Hướng dẫn Giải bài tập SGK Sử 10 [Kết nối tri thức] đầy đủ, chi tiết nhất, bám sát nội dung kiến thức SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức, giúp các em học tốt hơn.
Mục lục Giải bài tập SGK Sử 10 Kết nối tri thức
Soạn Sử 10 Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử - Kết nối tri thức
Soạn Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học - Kết nối tri thức
Soạn Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Kết nối tri thức
Soạn Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ trung đại - Kết nối tri thức
Soạn Sử 10 Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Kết nối tri thức
Soạn Sử 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Kết nối tri thức
Soạn Sử 10 Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại - Kết nối tri thức
Soạn Sử 10 KNTT Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Soạn Sử 10 KNTT Bài 12: Văn minh Đại Việt
Soạn Sử 10 KNTT Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
--------------------------------
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội được xây dựng trong thời gian từ năm 1898 đến năm 1902. Trong suốt hơn một thế kỉ qua, cây cầu này đã "chứng kiến" nhiếu sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước. Cây cầu này chính là một hiện vật lịch sử. Việc khai thác thông tin từ những hiện vật như vậy có ý nghĩa như thế nào trong nghiên cứu lịch sử?
Trả lời:
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội được xây dựng trong thời gian từ năm 1898 đến năm 1902. Trong suốt hơn một thế kỉ qua, cây cầu này đã "chứng kiến" nhiếu sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước. Cây cầu này chính là một hiện vật lịch sử. Việc khai thác thông tin từ những hiện vật như vậy có ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử giúp con người nắm được những gì đã diễn ra trong quá khứ trên nguyên tắc khách quan, tôn trọng sự thật lịch sử.
Câu 1. Em hiểu câu nói của Ét-uốc Ha-lét Ca trong Tư liệu 1 như thế nào?
Trả lời:
Ý nghĩa câu nói của Ét-uốc Ha-lét Ca: giữa hiện thưc lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, do đó nhà sử học luôn phải “tương tác” với sự thật lịch sử để không ngừng khám phá về sự thật lịch sử. Khám phá hay tìm hiểu cái gì, tìm hiểu thế nào về sự thật lịch sử trong quá khứ xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người trong xã hội hiện đai. Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử chính là cách con người trong xã hội hiện tại trò truyện, “đối thoại” với quá khứ.
Câu 2. Dựa vào Tư liệu 2 (tr.7), hãy cho biết hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử, hình ảnh nào thể hiện nhận thức lịch sử?
Hình 2,3 là chứng cứ xác thực của hiện thực lịch sử; hình 4 là một trong những cách người đời sau thể hiện kết quả nhận thức của họ về hiện thực lịch sử.
Câu 3. Khai thác Tư liệu 3 (tr.8), em hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong nội dung 2 tấm bia. Theo em, vì sao có sự khác nhau đó?
- Điểm giống nhau giữa 2 tư liệu:
+ Cùng phản ánh về một sự kiện: cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
+ Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Ma-gien-lăng, La-pu-la-pu.
- Điểm khác nhau:
+ Tư liệu a: Ma-gien-lăng chỉ huy quân đội xâm lược; Sự kiện đó là cuộc xâm lược đầu tiên của thực dân châu Âu đến Phi-lip-pin; Nội dung tấm bia trong Hình 5 là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của người dân địa phương dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh La-pu-la-pu.
+ Tư liệu b: Ma-gien-lăng chỉ huy đoàn thủy thủ thực hiện phát kiến địa lí; Sự kiện đó là cuộc phát kiến địa lí vĩ đại – lần đầu tiên con người đi vòng quanh thế giới bằng đường biển; Nội dung tấm bia trong Hình 6 đơn giản là cuộc đụng độ giữa đoàn thám hiểm với người dân địa phương dưới sự lãnh đạo của La-pu-la-pu.
+ Lí do có sự khác nhau đó: mục đích phản ánh; thái độ, thế giới quan,… của những người tìm hiểu, nghiên cứu về sự kiện lịch sử là khác nhau.
a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học
Câu 1. Nêu khái niệm Sử học.
Trả lời:
Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
Câu 2. Trình bày về đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. Nêu ví dụ cụ thể.
Trả lời
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.
Chức năng của Sử học:
- Khoa học:
+ Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
+ Rút ra bản chất của quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển của lịch sử.
- Xã hội:
+ Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
- Nhiệm vụ:
+ Nhận thức: Cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.
+ Giáo dục: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau, góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái,…
+ Dự báo: Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm,…Sử học góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại.
b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học
Câu 1. Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính nào của nhà sử học?
Trả lời
Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử của nhà sử học (thà chết để bảo vệ nguyên tắc trung thực, khách quan; kiên quyết tôn trọng sự thật lịch sử, không xuyên tạc sự thật cho dù bị đe dọa như thế nào).
Câu 2. Khai thác Tư liệu 4 giúp em biết được điều gì trong khi nghiên cứu lịch sử?
Trả lời
Nội dung Tư liệu 4: Bên cạnh việc đảm bảo nguyên tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu lịch sử (Tư liệu 4.1), nhà sử học vẫn luôn phải chịu tác động từ những yếu tố khác nhau như hệ tư tưởng, tôn giáo, quốc gia, dân tộc, gia đình, hiểu biết và phương tiện nhận thức của họ (Tư liệu 4.2). Vì vậy, sự khách quan, trung thực của nhà sử học vẫn mang tính chủ quan nhất định của người nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà sử học tuyệt đối không được che dấu hoặc xuyên tạc sự thật lịch sử vì bất cứ mục đích nào.
Câu 3. Phân tích ý nghĩa một số nguyên tắc cơ bản của Sử học?
Trả lời
Một số nguyên tắc cơ bản của Sử học:
- Khách quan: tái hiện hiện thực lịch sử, đưa lại nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cây và là nguyên tắc quan trọng nhất của Sử học.
- Trung thực: tôn trọng sự thật lịch sử, tái hiện nó một cách chân thực dựa trên nguồn sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tác sự thật lịch sử.
- Nhân văn, tiến bộ:
+ Giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những bài học hữu ích trong cuộc sống.
+ Không kích động hận thù, kì thị, xung đột, sử học phải góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
c. Các phương pháp cơ bản của Sử học
Hãy nêu một số phương pháp cơ bản của Sử học.
Trả lời
Một số phương pháp cơ bản của Sử học:
- Phương pháp lịch sử:
+ Là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó.
+ PP đòi hỏi khi xem xét, mô tả, khôi phục sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, tránh suy diễn, hiện đại hóa lịch sử.
- Phương pháp logic: Là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong các sự vật, hiện tượng, từ đó nhận thức được bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiên tượng.
- Phương pháp lịch đại và đồng đại:
+ Lịch đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử theo trình tự thời gian trước – sau, quá khứ - hiện tại (mối liên hệ dọc).
+ Đồng đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang).
- Phương pháp liên ngành: vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau (KHXH&NV, KHTN, công nghệ).
d. Các nguồn sử liệu
Câu 1. Kể tên một số loại hình sử liệu.
Trả lời
- Căn cứ vào hình thức: sử liệu hiện vật, sử liệu truyền miệng, sử liệu chữ viết, sử liệu hình ảnh, sử liệu đa phương tiện (phim, băng, đĩa).
- Căn cứ vào tính chất: sử liệu trực tiếp (sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp), sử liệu gián tiếp (sử liệu thứ cấp, sử liệu phát sinh).
- Các loại hình sử liệu cung cấp thông tin với độ tin cậy khác nhau, tùy thuộc vào mục đích truyền tin và kênh cung cấp thông tin.
Câu 2. Đóng vai một nhà sử học, em hãy khai thác và phân tích những thông tin sử liệu trong các hình 10 - 12 (tr.13) thông qua việc vận dụng một số phương pháp cơ bản của sử học.
Trả lời
+ Hình 10: Đây là dạng sử liệu kép (sử liệu gốc và sử liệu hiện vật). Những chiếc lá đề (chất liệu bằng gốm nung) chính là phần đầu của những viên ngói dùng để lợp mái cung điện tại Hoàng Thành Thăng Long thời Lý.
+ Hình 11: Đây là dạng sử liệu kép (sử liệu gốc và sử liệu chữ viết).
+ Hình 12: Đây là sử liệu gốc, vừa là sử liệu chữ viết, vừa là sử liệu hiện vật.
Câu 1. Lịch sử là gì? Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
Trả lời
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau. Khái niệm “lịch sử” được hiểu theo hai nghĩa:
+ Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chỉ có thể hiểu, nhận thức và trình bày, tái hiện lịch sử theo những cách khác nhau chứ không thể thay đổi hiện thực lịch sử.
+ Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau: kể chuyện, ghi chép, nghiên cứu, trình bày,...
- Ví dụ phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử: Khi em soi gương hoặc chụp ảnh
+ Soi gương: bản thân em là hiện thực lịch sử, hình ảnh của em ở trong gương là nhận thức lịch sử.
+ Chụp ảnh: tấm ảnh là nhận thức lịch sử.
+ Hình trong gương và tấm ảnh dù có tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh được, ghi lại được bản thân em trong một khoảnh khắc, một góc nhìn nào đó, chứ không cho biết được đầy đủ thông tin về con người và cuộc sống của em.
Câu 2. Làm thế nào để tái hiện được một sự kiện lịch sử?
Trả lời
Để tái hiện được một sự kiện lịch sử cần:
+ Đặt câu hỏi để khai thác.
+ Tái hiện về sự kiện.
+ Chỉ ra các nguồn sử liệu cần tìm kiếm, các phương pháp cần vận dụng trong quá trình tái hiện.
Câu 1. Sưu tầm một số tư liệu có liên quan đến quá khứ, gia đình, quê hương em và viết đoạn văn ngắn giới thiệu về những tư liệu đó. Thông qua những tư liệu đó, em biết được điều gì về gia đình, quê hương em trong quá khứ. Cho biết cảm nhận, cảm xúc của em khi biết được những điều này?
Trả lời
- Tư liệu sưu tầm được về Hà Nội: Hà Nội xưa thường được gọi với cái tên là Thăng Long - Kẻ Chợ cũng bởi vì mảnh đất ngàn năm văn hiến chính là nơi hội tụ các ngành nghề lớn nhỏ, nơi họp chợ và là thị trường buôn bán lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Trong các khu chợ xưa ở Thăng Long thì chợ Đồng Xuân được xem là khu chợ to và vui nhất thời đó. Được xây dựng từ thời phong kiến nhà Nguyễn, tính đến nay chợ Đồng Xuân được xem là một trong những ngôi chợ có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Là một trong những căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp đắc lực của Hà Nội, sau ngày giải phóng thủ đô, chợ Đồng Xuân được cho xây dựng lại và trở thành ngôi chợ lớn nhất tại Hà Nội. Tuy nhiên, vào năm 1994 một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra làm thiêu trụi hầu hết những gian hàng trong chợ. Đây được xem là vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội cho đến tận ngày nay. Sau vụ hỏa hoạn, chợ được UBND TP Hà Nội cho xây dựng lại trên cơ sở bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc cổ khu vực mặt tiền chợ. Ngày nay, chợ Đồng Xuân được biết đến là khu chợ buôn bán sầm uất nhất nhì Việt Nam và là chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho tỉnh thành phía Bắc. Dù là báng sỉ hay bán lẻ thì giá cả ở chợ cũng rất phải chăng và không quá đắt đỏ. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho du khách thường xuyên lựa chọn chợ Đồng Xuân là nơi ghé đến để mua quà cho bạn bè và người thân mỗi khi có dịp thăm Hà Nội. Nhà văn Băng Sơn đã từng nói: “Ai có dịp về Hà Nội, nếu chưa đi chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một góc bé, hoặc chưa đến Hà Nội”. Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà Thành, chợ Đồng Xuân còn là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần lâu đời của người dân Thăng Long xưa, trở thành một trong những điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi đến Hà Nội.
- Qua tư liệu, em biết được chợ Đồng Xuân được xem là một trong những ngôi chợ có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Em cần tự hào và giữ gìn những giá trị lịch sử này.
Câu 2. Em hoặc một nhóm bạn hãy tìm đọc một cuốn truyện, một cuốn sách lịch sử, sau đó giới thiệu với các bạn cùng lớp (tên sách, tác giả, năm ra đời, nội dung chủ yếu). Điều gì ở cuốn sách, cuốn truyện đó khiến em thích nhất?
Trả lời
- Tên sách: Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75
- Tác giả: Trần Mai Hạnh.
- Năm ra đời: 1975.
- Nội dung cuốn sách: tình hình thực tế, kí sự tại chỗ chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
- Điều em thích nhất ở cuốn sách là cái nhìn rõ nét của người trong cuộc về một giai đoạn lịch sử.
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Tại sao chúng ta lại phải nghiên cứu, phục dựng lịch sử? Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa, vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân và xã hội.
Trả lời:
- Chúng ta phải nghiên cứu, phục dựng lịch sử vì lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.
- Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa, vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân và xã hội:
+ Với mỗi cá nhân, tri thức lịch sử giúp con người tìm hiểu về quá khứ, từ đó kế thừa, xây dựng hiện tại, dự đoán và có niềm tin vào tương lai; cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người, nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
+ Với xã hội, tri thức lịch sử là yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa, cộng đồng của dân tộc đó.
Câu 1. Thảo luận về các ý kiến được trích dẫn ở Tư liệu (tr.16) để làm rõ vai trò, ý nghĩa của lịch sử.
Trả lời:
Trả lời:
“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương cho đời sau”.
Cuộc sống không tách biệt nhau mà luôn luôn gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau. Để hiểu biết hiệu tại, dự đoán và có niềm tin vào tương lai, người ta không thể không tìm hiểu quá khứ, bởi vì hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng của những gì quá khứ để lại. Vì thế, người xưa thường nói: “Ôn cố, tri tân (Ôn cũ, biết mới).
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Tìm hiểu về cội nguồn là một nhu cầu tự thân của con người. Từ thuở xa xưa, con người đã quan tâm đến việc tìm hiểu về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và cộng đồng. Đồng thời họ cũng luôn tìm cách lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm truyền thống, tri thức, khát vọng.
Như vậy, lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ và toàn nhân loại.
Câu 2. Hãy tìm hiểu về truyền thống ngôi trường mà em đã học. Chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của em khi biết được những thông tin đó.
Trả lời:
Trường THPT Chu Văn An tiền thân là Trường Thành Chung Bảo hộ do chính quyền Pháp xây dựng năm 1908. Do trường được xây dựng ở vùng Kẻ Bưởi, trên đất làng Thụy Khuê nên người dân vẫn thường gọi là Trường Bưởi. . Qua một số lần đổi tên khác, đến năm 1985, trường được mang tên là Trường THPT Chu Văn An.
Trường THPT Chu Văn An đã trở thành một trong những trường phổ thông lâu đời của nền giáo dục Việt Nam. Kể từ ngày thành lập, Trường THPT Chu Văn An luôn đạt kết quả cao trong giáo dục và đào tạo. Nhà trường đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý, như: Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1992), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 1998); Anh hùng Lao động (năm 2010); Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2018). Ngôi trường đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (năm 2004).
Em cảm thấy vô cùng tự hào khi được trở thành học sinh của ngôi trường Chu Văn An, ngôi trường được mang tên của người thầy giáo nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Kì thi lớp 10 ở Hà Nội cũng khốc liệt không kém kì thi THPT QG và Chu Văn An luôn là trường có điểm cao nhất mà không chỉ học sinh và phụ huynh đều muốn con em mình được học ở đây. Và em cảm thấy thật hạnh phúc khi có một phần thanh xuân ở trong này.
a. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời
Câu 1. Vì sao đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời?
Trả lời:
Cần học tập lịch sử suốt đời vì:
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng lịch sử quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,… Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai,…
- Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
b. Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử
Câu 2. Hãy kể tên một số bộ phim, chương trình truyền hình,... ở Việt Nam sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử và văn hóa mà em biết.
Trả lời:
"Mùi cỏ cháy" là một bộ phim xúc động nói về sự hy sinh của những người lính xuất thân từ giảng đường Hà Nội lên đường bảo vệ Tổ quốc.
Mùi cỏ cháy xoay quanh câu chuyện về 4 người con của Hà Nội là một hội bạn chơi thân với nhau bao gồm Hoàng, Thành, Thăng, Long. 4 chàng trai sinh viên khoa Văn đại học Tổng Hợp Hà Nội là 4 tính cách tuy khác nhau nhưng chia sẻ nhiều điểm chung và cùng có niềm đam mê với nghệ thuật. Dù từ bỏ giảng đường và những trang giấy trắng để lên đường làm nhiệm vụ, họ vẫn mang những nét đặc trưng của quê nhà vào cuộc đời lính, trở thành một chất lính.
Câu 3. Có thể học tập và tìm hiểu lịch sử qua các hình thức nào? Hình thức nào giúp em hứng thú và đạt kết quả cao nhất?
Trả lời:
Chúng ta có thể học tập lịch sử qua rất nhiều hình thức như: Tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, di tích hay đơn giản là đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,… cũng cách để tìm hiểu, học tập lịch sử.
Việc tìm hiểu lịch sử như thế rất gần gũi, thú vị mà lại hữu ích và không quá khó khăn đúng không nào?
Tri thức lịch sử có ý nghĩa, vai trò như thế nào đối với cuộc sống? Hãy nêu một ví dụ cụ thể.
Trả lời:
- Khái niệm: Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình hoc tập và khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm. Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội.
- Vai trò:
+ Trang bị những hiểu biểu về quá khứ.
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa.
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
- Ý nghĩa:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại.
+ Giúp con người hiểu về chính mình và thế giới.
+ Nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa cộng đồng và chung sống một thế giới đa dạng.
Có quan điểm cho rằng: "Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên". Theo em, quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Quan điểm cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Theo em, quan điểm đó chưa đúng. Lênin đã nói: Học, học nữa, học mãi, tức là chúng ta học suốt đời, không chỉ lúc đi học mà ngay từ bé chúng ta đã được học lịch sử qua những câu chuyện của ông bà cha, mẹ hay ngay trong những chuyến đi tham quan dã ngoại sẽ được các cô hướng dẫn viên lí giải hoặc kể lại những câu chuyện lịch sử.
Sau này khi kết thúc việc ngồi học trên ghế nhà trường thì việc học tập lịch sử vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày qua báo chí, phim ảnh và âm nhạc.
Từ đó có thể khẳng định quan điểm cho rằng chỉ học sử trên ghế nhà trường là chưa đúng.
Câu 1. Để có được thông tin trong các Tư liệu 1, 2, 3 (tr.20 - 21) các nhà sử học đã sử dụng kiến thức hoặc phương pháp của những ngành khoa học nào? Các phương pháp đó có tác dụng thế nào khi nghiên cứu sự kiện, vấn đề lịch sử liên quan?
Trả lời:
- Để có được thông tin trong các Tư liệu 1, 2, 3 (tr.20 - 21) các nhà sử học đã sử dụng kiến thức, phương pháp của ngành khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Các phương pháp đó có tác dụng: giúp cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 2. Tại sao nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?
Trả lời:
Nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành vì:
- Giúp cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Nhà sử học mới có thể hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.
a. Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn
Câu 1. Tư liệu 4 (tr.22) giúp em biết đến những sự kiện lịch sử nào? Hãy chỉ ra một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập đến trong các hồi của tác phẩm?
Trả lời:
- Tư liệu 4 (tr.22) giúp em biết đến những sự kiện lịch sử trong thế kỉ XVIII, ví dụ như:
+ Đặng Tuyên Phi đứng đầu hậu cung, Vương Thế Tử bị truất ngôi.
+ Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm đem quân lấn ngoài bờ cõi
+ Chiêu Thống trốn ra nước ngoài,...
Bối cảnh lịch sử: Nỗ lực củng cố cầm quyền, khôi phục kinh đô của Lê Chiêu Thống trong bối cảnh sự phát triển ngày một lớn mạnh của quân Tây Sơn.
b. Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn với Sử học
Câu 2. Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy lấy ví dụ để chứng minh.
Trả lời:
- Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn:
+ Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và không thể thoát li bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể. Lịch sử đời sống xã hội là chất liệu, nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành KHXHNV, là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống.
+ Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các ngành KHXHNV hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ. Sử học sử dụng phương pháp nghiên cứu, tri thức, thành tựu của nhiều ngành để mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu, giải thích, chứng minh, khái quát,...Trên cơ sở đó vạch ra triết lí, bài học hoặc quy luật lịch sử. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ, sâu sắc hơn.
- Ví dụ: Khai thác một số tác phẩm văn học như Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), Chí Phèo (Nam Cao), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng),... giúp chúng ta hiểu biết một cách sinh động hơn về đời sống xã hội ở nông thôn và thành thị Việt Nam trong những năm 1930 - 1945.
a. Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
Câu 1. Khai thác Hình 4 (tr.23) và cho biết: Các tác phẩm như trong hình có được coi là tác phẩm lịch sử không? Vì sao? Hãy rút ra vai trò của Sử học đối với ngành Toán học, Hóa học thông qua các tác phẩm đó.
Trả lời:
- Các tác phẩm như trong Hình 4 không được coi là tác phẩm lịch sử. Bởi vì, đây là các tác phẩm của các ngành khoa học tự nhiên (toán học, hóa học), nghiên cứu, tìm hiểu về một khía cạnh lịch sử của ngành đó (lịch sử toán học, lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học). Không đi sâu vào nội dung khoa học tự nhiên mà chỉ xem xét, nghiên cứu nó ở góc độ lịch sử.
- Vai trò của lịch sử đối với ngành Toán học, Hóa học thông qua các tác phẩm đó: Giúp con người nắm được:
+ Các thành tựu (Toán học, tìm ra cá nguyên tố hóa học) ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.
+ Tác dụng, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển xã hội ra sao.
+ Nó phản ánh lịch sử xã hội lúc bấy giờ như thế nào.
Câu 2. Hãy lấy ví dụ khác về sự đóng góp của Sử học đối với ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
Lấy ví dụ khác về sự đóng góp của Sử học đối với ngành khoa học tự nhiên và công nghệ: Tác phẩm Lịch sử Vật lí học không đi sâu vào khoa học tự nhiên xem xét, nghiên cứu Vật lí dưới góc độ lịch sử, giúp con người nắm được bối cảnh lịch sử, điều kiện lịch sử, tác dụng và ý nghĩa của nó đối với xã hội trên các vấn đề:
Trả lời:
- Các thời kì phát triển của Vật lí.
- Sự ra đời của các cuộc cách mạng khoa học và vật lí học thực nghiệm.
- Sự hoàn chính của Vật lí học cổ điển.
- Sự phát triển của Vật lí học hiện đại.
b. Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học
Câu 1. Dựa vào thông tin về Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An (tr.19), hãy cho biết Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?
Trả lời:
Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành: Địa lí - Địa chất, Ứng dụng công nghệ số để đo đạc, Xẫ hội học,...
Câu 2. Hãy cho biết vai trò của ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?
Trả lời:
Vai trò của ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học:
- Thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ.
- Thông tin và phương pháp của Vật lí học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học, kĩ thuật.
- Tài liệu, phương pháp cuả ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Y học,....để xác định tính chính xác của sự kiện, phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
- Ứng dụng công nghệ số, viễn thám, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo,....để hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập, xử lí sử liệu, đo đạc và xây dựng bản đồ về sự kiện, không gian lịch sử, cũng như trình bày và tái hiện quá khứ lịch sử một cách hấp dẫn, sinh động và hiệu quả.
Câu 1. Nêu và phân tích một số ví dụ để làm rõ về việc sử dụng tri thức, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu lịch sử?
Trả lời:
Một số ví dụ để làm rõ về việc sử dụng tri thức, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu lịch sử:
- Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam lưu trữ, trưng bày, giới thiệu lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử tới ngày nay thông qua ứng dụng công nghệ tham quan ảo tương tác 3D các khu vực trưng bày của mình.
- Khảo cổ học tham gia vào công tác thám sát, khai quật, thu thập, lưu trữ các dữ liệu khảo cổ học, phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử.
Câu 2. Thông qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa Sử học với một lĩnh vực/ngành khoa học xã hội và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích.
Trả lời:
Phân tích mối liên hệ giữa Sử học với một lĩnh vực/ngành khoa học xã hội và nhân văn qua ví dụ cụ thể: Nghiên cứu giá trị lịch sử của di tích quốc gia đặc biệt Đền Ngọc Sơn (Hà Nội) cần nghiên cứu trên các lĩnh vực văn hóa học, địa lí, xã hội học, giá trị thẩm mĩ,... của di tích.
Câu 1. Hãy xây dựng một bài giới thiệu về trường học/gia đình em,...trong những năm gần đây. Lưu ý trong bài viết thể hiện việc vận dụng những thông tin, kiến thức, kĩ năng, phương pháp liên ngành.
Trả lời:
Xây dựng một bài giới thiệu về trường học của em trong những năm gần đây, vận dụng những thông tin, kiến thức, kĩ năng, phương pháp của ngành văn hóa học, xã hội học:
Trường THCS Kim Mỹ được thành lập vào tháng 9 năm 1993 (tách từ trường PTCS xã Kim Mỹ). Ban đầu trường được xây dựng trên địa bàn xóm Mỹ Chính thuộc xã Kim Mỹ, Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình, do thầy Phạm Chứng làm hiệu trưởng. Với tầm nhìn chiến lược và sự quan tâm đúng hướng của lãnh đạo địa phương. Tháng 1 năm 2010 Trường THCS Kim Mỹ được chuyển về địa điểm mới tại xóm Tân Văn- Xã Kim Mỹ.
Với tổng diện tích 11580m², hiện nay nhà trường có một khuôn viên khép kín, có dãy nhà cao tầng kiên cố với 18 phòng học, 5 phòng bộ môn, 10 phòng chức năng được bố trí hợp lí, thuận tiện, được trang bị đầy đủ phương tiện thiết yếu phục vụ cho hoạt động giáo dục. Sân chơi, sân thể thao được quy hoạch đẹp, rộng rãi, bồn hoa, cây cảnh xanh tươi đủ màu sắc như đang khoác thêm áo mới cho trường. Đây là minh chứng cho sự năng động sáng tạo của Hội đồng sư phạm, cũng như sự quan tâm của Đảng, Chính quyền, các Ban, Ngành, Đoàn thể địa phương, sự đồng thuận cùng góp công, góp sức của cha mẹ học sinh, tất cả vì sự tiến bộ, vì học sinh thân yêu.
Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, từ một ngôi trường ban đầu có 5 lớp học với 203 học sinh, đến nay nhà trường đã có 16 lớp học với 602 học sinh, trong đó có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp( Năm học 2015-2016 có 6 giải Tỉnh, 99 giải Huyện. Năm học 2017-2018 có 1 giải Quốc gia, 3 giải Tỉnh, 99 giải Huyện).Các thế hệ học sinh của nhà trường hiện nay đã trưởng thành, đang học tập và công tác trên mọi miền của Tổ quốc, giữ các chức vụ quan trọng trong cơ quan của Đảng và Nhà nước. Tiêu biểu như: Tiến sỹ Nguyễn Thị Thảo, giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Đại tá Bùi Phùng, Hiệu trưởng trường Dạy nghề số 4 Bộ Quốc Phòng; Bác sỹ Đinh Quốc Trấn, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình; Luật sư Nguyễn Duy Vy, phó ban pháp chế Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Trần Văn Nam Giám đốc công tyTHNH Điện cơ Xuân Nam Hà Nội…
Trường THCS Kim Mỹ bước vào tuổi 25 tràn đầy sức sống. Tự hào về truyền thống nhà trường, phát huy những thành tích đã đạt được, thầy và trò trường THCS Kim Mỹ nguyện đoàn kết, phấn đấu thi đua giữ vững những thành tích trên để nơi đây là tổ ấm yêu thương, tin cậy lớp lớp thế hệ học sinh, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Chính quyền và nhân dân địa phương, là địa chỉ tin cậy về chất lượng của ngành giáo dục huyện nhà.
Câu 2. Ở trường, em đã được trải nghiệm ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử? Hãy nêu tác dụng của nó.
Trả lời:
- Ở trường, em đã được trải nghiệm ứng dụng công nghệ trong giờ học lịch sử: sử dụng máy tính, máy chiếu, bài giảng bằng giáo án điện tử, quan sát video,...
- Tác dụng của ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử:
+ Nâng cao hứng thú và động lực học tập.
+ Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người.
+ Không phải mất thời gian chép bài nhờ chức năng lưu và in ra tất cả những gì đã hiển thị trước đó.
+ Học sinh cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin thông qua bài giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt.
+ Giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp.
+ Học sinh có thể tiếp cận với công nghệ mà không cần sử dụng bàn phím.