logo

Giải bài tập SGK Sử 10 Bài 20 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn Sử 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 127, 128, 130, 131, 133 bám sát nội dung bộ sách mới Chân trời sáng tạo. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 20. Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 20 ngắn nhất Chân trời sáng tạo


I. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam


1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

Trả lời câu hỏi trang 127 SGK Lịch sử 10

Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ những cơ sở nào?

Lời giải

Cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc:

- Xuất phát từ nhu cầu trị thủy và thủy lợi, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang,...các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sớm hình thành tinh thần đoàn kết và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

- Nhà nước Việt Nam qua các thời kì cũng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Chính quá trình này cũng góp phần hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam trong lịch sử.


2. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước

Trả lời câu hỏi trang 128 SGK Lịch sử 10

1. Tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong lịch sử được thể hiện như thế nào?

Lời giải

Tinh thần đoàn kết của các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện trong công cuộc dựng nước và giữ nước:

- Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững. 

- Trong công cuộc giữ nước, các dân tộc Việt Nam đã cùng nhau sát cánh chống lại sự xâm lược và lật đổ ách thống trị của ngoại bang.

- Sự đoàn kết của các cộng động dân tộc ở Việt Nam trong công cuộc dựng nước thể hiện ở chỗ cùng khai phá đất đai, tiến hành sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần… Những hoạt động kinh tế và văn hóa góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam.

2. Em hãy kể tên một số anh hùng thuộc cộng đồng dân tộc ít người trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam?

Lời giải

 Một số anh hùng thuộc cộng đồng dân tộc ít người trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam:

+ Anh hùng Bế Văn Đàn (dân tộc Tày),

+ Anh hùng Kim Đồng (dân tộc Nùng);

+ Anh hùng La Văn Cầu (dân tộc Tày);

+ Anh hùng Hoàng Văn Thụ (dân tộc Tày);

+ Anh hùng Đinh Núp (dân tộc Ba Na);

+ Anh hùng Hồ Vai (dân tộc Pa-cô);

+ Anh hùng Pi Năng Tắc (dân tộc Ra-grai),…

3. Hãy kể tên một số bài hát ca ngợi các anh hùng dân tộc Việt Nam mà em biết

Lời giải

- Hát mãi khúc hành ca - bài hát hay về chiến sĩ

- Tiến bước dưới quân kỳ

- Tiểu đoàn 307.

- Trường sơn Đông trường sơn Tây.

- Nơi đảo xa - bài hát kể về những người lính không ngại gian nan.

- Bác đang cùng chúng cháu hành quân.

- Hát về người chiến sĩ Việt Nam.

- Bước chân trên dãy Trường Sơn - bài hát về người chiến sĩ cách mạng.


3. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trả lời câu hỏi trang 130 SGK Lịch sử 10

1. Em hãy nêu ý nghĩa của việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

Lời giải

- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung mang tính chiến lược trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. - Bài học đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng mang tính thời sự, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ để đón nhận những cơ hội cùng thách thức lớn của quá trình hội nhập ngày một sâu, rộng.

- Sức mạnh đại đoàn kết giúp ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hóa. 

- Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

2. Theo em, nội dung chính yếu trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plây-ku là gì?

Lời giải

- Nội dung chính yếu trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plây-ku là tư tưởng đại đoàn kết dân tộc.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng ngôn ngữ bình dị, đời thường “anh em ruột thịt”, “sống chết có nhau”, “sướng khổ cùng nhau”, “no đói giúp nhau”,… rất gần gũi với các đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Người còn khẳng định niềm tin kiên định vào tinh thần đoàn kết “…lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.

3. Em hãy cho biết, câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công” là của ai. Câu nói đó nhắc nhở em điều gì khi học về cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

Lời giải

- Câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu nói khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của sự đoàn kết đối với sự thành công: Nếu muốn chiến thắng kẻ thù, thống nhất đất nước, đạt được thành công lớn, thì phải đoàn kết lại, tất cả mọi người cùng chung mục tiêu, quyết tâm, có như vậy mới đạt được thành công lớn

- Câu nói đó nhắc nhở em phải luôn đoàn kết các dân tộc anh em để tạo nên sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù. Cần phải biết gắn liền lợi ích tông giáo với lợi ích chung của dân tộc


II. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay


1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

Trả lời câu hỏi trang 131 SGK Lịch sử 10

Theo em, các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có mối quan hệ như thế nào?

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam - Chân trời sáng tạo

Lời giải

Theo em, các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc không phải hình thành ngay một lúc, mà trải qua một quá trình được bổ sung, hoàn thiện, nâng cao để ngày nay chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng thực hiện để tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt trong thời kỳ mở cửa, hội quốc tế ở nước ta hiện nay.


2. Nội dung cơ bản trong chính sách của Đảng và Nhà nước

Trả lời câu hỏi trang 131 SGK Lịch sử 10

Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

Lời giải

- Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước góp phần quan trọng vào việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.

- Đồng thời, các chính sách này cũng góp phần thúc đẩy cộng đồng các dân tộc Việt Nam tăng cường đoàn kết, ngày càng phát triển về mọi mặt.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 133 SGK Lịch sử 10

1. Tác động của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong công đồng các dân tộc Việt Nam là gì?

Lời giải

- Những chính sách này đã nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các đồng bào dân tộc, củng cố niềm tin của họ vào chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Nhà nước đã quan tâm, đầu tư, thực hiện các chính sách, chương trình, dự án phát triển cho vùng dân tộc và miền núi trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội,…

- Những chính sách trên đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục, trình độ y tế ở các vùng dân tộc và miền núi.

2. Vì sao khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Lời giải

- Tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần hình thành lịch sử dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc. 

- Tạo ra môi trường hòa bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hóa dựa trên mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc

- Khối đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. 


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 133 SGK Lịch sử 10

1. Vì sao cần phải giữ gìn và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc? Hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của bản thân em về vấn đề này.

Lời giải

Có người nói rằng nếu tất cả mọi người cùng hướng về một hướng, cùng tiến về phía trước, thì thành công sẽ tự đến. Một khi chúng ta đoàn kết lại sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao. Bởi thế, tinh thần đoàn kết là yếu tố rất quan trọng trong mọi công việc và trong cuộc sống. Đoàn kết có nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện.

Biết đoàn kết, giúp ta hòa thuận, hợp tác với mọi người, tạo ra sức mạnh vượt qua khó khăn. Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khẳng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân.

Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau còn là truyền thống quý báu cần phải gìn giữ. Nhờ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách, chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh để giữ vững đất nước, xây dựng cuộc sống yên bình, trù phú và tươi đẹp như thế này. Để tiến bộ và thành công trong học tập và lao động, con người cần phải luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ. Bởi chỉ khi gắn mình với tập thể, với cộng đồng, con người mới được bảo vệ, che chở và nhận được sự giúp đỡ của người khác.

Đồng thời, tập thể và cộng đồng là nơi để con người thể hiện và khẳng định các giá trị của mình. “Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” (Publilius Syrus). Không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp sức lại. Bởi vậy, để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện và thực hành tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.

2. Hãy lựa chọn để thuyết trình về một chính sách văn hóa – xã hội đối với cộng đồng các dân tộc ít người.

Lời giải

Dự án hỗ trợ người nghèo nuôi bò ở Sóc Trăng

- Đây là dự án được Chính phủ Canada tài trợ không hoàn lại hiện được đánh giá thành công và cho hiệu quả cao nhất, giải quyết việc làm cho nhiều người lao động. Dự án này cũng nằm trong chủ trương huy động nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế cho Chương trình 135.

- Xuất phát điểm là 2.452 con bò của dự án, sau đó đã được chuyển giao cho bà con người dân tộc Khmer sinh sống tại các xã thuộc Chương trình 135 ở các huyện Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu. Sau 3 năm hoạt động, đến nay tổng đàn bò sữa của dự án đã phát triển lên 4.498 con.

- Để giúp nông dân xóa nghèo, Hội Nông dân các huyện trong tỉnh Sóc Trăng đã đứng ra hỗ trợ giúp cho mỗi hộ dân vốn vay để nuôi bò và tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Do vậy, đàn bò ở Sóc Trăng ngày càng tăng và phát triển nhanh lên đến 40.000 con.

- HS sưu tầm tranh ảnh, các bài báo, video…liên quan để chèn vào slide thuyết trình.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Sử 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Sử 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 27/09/2022