Tuyển tập các bài phân tích, tóm tắt, dàn ý, cảm nhận, nghị luận tác phẩm Sóng hay nhất. Tổng hợp 1000 bài văn mẫu lớp 12 hay nhất
Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
: Xuân Quỳnh là nữ nhà thơ nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm xuất sắc đóng góp cho nền văn học nước nhà. Thơ Xuân Quỳnh hồn nhiên, chân thật, vừa nồng nhiệt, chân thành, vừa thể hiện sự sâu lắng, suy tư. Một tác phẩm thành công tiêu biểu của Xuân Quỳnh là Sóng với những khát vọng cao đẹp của người phụ nữ về tình yêu.
Phân tích khổ 5 bài Sóng
: Chuyện tình yêu không hẳn lúc nào cũng phải tỏ tường bằng những lời hoa mỹ, đẹp đẽ như trong cổ tích, cũng chẳng cần tô vẽ, thắp sáng trên mặt các báo. Chỉ cần tình yêu này đủ lớn trong vòng tay của hai người trong cuộc, hai nửa luôn bên nhau dù tất cả điều gì. Và cô gái Xuân Quỳnh với cái nhìn, cách yêu của mình cũng thế, cô ấy đã đặt vào thơ vô cùng thổn thức. GS TS Trần Đăng Suyền đã từng viết về nhà thơ với bài thơ sóng: “Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở”. Tấm lòng thuỷ chung, son sắt trong tình yêu của nhà thơ sẽ thể hiện rõ ràng ở khổ thơ thứ 5.
Cảm nhận bài thơ Sóng
: Xuân Quỳnh là một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, và đặc biệt điều thấy rõ nhất ở chị chính vẻ đẹp của thiên tính nữ. Mà Sóng chính là những dòng tâm tình chân thành, tha thiết nhất về tình yêu, cũng như những nỗi băn khoăn, lo lắng của người phụ nữ trong tình cảm.
Phân tích hình tượng Sóng
: Hình tượng sóng không phải là hình tượng mới mẻ trong thế giới nghệ thuật thơ. Tuy nhiên, trong “Sóng”, Xuân Quỳnh đã hóa thân vào nó để điệu hồn riêng của mình làm nên một bài thơ với hình tượng bất hủ.
Phân tích khổ 5 và 6 bài thơ Sóng
: Cảm xúc chính là điệu hồn của bài thơ, vậy nên “thơ hay là thơ chín đỏ cảm xúc” (Xuân Diệu). Ở hai khổ thơ năm và sáu, Xuân Quỳnh đã phổ cả điệu hát của tâm hồn mình vào đó, rồi mang nỗi nhớ trong tình yêu lên một tầng cảm xúc mới. Đồng thời, cũng khẳng định nét đẹp tâm hồn bao đời nay của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Phân tích khổ 3 và 4 bài thơ Sóng
: Thơ Xuân Quỳnh dẫu có lắng nghe bao lần, ta vẫn nhận ra trong đó những thoáng mong manh lo sợ cùng nét đẹp của một hồn thơ nhạy cảm, giàu trực cảm. Và đó, chính là nét nữ tính rất riêng làm nên bản sắc của Xuân Quỳnh, mà trong Sóng, tác giả đã hóa thân trọn vẹn nhất điệu hồn ấy vào hai khổ thơ 3 và 4.
Nghị luận về bài thơ Sóng ( Xuân Quỳnh)
: Tình yêu với những địa hạt huyền bí thiêng liêng của riêng nó từ bao lâu nay vẫn là chân trời mời gọi những ngòi bút đến cày xới mảnh đất ấy. Nhưng, mỗi dấu chân đến kiếm tìm lại tự chiêm nghiệm được cho mình những triết lý mới, và đồng thời để lại dấu ấn của riêng mình tại đó. Nếu Xuân Diệu mang đến cho độc giả một tâm hồn thơ đầy sôi nổi, rạo rực thì Xuân Quỳnh đắm vào trong trang thơ vẻ nữ tính, và tâm hồn giàu trực cảm tinh tế của chị, có lẽ vì thế chăng mà Sóng vẫn là bài thơ neo đậu rất nhiều những cảm tình trong lòng độc giả.
Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng
: Sóng của Xuân Quỳnh, đã cho thấy những điệu hồn vừa đối lập, vừa hòa điệu cùng những khát mong mãnh liệt của tâm hồn người phụ nữ khi yêu, 2 khổ thơ mở đầu đã mở ra một chân trời tiếp nhận mới mẻ, thú vị trong mắt bạn đọc như thế. Dưới đây, mời các bạn tham khảo bài văn phân tích hai khổ đầu bài thơ Sóng nhé.
Tác giả - Tác phẩm: Sóng (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)
: - Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
- Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)
- Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội
Dàn ý phân tích Sóng
: Bài văn đánh giá cao không chỉ xét ở mức độ cảm xúc, tình cảm của người viết không mà còn phải đảm bảo đầy đủ các ý, nội dung chặt chẽ. Để có thể đảm bảo sự đầy đủ trong phân tích thì người viết cần phát họa, mổ xẻ các luận điểm chính nên có trong bài, triển khai chúng theo hướng nào thì khi đó chỉ cần đặt bút vào làm, nó sẽ không làm ngắt mạch cảm xúc của bạn. Còn giờ thì tham khảo dàn ý chi tiết bên dưới đây.
Mở bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
: "Em lo âu trước xa tắp đời mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn"
Đó là những vần thơ mà đôi lần nữ sĩ Xuân Quỳnh đã " Tự hát" lên tha thiết.
Mở bài bài thơ Sóng (Top 3 bài mẫu)
: Sóng dường như là bài thơ để lại những xúc cảm sâu lắng nhất trong lòng người đọc khi nghĩ về thơ Xuân Quỳnh. Bạn đã biết cách khéo léo mở bài của bài thơ này? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
Kết bài bài thơ Sóng (Top 3 bài mẫu)
: Ai đó từng nói rằng, Sóng là bông hoa lạ trong vườn thơ kháng chiến, có lẽ điểm mới lạ chính là trong đề tài chị khai thác, trong cảm xúc mà chị gửi gắm qua trang thơ. Nhưng xét cùng, Sóng vẫn là niềm khao khát hòa nhập, hòa mình của cái tôi để hướng đến sự vĩnh cửu, Sóng vẫn nói về vấn đề muôn thuở vĩnh hằng của tồn tại loài người. Có lẽ vì thế mà nhận được sự đồng cảm sâu rộng, mạnh mẽ đến thế.