logo

Top 10 mẫu Mở bài Sóng ngắn gọn (Khổ 1, 2, 3, 4, 5)

Bài thơ Sóng đã diễn tả một cách sâu sắc những cung bậc cảm xúc, nhưng trạng thái trong tình yêu. Con sóng là sự vĩnh hằng của biển khơi, còn tình yêu là khát khao muôn thuở của tuổi trẻ. Dưới đây là một số mẫu Mở bài Sóng ngắn gọn (Khổ 1, 2, 3, 4, 5), mời bạn đọc tham khảo!


Mở bài Sóng ngắn gọn (Khổ 1)


Mẫu số 1:

“Yêu là chết trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chẳng được yêu”

Tình yêu luôn là những cung bậc cảm xúc rất khó định hình, khó diễn tả. Tình yêu cho người ta cảm nhận rõ nhất những hỉ, nộ, ái, ố ở đời. Yêu là vui vẻ, đắm say, yêu là cả buồn đau, tủi hờn. Tiếng lòng tình yêu đã được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh khắc họa rõ nét qua bài thơ Sóng, đặc biệt là trong hai khổ thơ đầu của bài thơ.


Mẫu số 2:

Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương, đặc biệt ghi dấu ấn ở thể loại thơ. Nói về tình yêu, mỗi nhà thơ có một sắc thái riêng. Nếu Xuân Diệu là mạnh mẽ sôi trào thì Xuân Quỳnh lại chọn cho mình sự da diết lắng sâu. Điều này thể hiện rất rõ qua tác phẩm “Sóng”, một tiếng thơ về tình yêu đậm chất Xuân Quỳnh. Bài thơ là những khám phá của tác giả về tình yêu, tìm ra được quy luật của tình yêu. Đó cũng là nội dung của hai đoạn trích sau:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”


Mở bài Sóng ngắn gọn (Khổ 2)


Mẫu số 1:

Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trẻ xuất sắc trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ và là một trong số ít những nhà thơ nữ viết rất nhiều và rất thành công về đề tài tình yêu. Một trong những thành công xuất sắc về đề tài này của nữ sĩ là bài thơ “Sóng”.


Mẫu số 2:

Đã có biết bao nhiêu thi nhân lựa chọn hình ảnh sóng làm hình tượng chính trong những tác phẩm của mình, bởi một lẽ đây là hình tượng động, cũng giống như: “Tình yêu muôn thuở/Có bao giờ đứng yên.” Nếu như ông hoàng thơ tình Việt Nam – Xuân Diệu lựa chọn hình ảnh sóng để biểu hiện cho tình yêu của anh dành cho em, một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, muốn ôm trọn em vào lòng, muốn hôn lấy em.. thì Xuân Quỳnh, lại lựa chọn hình tượng này, viết về sóng để gửi gắm tình yêu của trái tim người phụ nữ.

Mở bài Sóng ngắn gọn (Khổ 1, 2, 3, 4, 5)

Mở bài Sóng ngắn gọn (Khổ 3)


Mẫu số 1:

Coi thơ là sự sống, là tình yêu, là tất thảy ý nghĩa cuộc đời mình, Xuân Quỳnh đã gửi trọn những tâm sự, cảm xúc dạt dào, mãnh liệt của mình vào những trang thơ. Bài thơ “Sóng” của nữ sĩ là một lời sẻ chia tâm trạng, cảm xúc được rất nhiều người đón nhận. Sau hai khổ thơ đầu nói về hình tượng sóng và quy luật của tình yêu, khổ thơ thứ ba tiếp tục để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ, ấn tượng đặc biệt.


Mẫu số 2:

Thơ Xuân Quỳnh dẫu có lắng nghe bao lần, ta vẫn nhận ra trong đó những thoáng mong manh lo sợ cùng nét đẹp của một hồn thơ nhạy cảm, giàu trực cảm. Và đó, chính là nét nữ tính rất riêng làm nên bản sắc của Xuân Quỳnh, mà trong Sóng, tác giả đã hóa thân trọn vẹn nhất điệu hồn ấy vào khổ thơ thứ 3.


Mở bài Sóng ngắn gọn (Khổ 4)


Mẫu số 1:

Tình yêu là món quà vô giá mà thượng đế đã ban tặng con người. Đó là tiếng lòng đồng điệu giữa những tâm hồn khát khao yêu thương, đồng cảm, gắn kết trái tim lại với nhau. Có lẽ chính vì vậy mà tình yêu luôn là chủ đề muôn thuở trong thơ ca. Nhắc đến thơ ca tình yêu, bên cạnh những tên tuổi lớn như Puskin, Tago trên thi đàn thế giới, thì ta cũng không quên nhắc đến những tên tuổi lớn của nền văn học Việt Nam như Xuân Diệu, Nguyễn Bính. Và đại diện cho tình yêu nồng nàn đằm thắm của người phụ nữ, không thể không nhắc đến Xuân Quỳnh. Nữ sĩ viết rất nhiều về tình yêu, nhưng để lại dấu ấn sâu đậm phải kể đến bài thơ Sóng. Tác phẩm chính là tiếng lòng nhẹ nhàng nhưng cũng rất mạnh mẽ của người phụ nữ trong tình yêu, đặc biệt ở khổ 4 của bài thơ.


Mẫu số 2:

Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình" thì Xuân Quỳnh lại được biết đến là nữ hoàng của tình yêu. Viết về đề tài tình yêu, Xuân Quỳnh đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều thi phẩm xuất sắc. Nổi bật trong số đó không thể không nhắc tới bài thơ "Sóng". Trong tác phẩm, Xuân Quỳnh đã thể hiện niềm khao khát của người thiếu nữ muốn được yêu được yêu thương, được sống trong một tình yêu hạnh phúc thủy chung. Vẻ đẹp này thể hiện đặc biệt rõ nét qua khổ thơ thứ 4.


Mở bài Sóng ngắn gọn (Khổ 5)


Mẫu số 1: 

Thơ Xuân Quỳnh dẫu có lắng nghe bao lần, ta vẫn nhận ra trong đó những thoáng mong manh lo sợ cùng nét đẹp của một hồn thơ nhạy cảm, giàu trực cảm. Và đó, chính là nét nữ tính rất riêng làm nên bản sắc của Xuân Quỳnh, mà trong Sóng, tác giả đã hóa thân trọn vẹn nhất điệu hồn ấy vào khổ thơ 5:

"Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức"


Mẫu số 2:

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là một tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Ngoài những tác phẩm đã trở thành ca khúc bất tử như “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu" thì “Sóng” cũng là bài thơ về tình yêu có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc. “Sóng” không chỉ thể hiện những nét tương đồng, những chiều dài của nỗi nhớ, những băn khoăn trong tình yêu mà còn thể hiện những suy tư lo âu trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu, những nỗi niềm khát vọng ấy được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ thứ 5.

----------------------------

Trên đây, Toploigiai đã tổng hợp và biên soạn các mẫu Mở bài Sóng ngắn gọn (Khổ 1, 2, 3, 4, 5) cho các bạn tham khảo. Rất mong những kiến thức trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các bạn, chúc các bạn học tập thật tốt.

icon-date
Xuất bản : 26/12/2022 - Cập nhật : 01/07/2023