logo

Giải bài tập SGK Sử 10 Bài 15 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn Sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 88, 89, 90, 91, 92, 93 bám sát nội dung bộ sách mới Chân trời sáng tạo. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 15. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 15 ngắn nhất Chân trời sáng tạo


I. Cơ sở hình thành 


1. Điều kiện tự nhiên

Trả lời câu hỏi trang 88 SGK Lịch sử 10 

Em hãy nêu những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Lời giải

- Địa bàn: nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả - tương ứng với các khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Vùng lưu vực các sông lớn thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân. 

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp nên nền văn minh lúa nước sớm được hình thành. 

- Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhiều khoáng sản (đồng, thiếc, sắt, chì,...) tạo thuận lợi cho sự hình thành của các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, chế tác đồ đồng....


2. Cơ sở kinh tế

Trả lời câu hỏi trang 89 SGK Lịch sử 10 

Các nền văn hóa tiền Đông Sơn đã đóng góp như thế nào cho sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

Lời giải

- Trên địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách ngày nay khoảng 2800 năm, người dân Việt cổ đã bước vào thời kì phát triển cực kì rực rỡ với sự xuất hiện của nền văn hóa Đông Sơn.

- Nền văn hóa Đông Sơn là nền tảng, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ cũng như văn minh Đại Việt sau này. 

- Nền văn hóa Đông Sơn được hình thành trên cơ sở nối tiếp nền văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun) mang đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với kĩ thuật đúc đồng đạt đến hoàn thiện, trên nền tảng kết nối với dân cư ở các địa bàn rừng núi, trung du, đồng bằng và biển đảo. 

- Nền văn hóa Đông Sơn cùng các nền văn hóa liên quan khác có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất. 


II. Thành tựu văn minh tiêu biểu


1. Tổ chức nhà nước 

Trả lời câu hỏi trang 89 SGK Lịch sử 10 

Trình bày và nhận xét về tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo

Lời giải

- Đứng đầu nhà nước là vua Hùng

- Dưới vua là các Lạc Hầu, Lạc tướng. 

- Cả nước chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu quản lý 

- Dưới bộ là các công xã nông thôn do Bồ chính cai quản. 

=>> Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc tuy còn sơ khai, đơn giản, chưa có luật pháp nhưng đã có tính hệ thống.  


2. Đời sống vật chất

Trả lời câu hỏi trang 92 SGK Lịch sử 10 

1. Trình bày đời sống vật chất của người Việt cổ.

Lời giải

* Địa bàn sinh sống: người Việt cổ từ trung du tiến xuống khai phá các vùng châu thổ các con sông lớn ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ.

* Họat động kinh tế, đời sống vật chất của người Việt cổ

- Nông nghiệp: 

+ Cư dân biết canh tác, trồng trọt băng lưỡi cày bằng đồng. Điều này thể hiện một bước tiến mới trong phát triển nông nghiệp.

+ Biết trồng dâu nuôi tằm, đánh bắt cá, tôm, trồng rau củ, chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Thủ công nghiệp: Nghề đúc đồng đạt đến trình độ cao, kỹ thuật luyện đồng với hợp kim đồng – thiếc phát triển mạnh. Tiêu biểu cho đồ đồng văn hóa Đông Sơn là: trống dồng, thạp đồng, trang sức bằng đồng

- Trang phục: nữ mặc váy, nam đóng khố, biết làm đẹp và sử dụng đồ trang sức...

2. Em hãy nêu những nét đặc trưng về ẩm thực của người Việt cổ.

Lời giải

Những nét đặc trưng về ẩm thực của người Việt cổ: 

- Nấu nhiều món ăn phù hợp với khí hậu

- Sử dụng nhiều gia vị, hương liệu trong nấu ăn, người Việt cổ biết làm đường, làm mật...

- Gạo là nguồn lương thực chính

- Biết làm nhiều loại bánh, nổi bật nhất là bánh chưng, bánh giày. Nguyên liệu đều là sản phẩm của nông nghiệp, chứa đựng nhiều ý nghĩa về thế giới quan, nhân sinh quan cùng những câu chuyện đạo lý của người Việt. 

- Có tục uống nước chè, ăn trầu,...


3. Đời sống tinh thần

Trả lời câu hỏi trang 93 SGK Lịch sử 10 

1. Tục thờ cúng Hùng Vương thể hiện tín ngưỡng gì của cư dân văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

Lời giải

- Tục thờ cúng Hùng Vương là một trong những truyền thống văn hóa nổi bật của dân tộc khi mà nó vẫn được bảo tồn và lưu giư cho đến ngày nay. 

- Tục thờ cúng Hùng vương thực chất là tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những người có công lao dựng và giữ nước. Nó thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam.

2. Hoa văn trên trống đồng, thạp đồng phản ánh điều gì trong đời sống tinh thần của cư dân văn minh Văn Lang – Âu Lạc

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo
[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo

Lời giải

- Trống đồng Đông Sơn xuất hiện trong giai đoạ nền nông nghiệp sơ khai, nhưng những nét hoa văn trên trống đồng lại cho thấy trình độ đỉnh cao trong tay nghề và sự tỉ mỉ, cần cù của người Việt.

- Một số cảnh sinh hoạt nông nghiệp trong thời kì này: người đánh trống nhảy múa, nhà sàn, chim bay, thuyền.

- Hình ảnh loài chim được xem là vật tổ. 

- Hình ảnh Mặt trời được khắc chính giữa mặt trống thể hiện tín ngưỡng thờ thần mặt trời và súng bái thiên nhiên của người Việt cổ. 

- Hình vẽ mô phỏng vũ công mặc áo dài nhảy múa cho thấy đời sống văn hóa, tinh thần phong phú của người Việt. 


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 93 SGK Lịch sử 10 

1. Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đóng góp như thế nào vào sự hình thành, phát triển những thành tựu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

Lời giải

- Nhà nước Văn Lang được thành lập dựa trên cơ sở thống nhất các bộ lạc Lạc Việt do nhu cầu trị thủy, phát triển kinh tế văn hóa xã hội, chống giặc ngoại xâm Đặc biệt, cư dân bản địa còn có yêu cầu phải có một lực lượng, tổ chức quản lý, điều hành chung cho mọi cộng đồng có cùng tiếng nói, cùng cơ sở kinh tế và cùng chung sống trên một lãnh thổ.

- Trong các bộ lạc Lạc Việt có bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả và thủ lĩnh Văn Lang đã đứng ra thống nhất các bộ lạc Lạc Việt, thành lập nhà nước Văn Lang. 

- Những thành tựu văn minh văn hóa của Văn Lang – Âu Lạc vừa mang tính bản địa, vừa mang tính dân tộc sâu sắc.

2. Em hãy phân tích những giá trị văn hóa được lưu giữ trên các trống đồng, thạp đồng.

Lời giải

*Trống đồng:

- Nhìn lên hoa văn trống ta có thể thấy đâu là các hình mang tính ước lệ, biểu tượng, các điệu cao. Từng nét hoa văn trên trống khúc triết, đơn giản mà tự nhiên, sinh động (hình người, chim, thú, nhà, thuyền,..). 

- Trống đồng có nhiều chức năng khác nhau: nhạc khí, biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo. Trống cũng được coi là tài sản quý, được làm đồ tùy táng khi người chủ qua đời. 

- Trống đồng không chỉ là một vật linh mà thông qua đó chúng ta sáng tỏ được nhiều vấn đề khoa học mà trống đồng là thông điệp làm nên biểu tượng tập trung nhất những thành tựu trong văn hóa, sinh hoạt kinh tế, xã hội...

- Trống đồng được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội, trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ họp về để cùng chiến đấu.

3. Sự tích Bánh chưng, bánh giầy chuyển tải những thông điệp gì về thời dựng nước của người Việt?

Lời giải

- Thông điệp về bài ca ước vọng của nhân dân lao động: Lang Liêu là nhân vật đại diện cho nhân dân lao động. Chàng là người nghèo khó, sớm mất mẹ, thiệt thòi hơn cả trong hai mươi hai vị quan lang và công chúa con Hùng Vương (có tài liệu là mười tám vị). Hình tượng Lang Liêu thể hiện quan điểm trân trọng, gửi gắm khao khát về cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ đến với những con người lao động, chân lấm tay bùn. 

- Thông điệp về giá trị lúa gạo: thể hiện sự biết ơn trời đất của người nông dân Việt cổ đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

- Thông điệp về đạo lý của người Việt: "uống nước nhớ nguồn", thể hiện chữ hiếu của người con với cha mẹ.

- Thông điệp về  quan niệm dân chủ trong việc chọn người tài: với trí tuệ và tài năng, đức hạnh của Lang Liêu, qua hai thứ bánh gói ghém nhiều ý nghĩa, vua Hùng đã “tryền ngôi cho Lang Liêu mà không truyền ngôi cho con trưởng”. Hình tượng của chàng để lại một câu chuyện đẹp về phong tục nhưng đồng thời cũng gửi cho đời sau một lời răn dạy về quan niệm trọng người tài đức rất đáng trân trọng của cha ông ta. 


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 93 SGK Lịch sử 10 

Hãy sưu tầm một số hình ảnh phản ánh thành tựu văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Lời giải

Một số hình ảnh phản ánh thành tựu văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Thố đồng văn hóa Đông Sơn

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo
Đồ đồng thời Văn hóa Đông Sơn
[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo
Trống đồng Đông Sơn 

>>> Xem trọn bộ: Soạn Sử 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 27/09/2022