logo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 20 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 20 ngắn nhất Chân trời sáng tạo. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 20: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trang 127, 128, 130, 131, 133 dễ hiểu.

Bài 20. Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trang 127, 128, 130, 131, 133 Lịch sử 10 - Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Soạn Sử 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam


I. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam


1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

Cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc:

- Xuất phát từ nhu cầu trị thủy và thủy lợi, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang,...các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sớm hình thành tinh thần đoàn kết và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

- Nhà nước Việt Nam qua các thời kì cũng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Chính quá trình này cũng góp phần hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam trong lịch sử.


2. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước

Tinh thần đoàn kết của các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện trong công cuộc dựng nước và giữ nước:

- Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững. 

- Trong công cuộc giữ nước, các dân tộc Việt Nam đã cùng nhau sát cánh chống lại sự xâm lược và lật đổ ách thống trị của ngoại bang.

- Sự đoàn kết của các cộng động dân tộc ở Việt Nam trong công cuộc dựng nước thể hiện ở chỗ cùng khai phá đất đai, tiến hành sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần… Những hoạt động kinh tế và văn hóa góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam.


3. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung mang tính chiến lược trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. - Bài học đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng mang tính thời sự, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ để đón nhận những cơ hội cùng thách thức lớn của quá trình hội nhập ngày một sâu, rộng.

- Sức mạnh đại đoàn kết giúp ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hóa. 

- Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.


II. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay


1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

Đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, chính sách dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển của đất nước. Vì vậy, đây là chính sách được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hết sức coi trọng. Trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước xác định các nguyên tắc cơ bản là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bố sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam” Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng ghi rõ: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển” Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tháng 1 - 2020) của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng một lần nữa khẳng định các quan điểm nêu trên trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc.

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 20 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc không phải hình thành ngay một lúc, mà trải qua một quá trình được bổ sung, hoàn thiện, nâng cao để ngày nay chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng thực hiện để tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt trong thời kỳ mở cửa, hội quốc tế ở nước ta hiện nay.


2. Nội dung cơ bản trong chính sách của Đảng và Nhà nước

Trên cơ sở chủ trương, đường lối chung của Đảng và Nhà nước, chính sách dân tộc được cụ thể hoá thông qua các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển cho vùng dân tộc và miền núi ở trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, xã hội,...

Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi. Trong đó, các nguồn lực được huy động vào việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc. Có chính sách hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất. Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc, tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng đời sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Trên lĩnh vực văn hoá và xã hội, chính sách dân tộc tập trung vào công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc y tế, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, các công trình văn hoá,... ở địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong công tác giáo dục - đào tạo, việc phổ cập giáo dục, dạy nghề, đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng.

Việc thực hiện những chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Đồng thời, các chính sách này cũng góp phần thúc đẩy cộng đồng các dân tộc Việt Nam tăng cường đoàn kết, ngày càng phát triển về mọi mặt.

Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước góp phần quan trọng vào việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Đồng thời, các chính sách này cũng góp phần thúc đẩy cộng đồng các dân tộc Việt Nam tăng cường đoàn kết, ngày càng phát triển về mọi mặt.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 10 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 20 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022