logo

Giải bài tập SGK Sử 10 Bài 13 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn Sử 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 78, 79, 80 bám sát nội dung bộ sách mới Chân trời sáng tạo. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 13. Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 13 ngắn nhất Chân trời sáng tạo


I. Cơ sở tự nhiên


1. Vị trí địa lí

Trả lời câu hỏi trang 78 SGK Lịch sử 10 

Dựa vào lược đồ trong Hình 13.1, em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á. Vị trí đó có những điểm gì đặc biệt?

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại - Chân trời sáng tạo

Lời giải

- Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á. Đây là một khu vực rộng lớn và vị trí địa lí địa chính trị quan trọng. 

- Vị trí này mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, giao lưu quan hệ giữa các quốc gia. 

- Khu vực Đông Nam Á là cầu nối quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đồng thời cũng là giao điểm của đường giao thông quốc tế từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.


2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu

Trả lời câu hỏi trang 78 SGK Lịch sử 10 

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào với sự hình thành văn minh Đông Nam Á?

Lời giải

- Đông Nam Á có 2 khu vực riêng biệt bao gồm: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Phần lớn bộ phận của khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn hàng năm. 

- Điều kiện này vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp với các loại cây trồng như lúa nước, cây ăn quả... Chính bởi vậy mà Đông Nam Á được mệnh danh là “cái nôi” của nền văn minh lúa nước và là xứ sở của nhiều loại cây gia vị, hương liệu nổi bật khác. 

- Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, do đặn trưng về vị trí địa lý nên ở Đông Nam Á có nhiều quốc gia có nền kinh tế vô cùng phát triển 


II. Cơ sở xã hội


1. Cư dân tộc người

Trả lời câu hỏi trang 78 SGK Lịch sử 10  

Em hãy nêu đặc trưng cơ bản về nguồn gốc dân cư ở Đông Nam Á

Lời giải

- Ở khu vực thuộc tiểu chủng Đông Nam Á, cư dân có đặc điểm của hai đại chủng là Môn-gô-lô-ít da vàng và Ô-xtra-lô-ít da ngăm đen.

- Đông Nam Á là khu vực có rất nhiều những dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng văn hóa. Tuy nhiên, người dân khu vực này vẫn có những điểm tương đồng dựa vào nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á.


2. Tổ chức xã hội

Trả lời câu hỏi trang 79 SGK Lịch sử 10 

Hãy chứng minh tổ chức xã hội ở Đông Nam Á vừa mang tính bản địa vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.

Lời giải

- Vào thời cổ, xã hội Đông Nam Á có tính liên kết cộng đồng chặt chẽ. Các làng, các bản có hình thức khác nhau nhưng lại có lịch sử tồn tại lâu đời. 

- Các nhà nước cổ đại ở Đông Nam Á được hình thành nhờ vào quá trình tiếp thu và kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.

- Kết quả của quá trình học hỏi, kế thừa này là hình thức chính trị, mô hình tổ chức hệ thống xã hội chịu ảnh hưởng từ hai nước Trung Quốc và Ấn Độ tuy nhiên chúng lại mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa. 

- Có thể thấy, tổ chức xã hội ở Đông Nam Á vừa có tính bản địa vừa tiếp thu, kế thừa các giá trị bên ngoài.


III. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ


1. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

Trả lời câu hỏi trang 79 SGK Lịch sử 10 

Văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến khu vực Đông Nam Á?

Lời giải

- Trung Quốc thiết lập những tuyến đường buôn bán và bành trường xuống Đông Nam Á từ khóa thế kỉ III TCN – II TCN

- Sự thiết lập này ban đầu tạo ra sự tiếp xúc văn hóa cưỡng bức song sau đó nó lại trở thành giao thoa văn hóa. Nho giáo, Đạo giáo từ nước ngoài được du nhập, trở thành 1 bộ phân quan trọng trong tư tưởng văn hóa ở Đông Nam Á.

- Tuy nhiên, cư dân Đông Nam Á tiếp thu và học hỏi một cách kỹ càng, có chọn lọc. Hòa nhập nhưng không hòa tan. 

- Khi người Trung Quốc di dân xuống xuống khu vực Đông Nam Á đã giúp cho việc giới thiệu, quảng bá những thành tựu văn minh văn hóa Trung Hoa xuống khu vực này. 


2. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ

Trả lời câu hỏi trang 79 SGK Lịch sử 10 

Nêu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á

Lời giải

- Các thương gia và tu sĩ đã mang văn hóa Ấn Độ theo đến Đông Nam Á.

- Văn hóa Ấn Độ đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc hình thành phát triển bản sắc văn hóa của khu vực Đông Nam Á.  

- Đặc biệt, với thành tựu văn minh chữ viết Ấn Độ đã được một số nước trong khu vực học hỏi và sáng tạo nên chữ viết riêng.

- Kiến trúc, điêu khắc Ấn Độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nước. Tuy nhiên cư dân Đông Nam Á vẫn giữ được những nét văn hóa riêng, độc đáo của mình.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 80 SGK Lịch sử 10 

1. Những cơ sở dân cư và xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á? Nêu ví dụ cụ thể.

Lời giải

- Do đặc trưng riêng biệt về văn hóa dân tộc, điều kiện tự nhiên với 2 bộ phận lục địa và hải đảo mà ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X xuất hiện nhiều quốc gia khác nhau như: 

+ Các vương quốc Sri Kse-tra của người Môn và Pa-gan của người Miến (ở lưu vực sông I-ra-oa-đi), một số quốc gia như Đại Cồ Việt của người Việt, vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me.

- Nền kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo là đặc trưng kinh tế của Đông Nam Á, trong đó có một số quốc gia phát triển mạnh mẽ thuơng nghiệp. 

- Vì cùng sinh sống trên một khu vực địa lý có những điểm tương đồng nhất định nên cư dân Đông Nam Á có một cội nguồn văn hóa bản địa tương tự nhau trước khi tiếp xúc với nền văn hóa của Trung Hoa và Ấn Độ. 

2. Phân tích những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ đối với văn minh Đông Nam Á.

Lời giải

- Trong quá trình hình thành và phát triển dân tộc, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa mang bản sắc riêng của khu vực.

- Có thể thấy, Nho giáo và Đạo giáo trở thành một bộ phận quan trọng trong tư tưởng, văn hóa của người dân Đông Nam Á. Nhiều tín ngưỡng bản địa để có sự tiếp thu và dung hợp với Ấn Độ giáo và Phật giáo (hai tôn giáo đến từ Ấn Độ và Trung Quốc)

- Chữ Phạn từ Ấn Độ và chữ Hán từ Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á đã trở thành nền tảng nhất định để người dân sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng cho dân tộc mình.  

- Văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ còn ảnh hưởng rất lớn tới một số công trình điêu khắc, kiến trúc, các giá trị nghệ thuật ở Đông Nam Á. Ví dụ: khu di tích Mỹ Sơn ở Việt Nam có kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo. 


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 80 SGK Lịch sử 10 

Em hãy lấy những ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ ở Việt Nam

Lời giải

Những giá trị văn minh Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa của người Việt 

- Người Việt tiếp thu chữ Hán, học hỏi một số quy tắc lễ nghĩa, chịu ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng phụ quyền nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ.

- Về phát minh kĩ thuật: người dân Việt Nam tiếp thu một số phát minh kĩ thuật của Trung Quốc như: làm giấy, chế tạo thủy tinh,…

- Về tôn giáo: Tiếp thu, học hỏi một số tôn giáo lớn như Nho giáo và Phật giáo. Đạo giáo du nhập về Việt Nam có sự hòa nhập với tín ngưỡng dân gian.

- Một số lễ tết như Tết nguyên đán, Trung thu,…đã được người Việt tiếp thu và có sự thay đổi sao cho phù hợp với văn hóa của người Việt

>>> Xem trọn bộ: Soạn Sử 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Sử 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 27/09/2022