Điêu khắc gỗ phát triển, các bực chạm gỗ ở đình làng, tượng Phật chạm trổ chi tiết, mềm mại. Nghệ thuật tạc tượng đạt trình độ điêu luyện. 


III. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam


1. Ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt

Trả lời câu hỏi trang 116 SGK Lịch sử 10

Nêu ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt

Lời giải

- Ưu điểm:

+ Văn minh Đại Việt là nền văn minh nông nghiệp lúa nước mang đậm bản sắc dân tộc với tinh thần chủ đạo là yêu nước, nhân ái, hòa hợp với tự nhiên, hòa hợp giữa người với người, giữa làng với nước. 

+ Văn minh Đại Việt đã phát triển đến độ cao những gì có thể đạt được của một nền văn minh nông nghiệp. 

 - Nhược điểm:

+ Yếu tố đô thị nhìn chung mờ nhạt.

+ Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và gắn liền với nó là những lệ làng tạo nên tính thụ động, khéo kín, thiếu tính đột phá, sáng tạo, tinh thần hội nhập. 


2. Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Trả lời câu hỏi trang 116 SGK Lịch sử 10

Văn minh Đại Việt đã kế thừa những gì từ văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Lời giải

+ Kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc.

+ Xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX với sự trưởng thành của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 116 SGK Lịch sử 10

1. Nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt và cho biết, đối với em thành tựu nào ấn tượng nhất. Vì sao?

Lời giải

Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt:

* Về kinh tế:

Nông nghiệp: 

+ Cây trồng chính là lúa nước, khuyến khích sản xuất nông nghiệp qua lễ Tịch điền đầu năm. 

+ Nhà nước đặt chức Hà đê sứ để khuyến khích, Khuyến nông sứ để chăm lo việc đê điều, trị thủy. Công cuộc khai phá đất hoang được chú trọng.

+ Thủ công nghiệp: nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển, nhiều nghề mới ra đời. 

+ Một số làng, phường thủ công chuyên nghiệp xuất hiện. 

+ Nghề đóng tàu, thuyền ra đời sớm và đạt trình độ cao.

- Thương nghiệp: góp phần trực tiếp tạo nên sự phồn thịnh của các quốc gia Đại Việt, nhất là ở các đô thị và cảng thị. 

+ Thời Lý Trần đã phổ biến việc đúc tiền kim loại, thời nhà Hồ đã có tiền giấy. Kinh đô Thăng Long là trung tâm buôn bán sầm uất. Thăng Long thời Lý Trần có 61 phố phường. 

+ Thời Lê Sơ sắp xếp thành 36 phố phường, việc bán với các nước Trung Quốc và ĐNA phát đạt. 

+ Từ thế kỉ XVI-XVIII, Đại Việt mở rộng buôn bán với Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Pháp,....qua các trung tâm ở Thăng Long, Phố Hiến (thuộc Đàng Ngoài), Thanh Hà, Hội An, Sài Gòn, Đồng Nai, Mỹ Tho, Hà Tiên (thuộc Đàng Trong). 

* Về chính trị: 

- Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền với vai trò tối cao của nhà vua, phát triển từ thế kỉ XI và hoàn thiện, đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XV. 

=> Sự hoàn thiện bộ máy nhà nước là một bước trưởng thành về văn minh chính trị của quốc gia Đại Việt. 

- Nhà nước phong kiến Đại Việt đã lãnh đạo thành công nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược như chống Tống, chống Mông,...

- Luật Hồng Đức mang đậm tính dân tộc, có những điểm tiến bộ về mặt kĩ thuật lập pháp, được xem là bộ luật tiến bộ nhất thời phong kiến Việt Nam. 

* Về tư tưởng, tôn giáo:

- Tư tưởng yêu nước, thương dân phát triển theo hai xu hướng dân tộc và thân dân.

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên:

- Xây dựng lăng miếu, đền đài thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, các vị tổ nghề,....

- Sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng các tôn giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa, kể cả phương Tây trên cơ sở hòa nhập với tín ngưỡng cổ truyền, tạo nên một nếp sống văn hóa rất nhân văn.

* Tôn giáo: 

- Phật giáo:  Phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý Trần. Sang thời Trần, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời. Từ thế kỉ XV, mất vai trò quốc giáo, song vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

- Đạo giáo: phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến trong dân gian coi trọng, có vị trí nhất định trong xã hội. 

- Nho giáo: dần phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử. Từ thế kỉ XV, Nho giáo giữ vị trí độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ tri thức.

* Về giáo dục, văn học:

- Giáo dục: nhà Lý mở khoa thi đầu tiên năm 1075 để tuyển chọn nhân tài, xây dựng Quốc Tử Giám là nơi học tập cho con em quý tộc quan lại. Nhà Trần lập Quốc học viện. Đến thời Lế sơ, nền giáo dục và thi cử ngày càng quy củ. Con em bình dân ưu tú cũng được đi học, đi thi. Có nhiều bậc hiền tào như Chu Văn An, Nguyễn Trãi,...

- Chữ viết: Đề cao chữ Nôm bên cạnh chữ Hán. Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời từ sự cải tiến bảng chữ cái La tinh và phát triển thành chữ viết chính thức ngày nay của Việt Nam.

- Văn học: văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm, văn học dân gian, thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khát vọng hòa bình, tự do,...

* Về khoa học:

- Sử học: Nhà Trần thành lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn thành lập Quốc sử quán. Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí tục biên, Đại Việt sử kí toàn thư,...

- Địa lí học: Những công trình tiêu biểu có Dư địa chí (Nguyễn Trãi, thời Lê sơ), Hồng Đức bản đồ sách (thời Lê Thánh Tông), Đại Nam nhất thống trí (Quốc sử quán triều Nguyễn).

- Toán học: Các tác phẩm Lập thành toán pháp (Vũ Hữu), Đại thành toán pháp,...

- Khoa học quân sự: Nhà Hồ đã chế tạo được súng thần cơ. Nhà Tây Sơn chế tạo được các loại đại pháo, hỏa pháo, các loại chiến thuyền gắn nhiều đại bác. Nhà Nguyễn xây thành quách theo kiến trúc vô-băng với các công trình nổi bật như Kinh thành Huế, thành Hà Nội,.... Tư tưởng và nghệ thuật quân sự đặc sắc có "tiên phát chế nhân" (Lý Thường Kiệt), "tâm công" (Nguyễn Trãi),...

- Y học: các danh y vừa lo việc chữa bệnh, cứu người, vừa biên soạn nhiều bộ y thư có giá trị như: Tuệ Tĩnh viết Nam dược thần hiệu, Chu Văn An viết Y học yếu giải tập chú di biên,...

* Về nghệ thuật:

- Âm nhạc: Phát triển với nhiều thể loại: múa rối nước, ca đối đáp, hát ví giặm, tuồng chèo, quan họ, ngâm thơ, ả đào, hát xẩm. Từ thời Lê, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng gắn liền với quốc thể.  Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm như Lễ tịch điền, Hội thề Minh Thệ, Giỗ tổ Hùng Vương, Hội Gióng,...

- Kiến trúc: Phát triển mạnh dưới thời Lý Trần. Từ thời Lê sơ, cung điện, lâu đài, thành quách và chùa tháp được xây dựng với quy mô lớn, kiến trúc bề thế và vững chãi

=> Nhiều công trình tiêu biểu là Hoàng Thành Thăng Long, thành nhà Hồ,...Những ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ, chùa Báo Quốc,....

- Điêu khắc: trên đá, gốm rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, điêu khắc gỗ phát triển, các bực chạm gỗ ở đình làng, tượng Phật chạm trổ chi tiết, mềm mại. 

* Thành tựu ấn tượng nhất với em là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:

  Xuất phát từ mạch nguồn dân tộc, từ sự tôn vinh những nhân vật lịch sử có công dựng nước đã tạo lập ra một quốc gia, dân tộc. Nên tất cả những người dân đất Việt đều có ý thức tôn thờ các vua Hùng là vị vua Thủy Tổ, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

2. Trong các thành tựu nổi bật của văn minh Đại Việt, thành tựu nào còn phát huy giá trị trong đời sống hiện nay? Cho ví dụ minh họa.

Lời giải

Những thành tựu của văn minh Đại Việt còn phát huy giá trị trong đời sống hiện nay là:

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên vẫn tiếp tục được duy trì ở các gia đình và trên cả nước.

+ Phật giáo: các triết lí của Phật giáo được nhân dân ta duy trì nhằm hướng con người đến điều thiện; thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được đông đảo nhân dân sùng mộ.

+ Giáo dục: được Đảng và Nhà nước coi là “quốc sách hàng đầu”, quan tâm đầu tư cho giáo dục nhằm phát triển nhân tài cho đất nước.

+ Các tác phẩm văn học thời văn minh Đại Việt giúp cho thế hệ ngày nay hiểu hơn về những giai đoạn lịch sử của dân tộc, bòi dưỡng lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

+ Các thành tựu về khoa học và nghệ thuật tiếp tục được kế thừa và phát huy.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 116 SGK Lịch sử 10

Hãy tìm hiểu và giới thiệu sự phát triển của làng gốm Bát Tràng và làng nghề gốm của người Chăm ở Việt Nam.

Lời giải

Làng gốm Bát Tràng

Thế kỷ 15 và 16 được ghi nhận là thời kỳ mới thành lập làng gốm sứ và cũng là thời điểm phát triển rực rỡ của làng gốm Bát Tràng. Sang đến thế kỷ 16 – 17, với sự xuất hiện và giao lưu các sản phẩm của các nước Tây Âu cùng sự ra đời của nhà Minh bên Trung quốc kết hợp với xách cấm tư nhân buôn bán nước ngoài nên việc xuất khẩu đồ gốm sứ Bát Tràng  càng được phát triển hơn.

Thế kỷ 15 – 17 được coi là giai đoạn phát triển vượt bậc nhất của làng gốm sứ Ấm Chén Bát Tràng trong đó xuất khẩu là 1 đặc điểm đáng chú ý. Với ưu điểm thuận lợi đường thủy tiện lưu thông với các nước lớn như Nhật, Trung, các nước đông nam á đến tận các nước Tây Âu cùng nhiều nước khác trên toàn thế giới.

Thời kỳ suy thoái của các sản phẩm gốm sứ được đánh dấu bởi sự dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán với nước ngoài của nhà Thanh. Chính điều này khiến nước ta bị cạnh tranh và từ đó hạn chế tiếp cận thị trường các nước khác. Tại Nhật Bản thì kỹ thuật chế tạo gốm sứ của họ cũng có sự phát triển vượt bậc nên nhu cầu nhập khẩu gốm sứ từ Việt Nam cũng kém đi.

Làng nghề gốm của người Chăm ở Việt Nam – làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận)

- Nằm ở ven quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, Làng gốm bàu Trúc Ninh Thuận thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Ngôi làng này là một trong số những ngôi làng cổ nhất ở Đông Nam Á. Đồng thời cũng là làng duy nhất làm gốm hoàn toàn bằng tay. Cùng với làng dệt Mỹ Nghiệp, làng gốm Chăm Bàu Trúc cùng nằm trong chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của người Chăm trở thành điểm du lịch Ninh Thuận nổi tiếng.

- Điểm đặc biệt của nghề làm gốm ở Bàu Trúc đó chính là phương pháp làm gốm thủ công, mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc. Ở nhiều làng nghề, người ta thường dùng các bàn xoay để nặn gốm. Tuy nhiên ở đây, các nghệ nhân gốm dùng chính đôi tay khéo léo của mình để tạo nên những sản phẩm tuyệt vời.

- Sản phẩm gốm Bàu Trúc hiện không chỉ là một mặt hàng truyền thống mà còn vươn ra các thị trường quốc tế trong khi một số làng nghề thủ công truyền thống của Ninh Thuận còn đang gặp những rào cản trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay, gốm Chăm Bàu Trúc được trưng bày tại California, Texas và Arizona thu hút đông đảo khách đến tham quan, tìm hiểu và mua hàng.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Sử 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 27/09/2022