logo

Giải bài tập SGK Sử 10 Bài 6 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 28, 29, 30, 31, 32, 33 bám sát nội dung bộ sách mới Chân trời sáng tạo. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 6. Văn minh Ai Cập cổ đại SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 6 ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Yêu cầu cần đạt

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh cổ đại phương Đông. 

- Giải thích được những cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại; nêu được nghĩa của những thành tựu chính của văn minh Ai Cập.


I. Cơ sở hình thành


1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

Trả lời câu hỏi trang 28, 29 SGK Lịch sử 10

Em hiểu như thế nào về nhận định của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”

Lời giải

Sông Nin có tầm quan trọng to lớn trong việc hình thành nền văn hóa Ai Cập cổ đại:

- Cung cấp lượng phù sa màu mỡ, nguồn nước quan trọng cho ngành nông nghiệp cũng như đời sống vật chất. 

- Bồi đắp nên đồng bằng châu thổ màu mỡ, đem tới cuộc sống thịnh vượng cho người dân Ai Cập cổ đại. 

- Nếu không có sông Nin, Ai Cập sẽ trở thành vùng đất cằn cỗi, hoang mạc từ nhiều năm về trước. 

- Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân Ai Cập cổ đại đều gắn liền với dòng sông Nin.


2. Điều kiện kinh tế

Trả lời câu hỏi trang 28 SGK Lịch sử 10

Quan sát Hình 6.2, em hãy mô tả một số hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại - Chân trời sáng tạo

Lời giải

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của người dân Ai Cập cổ đại:

- Người dân trồng trọt, canh tác thâm canh theo mùa vụ với đa dạng các loại cây trồng như lúa mì, lúa mạch, nho... chăn nuôi các loại gia súc như cừu, bò, dê...

- Bên cạnh đó, các nghề thủ công nghiệp cũng tương đối phát triển như nghề làm bánh mì, làm bia, chế tác đá... 

- Hoạt động thương mại giữa các nước láng giềng cũng diễn ra. Hình thức trao đổi ở dạng hàng - hàng (đổi hàng nông nghiệp và đồ thủ công), tiền tệ cũng xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại. 


3. Điều kiện chính trị xã hội

Trả lời câu hỏi trang 30 SGK Lịch sử 10

Quan sát Hình 6.3, em hãy xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại.

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại - Chân trời sáng tạo

Lời giải

 Xã hội Ai Cập cổ đại là một xã hội phân chia ra nhiều tầng lớp giai cấp: 

- Người đứng đầu và có quyền lực nhất nhà nước và xã hội là Pha-ra-ông. Vua Ai Cập đề ra các luật lệ và đảm bảo mọi người phục tùng mọi quyết định mà ông đưa ra.

- Dưới Pha-ra-ông là tầng lớp quý tộc và tăng lữ, đứng đầu là Tể tướng. 

- Tầng lớp thợ thủ công là những người có tay nghề cao phụ trách công việc sản xuất. Bao gồm 2 thành phần: thợ thủ công làm việc trong các nông trang của quan lại và đền miếu và thợ thủ công tự do.

- Trong thời kì này, tầng lớp thương nhân, nhà buôn vẫn chưa được phát triển. 

- Giai cấp nông dân chiếm số đông trong xã hội, giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

- Giai cấp nô lệ cũng chiếm tỷ lệ cao. Nô lệ bao gồm: tù binh, người do các nước lệ thuộc cống nạp, người bản xứ bị nô dịch. Họ là những người thuộc sự kiểm soát và sở hữu của vua, qúy tộc, quan lại.

==> Xã hội được chia thành 2 giai cấp chính: thống trị (quý tộc, tăng lữ) và bị trị (nông dân công xã, nô lệ).


II. Thành tựu văn minh tiêu biểu


1. Chữ viết và văn học

Trả lời câu hỏi trang 29 SGK Lịch sử 10

1. Thế nào là chữ tượng hình? Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập cổ đại là gì?

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại - Chân trời sáng tạo

Lời giải

Chữ tượng hình là:

- Hệ thống chữ viết có sớm nhất trên thế giới. Trong đó, mỗi ký hiệu biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa sẽ được biểu diễn bằng hình ảnh động vật hoặc đồ vật.

- Những hình vị này tương tự như các chữ cái, nhưng một chữ tượng hình duy nhất sẽ tương ứng với một âm tiết hoặc một khái niệm nào đó. 

Ý nghĩa của chữ tượng hình Ai Cập cổ đại là:

- Chữ viết giúp cho văn học cổ đại Ai Cập rất đa dạng, phong phú về thể loại, có nội dung phản ánh hiện thực sâu sắc, lưu lại những chiến tích của các Pha-ra-ông, ngợi ca sùng bái thần linh. 

- Chữ tượng hình Ai Cập ra đời góp phần xây dựng xã hội ổn định, bền vững. Đồng thời, nó là phương tiện để lưu trữ các bí mật trọng đại của đất nước mà tới ngày nay con người vẫn chưa giải mã hết được. 

2. Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a đồ sộ thời cổ đại khiến em suy nghĩ điều gì?

Lời giải

Trong sáu thế kỷ, thư viện A-lếch-xan-đri-a nổi tiếng tại Ai Cập đã phát triển mạnh mẽ, từ đó trở thành trung tâm văn hóa và tri thức thời cổ đại.  

- Được xây dựng vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên, thư viện A-lếch-xan-đri-a được coi là một trong những nơi lưu giữ kho tàng kiến thức quan trọng nhất của nền văn minh cổ đại. 

- Thư viện chứa khoảng nửa triệu cuốn sách làm bằng giấy cói, bao gồm nhiều tác phẩm của các tác giả nổi tiếng như: Plato, Homer, Herodotus...

- Thư viện A-lếch-xan-đri-a nói riêng và thành phố A-lếch-xan-đri-a nói chung đã trở thành thủ đô tri thức, mang tới nhiều kiến sthức thú vị cho người dân bản địa và du khách tới tham quan. 


2. Tín ngưỡng, tôn giáo

Trả lời câu hỏi trang 30 SGK Lịch sử 10

1. Tại sao người Ai Cập cổ lại sùng bái tự nhiên?

Lời giải

Lí do người Ai Cập cổ sùng bái tự nhiên vì: 

- Ai Cập cổ điều kiện tự nhiên và đặc trưng kinh tế riêng biệt. Do đó, nhân tố tự nhiên đóng vai trò quan trọng đối với xã hội thời bấy giờ. 

- Ai Cập khai sinh gắn liền với dòng sông Nin, con sông gắn liền với đời sống sản xuất kinh tế nông nghiệp của người dân. 

- Không chỉ vậy, Ai Cập là quốc gia có hình thức thể chế quân chủ chuyên chế cổ đại, đứng đầu bộ máy nhà nước là Pha-ra-ông. Trong đó, giai cấp thống trị cai trị giai cấp bị trị thông qua tông giáo.

- Trong tôn giáo Ai Cập cổ đại thì việc sùng bái tự nhiên là việc bình thường, chiếm địa vị trọng yếu. Người dân sùng bái Thiên thần Nut, địa thần Geb, và thủy thần Osiris. Đặc biệt, thần mặt trời Ra được người Ai Cập cổ tôn vinh nhiều và phổ biến hơn. 

2. Theo em, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển những lĩnh vực nào của Ai Cập cổ đại?

Lời giải

Tín ngưỡng và tôn gíao có vị trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, chính trị, xã hội và ảnh hưởng tới nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại. 


3. Khoa học kĩ thuật

Trả lời câu hỏi trang 30 SGK Lịch sử 10

Theo em, tại sao người Ai Cập lại rất giỏi về khoa học tự nhiên và kỹ thuật?

Lời giải

Lí do người Ai Cập rất giỏi về khoa học tự nhiên và kĩ thuật: 

- Do nhu cầu sản xuất thực tế của đời sống xã hội đã thúc đẩy nên sự hình thành và phát triển của những phát minh khoa học của người Ai Cập cổ. 

- Để sắp xếp công việc đồng áng, sản xuất nông nghiệp nên người Ai Cập đã sớm biết quan sát thời tiết, chú ý tới thiên văn. Từ đó, họ tạo ra các lịch thiên văn, chòm sao, đồng hồ...

- Xuất phát từ mục đích đo đạc lại ruộng đất hàng năm bị nước làm lụt của sông Nile nên người ta đã phát minh ra Toán đại số. 

- Từ nhu cầu xây Kim tự thấp mà Toán học xuất hiện.

- Ngành Y học hình thành và phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tìm hiểu cơ thể con người, chữa bệnh cho người dân, ướp xác cho các Pha-ra-ông...


4. Kiến trúc và điêu khắc

Trả lời câu hỏi trang 31 SGK Lịch sử 10

Người A-rập có câu nói: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp”. Em có nhận xét gì về câu nói trên.

Lời giải

- Kiến trúc Ai Cập cổ đại có rất nhiều công trình vĩ đại, trường tồn cùng với thời gian.  

- Các kim tự tháp thể hiên sâu sắc quyền uy to lớn của các Pha-ra-ông. Bất chấp sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên, các kim tự tháp vẫn đứng sừng sững trên sa mạc khô cằn. 


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 33 SGK Lịch sử 10

1. Hãy nêu cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại

Lời giải

- Ai Cập có vị trí ở Đông Bắc Châu Phi, hạ lưu sông Nin. Sông Nin dài 6500km là dòng sông dài nhất thế giới, chảy từ Trung Phi lên Bắc Phi. 

- Sông Nin chảy qua Ai Cập đã cung cấp một lượng lớn phù sa màu mỡ, bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, giúp cho hoạt động chăn nuôi, trồng trọt của người dân phát triển. 

- Từ thời nguyên thủy xa xôi, con người đã tập trung sống ở khu vực này đông hơn các nơi khác. 

- Con người nơi đây đã biết sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng từ 6000 năm trước. 

- Nhờ các công cụ này, con người thóat khỏi cuộc sống săn bắt hái lượm dã man, nguyên thủy, chuyển sang sống chủ yếu bằng nghề nông, sớm bước vào xã hội văn minh. 

2. Lập bảng tìm hiểu một thành tựu tiêu biểu trong mỗi lĩnh vực của nền văn minh Ai Cập cổ đại theo gợi ý sau

STT

Lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

1

?

?

?

2

?

?

?

Lời giải

STT

Lĩnh vực

Thành tựu 

Ý nghĩa

1

Thiên văn học

Bản đồ thiên thể Cung cấp gần như chính xác kiến thức thiên văn học so với ngày nay. Thúc đẩy cho sự phát triển của ngành thiên văn học ở các giai đoạn sau. 

2

Toán học

Toán hình, toán đại  Đóng góp to lớn cho ngành khoa học tự nhiên của nhân loại. Tri thức của Toán học vẫn được áp dụng cho tới ngày nay. 

3

Y học

Tìm hiểu về cơ thể con người, chữa bệnh Là nền tảng vững chắc cho ngành y học trên thế giới phát triển. 

4

Kiến trúc điêu khắc

Kim tự tháp Ai Cập Chứa đựng nhiều tri thức mà con người vẫn chưa tìm hiểu hết được. 

Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 33 SGK Lịch sử 10

1. Em hãy kể tên những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn đến ngày nay. Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu đó.

Lời giải

Một số thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn có giá trị sử dụng trong thực tiện hiện nay là: Triết học, toán học, tôn giáo.

Tầm quan trọng và giá trị của các thành tựu đó là: 

Với lĩnh vực tri thức và nghệ thuật:

- Khởi nguồn của triết học, toán học, khoa học, văn học đều xuất phát từ Ai Cập. 

- Một trong những hệ thống lý thuyết chính trị và luật học lâu đời nhất được người Ai Cập xây dựng và phát triển. Họ đã hình thành, sáng tạo nên những phát minh về thủy lợi, thủy tinh, đồ gốm, giấy, kỹ thuật.  

- Những điều này nhằm thúc đẩy sự phát triển của vô số những thành tựu khoa học ở thế kỉ sau. 

Với lĩnh vực tín ngưỡng và đạo đức:

- Lý thuyết đạo đức Ai Cập là khởi nguồn cho tiêu chuẩn của những hệ thống đạo đức cá nhân và xã hội của nhiều dân tộc khác trên thế giới.  

- Lý thuyết này bên cạnh những lời răn dạy cấm đoạn, cấm những thói hư tật xấu như cấm nói dối, trộm cắp, giết người thì nó còn có nhiều quan điểm ca ngợi cái tốt, cái đẹp, tôn vinh công lý, nhân từ, quyền bình đẳng của con người. 

- Những tri thức trên vô cùng quan trọng để con người thời nay nghiên cứu về mọi mặt của đời sống tinh thần người dân cổ đại. 

2. Em hãy chọn và giải mã ba trong số các biểu tượng sau đây của nền văn minh Ai Cập cổ đại

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại - Chân trời sáng tạo

Lời giải

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại - Chân trời sáng tạo

 Biểu tượng “chữ Ankh” – biểu tượng cho cuộc sống vĩnh cửu.  có ý nghĩa là cuộc sống. Chỉ có các Pharaoh, Hoàng hậu và các vị thần mới được phép mang biểu tượng này vì nó được tin là sẽ đem lại sức mạnh cho người cầm nó có thể ban hay tước đoạt sinh mệnh từ những người khác.

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại - Chân trời sáng tạo

  Con mắt Horus (hay mắt Ai Cập) - biểu tượng của trí tuệ, sự bảo vệ và sức khỏe

[SÁCH MỚI] Soạn Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại - Chân trời sáng tạo
 Bọ hung - biểu tượng cho sức mạnh, sáng tạo và biến đổi. 

 

>>> Xem trọn bộ: Soạn Sử 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 27/09/2022