logo

Giải bài tập SGK Sử 10 Bài 7 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn Sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43 bám sát nội dung bộ sách mới Chân trời sáng tạo. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn

Bài 7. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 7 ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Yêu cầu cần đạt

Phân tích được cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa thời cổ – trung đại. Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của nền văn minh này.


I. Cơ sở hình thành


1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

Trả lời câu hỏi trang 35 SGK Lịch sử 10

Nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên nào?

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại - Chân trời sáng tạo

Lời giải

Điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ-trung đại:

- Trung Quốc có vị trí tại phía đông bắc Châu Á, địa hình nhiều đồi núi và cao nguyên. 

- Quốc gia này được bồi đắp phù sa màu mỡ bởi 2 con sông lớn là Hoàng Hà và Trường Giang, thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp. 

- Từ thời nguyên thủy, trên lưu vực sông Hoàng Hà đã sớm xuất hiện các bộ lạc đến trú ngụ, hình thành nên tộc Hoa Hạ. 

- Qua thời gian, dân tộc Hoa Hạ đã mở rộng nơi sinh sống xuống phía nam, dần dần đồng hóa cư dân bản địa. 

- Sau thời điểm Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, tộc Hoa Hạ đã phát triển và dần trở thành một dân tộc ổn định vào thời Hán. Bởi vậy, dân tộc này còn có tên gọi khác là Hán tộc.


2. Sự phát triển kinh tế

Trả lời câu hỏi trang 36 SGK Lịch sử 10

Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại có phải là nền văn minh nông nghiệp không? Theo em, Hình 7.2 nói lên điều gì?

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại - Chân trời sáng tạo

Lời giải

Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại là một nền văn minh nông nghiệp vì:

- Đất nước Trung Hoa có lợi thế về điều kiện tự nhiên: phù sa từ các con sông lớn, khí hậu thích hợp, đất đai màu mỡ,...

- Người Hoa Hạ có kiến thức về các loại cây trồng, họ trồng đa dạng các loại cây như: kê, dây, lúa mì...

- Những thành tựu kỹ thuật canh tác, công cụ làm nông sớm xuất hiện và phát triển. 

Theo em, Hình 7.2 là thể hiện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của người dân Trung Quốc. Từ đó chứng tỏ rằng văn minh Trung Hoa là nền văn minh nông nghiệp. 


3. Điều kiện chính trị xã hội

Trả lời câu hỏi trang 37 SGK Lịch sử 10

Điều kiện chính trị - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại?

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại - Chân trời sáng tạo

Lời giải

- Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, hình thành một xã hội mới có sự phân hóa giai cấp rõ rệt vào khoảng cuối thế kỉ XXI TCN. 

- Bộ máy nhà nước được xây dựng theo mô hình quân chủ chuyên chế từ các triều đại ban đầu là Hạ, Thương, Chu 

- Năm 221 TCN, vào thời Tần, chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc. 

- Thể chế quân chủ chuyên chế được xây dựng và củng cố qua các triều đại từ Tần đến Minh, Thanh.


II. Thành tựu văn minh tiêu biểu


1. Chữ viết

Trả lời câu hỏi trang 37 SGK Lịch sử 10

Vì sao nói chữ viết là thành tựu văn minh có ý nghĩa quan trọng của người Trung Quốc?

Lời giải

Chữ viết là thành tựu văn minh có ý nghĩa quan trọng của người Trung Quốc vì:

- Sự xuất hiện của chữ viết ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Hoa.

- Tác động không nhỏ tới các nước lân cận như: Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.


2. Văn học

Trả lời câu hỏi trang 38 SGK Lịch sử 10

1. Theo em, những câu thơ trong bài “Chặt gỗ đàn” nói lên điều gì về xã hội cổ đại Trung Quốc?

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại - Chân trời sáng tạo

Lời giải

Bài thơ “Chặt gỗ đàn” phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc cổ đại một cách chân thực:

- Sự vất vả của người lao động khi họ phải làm những công việc nặng nhọc từ ngày này qua ngày khác như: đẵn gỗ, kéo ra sông, làm trục xe rồi làm bánh xe,...

- Thể hiện tinh thần phản kháng của người dân bằng những lời mỉa mai, lên án sự bóc lột dã man và cảnh giàu sang của giai cấp thống trị. 

2. Thơ Đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời kì trung đại như thế nào? Em hãy cho ví dụ cụ thể.

Lời giải

Thơ Đường đã có tác động rất lớn đến văn học Việt Nam thời trung đại:

- Cách đọc Hán Việt của người Việt ảnh hưởng từ ngữ âm tiếng Hán thời Đường..

- Hệ thống thi cử ở nước ta vào khoa thi Giáp Thìn (1304) đã đưa thơ Đường vào và từ đó trở đi môn thi thơ Đường luật là môn thi luôn có trong các kì thi.

- Việc làm thơ Đường luật không chỉ xuất hiện trong sáng tác văn chương mà còn ở trong việc học nghề, thi cử và đỗ đạt.

Ví dụ cụ thể: ‘bài thơ Chu công phụ Thành vương đổ của Nguyễn Trãi.


4. Khoa học kĩ thuật

Trả lời câu hỏi trang 39 SGK Lịch sử 10

1. Vì sao người Trung Quốc sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch pháp

Lời giải

Sở dĩ người Trung Hoa sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch pháp vì:

- Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, những tri thức về Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời từ rất sớm, xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đó.  

- Người phương Đông sớm quan sát thời tiết, bầu trời. Bởi thế, họ biết tới sự chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời. Nhờ đó, họ sáng tạo nên lịch (có 365 ngày/năm, được chia thành 12 tháng).

- Người nông dân cần tính chu kì thời gian, mùa, cần phải biết năm nào có mùa mưa, mùa khô. Họ tính thời gian qua năm, tháng, tuần, ngày.

- Những thành tựu Thiên văn học và Lịch pháp của Trung Quốc được lưu truyền và áp dụng cho đến ngày nay.  

2. Thế giới đã kế thừa những phát minh kĩ thuật nào của người Trung Quốc thời cổ - trung đại?

Lời giải

Thế giới đã kế thừa các phát minh sau của người Trung Quốc thời cổ - trung đại:

- Bốn phát minh quan trọng của người Trung Quốc: kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật in, thuốc súng và la bàn.

- Những phát minh này được giới thiệu, truyền bá đến các nước trên thế giới và được phát triển, ứng dụng rộng rãi.


5. Nghệ thuật

Trả lời câu hỏi trang 41 SGK Lịch sử 10

Nêu những nét độc đáo của nghệ thuật Trung Hoa cổ - trung đại

Lời giải

- Kiến trúc: Người Trung Quốc đề cao sự cân xứng, sự hòa hợp với tự nhiên và chiều sâu trong bố cục xây dựng công trình.

Ví dụ nổi bật: Kinh đô Trường An, Lăng Ly Sơn,…

- Điêu khắc: Nghệ thuật chạm trổ trên đồ ngọc và đá quý được xem là nét tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa.

- Hội họa: Hội họa Trung Hoa rất đa dạng với nhiều đề tài khác nhau như đời sống cung đình, tôn giáo, cảnh vật,…

Lối vẽ tranh thủy mặc được hoàn thiện và nâng cao từ thời Đường, sau đó trở thành nghệ thuật truyền thống độc đáo.

- Âm nhạc: Trung Quốc là “đất nước của nhạc lễ” với bộ Kinh Thi tiêu biểu gồm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng, Sở Từ,….


6. Tư tưởng, tôn giáo

Trả lời câu hỏi trang 42 SGK Lịch sử 10

Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng và tôn giáo của văn minh Trung Hoa

Lời giải

- Các thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành giải thích thế giới và sự biến động của sự vật thông qua những yếu tố vật chất để

- Nho gia: gồm các nội dung về triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục do Khổng Tử sáng lập. Sau thời Hán Vũ Đế, Nho gia trở thành học thuyết chính trị chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế Trung Quốc.

- Pháp gia: đối lập với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương “pháp trị”, coi nhẹ “lễ trị”. Nhân vật tiêu cho cho môn phái này là Hàn Phi Tử - một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng.

- Hàn Phi Tử cho rằng trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa.

- Mặc gia: ra đời khoảng giữa thế kỉ V TCN đến giữa thế kỉ IV TCN. Người đề xướng là Mặc Tử. Tư tưởng triết học cốt lõi của Mặc gia là nhân và nghĩa. Mặc Tử còn là người chủ trương “thủ thực hư danh” (lấy thực đặt tên).

- Đạo gia và Đạo giáo: cốt lõi cơ bản của Đạo giáo là tư tưởng thần tiên. Giáo này cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng sinh, lạc sinh.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 43 SGK Lịch sử 10

Lập bảng thống kê những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại và nêu ý nghĩa của những thành tựu đó

Lời giải

Lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

Văn hóa 

Chữ viết, giấy viết

- Ảnh hưởng đến sự phát triển mọi mặt của đời sống nhhwu:  chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học- nghệ thuật Trung Quốc.

- Có vị trí quan trọng trong sự phát triển giáo dục. 

 

Khoa học – Kỹ thuật

Thiên văn học, Lịch pháp Tính được lịch, xác định thời gian cho vụ mùa để gieo trồng, thu hoạch; tính toán trong sản xuất, xây dựng, mua bán
Y học Đề ra nguyên tắc và phương pháp chữa trị: kĩ thuật châm cứu, bấm huyệt, hệ thống đơn thuốc Trung y
Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng

- Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.

- Có giá trị và ảnh hưởng to lớn  trên thế giới

Tư tưởng, tôn giáo

Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo Tác động nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc, điêu khắc.

Kiến trúc, điêu khắc

Các công trình kiến trúc Thể hiện tài năng và sức sáng tạo vô biên của con người

Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 43 SGK Lịch sử 10

Em hãy chọn một trong bốn phát minh kĩ thuật của Trung Quốc cổ - trung đại và soạn một bài thuyết trình về tầm quan trọng của phát minh đó đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại

Lời giải

La bàn có ý nghĩa to lớn các cuộc phát kiến địa lí ở châu Âu

- Sự hình thành của la bàn: vào thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã nhận biết được từ tính của đá nam châm. Đến thế kỉ I TCN thì họ lại phát hiện được khả năng định hướng của nó. Tuy nhiên, đến mãi thế kỉ XI, người Trung Quốc mới biết dùng sắt mài đồ để chế thành kim chỉ hướng cho la bàn. 

- Lúc đầu la bàn vốn chỉ là miếng sắt có từ tính xâu qua cọng rơm thả nổi trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ để ở chỗ kín gió.

- Người Trung Quốc đã ứng dụng la bàn vào nghề hàng hải. Nhờ đó, ngành nghề này ở Trung Quốc được phát triển mạnh mẽ. 

- Đầu thế kỉ XII, kỹ thuật chế tạo la bàn được giới thiệu, truyền bá sang châu Âu. Người châu Âu đã cải tiến la bàn để sử dụng nó trong công cuộc phát kiến địa lý sau này.  

>>> Xem thêm: Soạn Sử 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 27/09/2022