Câu hỏi: Giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại?
Trả lời:
Những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại:
- Điều kiện tự nhiên và dân cư: Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở tây-bắc Ấn. Đông nam và tây nam Ấn Độ giáp Ấn Độ dương. Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn. Nền văn minh Ấn Độ thời cổ đại gồm cả vùng đất ở các nước Ấn Độ, Pakixtan, Nêpan, Bănglađét ngày nay. Về cư dân, người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người Đraviđa. Ngày nay những người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ. Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có nhiều tộc người Aria tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn. Sau này, trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Arập, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều dòng máu.
- Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dần xuất hiện và từng bước phát triển.
- Xã hội: Chế độ đẳng cấp Vác-na với bốn đẳng cấp chính: Bra-ma ( tăng lữ- quý tộc), Ksa-tri-a ( vương công- vũ sĩ), Vai-si-a ( nông dân, thương nhân, thợ thủ công), Su-đra ( nô lệ).
- Chính trị: Mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.