logo

Phân tích hình tượng Sóng

        Hình tượng sóng không phải là hình tượng mới mẻ trong thế giới nghệ thuật thơ. Tuy nhiên, trong “Sóng”, Xuân Quỳnh đã hóa thân vào nó để điệu hồn riêng của mình làm nên một bài thơ với hình tượng bất hủ. Hãy cùng tham khảo bài phân tích hình tượng sóng dưới đây nhé:

Phân tích hình tượng Sóng | Văn mẫu 12 hay nhất


Mục lục nội dung

Phân tích hình tượng Sóng

        Trước hết hình tượng sóng mang trong nó những đối cực, những đối cực như được đằm vào trong đó vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

         Con sóng dù ồn ào, dữ dội hay mãnh liệt đến đâu, cuối cùng nó cũng vẫn cuộn trào về phía bình yên, về bến bờ hạnh phúc, đó là khát vọng của sóng, hay cũng là khát vọng của Xuân Quỳnh đã hóa thân vào trong đó. Vì thế mà da diết, mãnh liệt, và dễ hiểu. Nhưng con sóng ấy không chỉ biết khát khao, mà còn khao khát kiếm tìm , khao khát ra biển lớn để được thấu hiểu, sẻ chia, được đi đến tận cùng của bản thể. Hình ảnh con sóng chủ động, táo bạo này cũng là hình ảnh của người phụ nữ hiện đại, chủ động, chứ không thụ động phó mặc hạnh phúc vào tay ai. Vì thế mà nhuần thấm trong đó nét đẹp truyền thống vốn có cũng như vẻ đẹp hiện đại sắc sảo.

        Những con sóng con mang trong nó cả nỗi nhớ khôn nguôi, da diết của nhân vật “em”.

“Con sóng dưới dòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

        Cả dưới lòng sâu, cả trên mặt nước, cả trong tiềm thức, ý thức, vô thức, trái tim cũng luôn đập những nhịp đập hối hả, vẫn luôn da diết ngóng trông và khát khao được hòa nhập, gắn bó. Nỗi nhớ, hay bệnh tương tư đã là cung bậc cảm xúc muôn thuở của đôi lứa yêu nhau. Nhưng ở mỗi bài thơ, mỗi thời kì lại có những cách tỏ bày khác nhau. Mượn sóng để nói về nỗi nhớ, tự nó đã giúp cho xúc cảm trong câu thơ của Xuân Quỳnh như đang chảy tràn trên trang giấy, cuộn chảy mãnh liệt, bất tật, nỗi nhớ vượt mọi không gian, và bất tận qua thời gian, nỗi nhớ từ ý thức mờ dần lấn sang ranh giới của tiềm thức. Còn cách biểu đạt nào hay đến thế, mà cũng say sưa da diết đến vậy.

        Nếu ở hai khổ thơ trên, có thể thấy Xuân Quỳnh đi sâu vào tâm thất của lòng người để biểu đạt những trạng thái vừa đối lập, mà cũng vừa cuộn trào, dòng cảm xúc ấy đi sâu vào bí ẩn và những khắc khoải khôn nguôi của nội tâm, thì đến khổ thơ này, cái tôi mà sóng hóa thân đã nhập hào làm một với biển lớn, với đại dương bao la, sự hòa nhập đó là để cùng gắn kết, và cũng chính sự gắn kết đó đem đến sự thấu hiểu tận cùng cho bản thể, đó là điều mà con sóng đã khao khát ở đầu khổ thơ, đến khổ thơ cuối lại càng thêm thấm thía mạch chảy của hình tượng sóng:

“Làm Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

         Có ý kiến cho rằng, Sóng của Xuân Quỳnh như một bông thơ lạ trong vườn thơ kháng chiến, đến khổ thơ cuối này, dường như đã hóa giải đôi điều về nhận định ấy. Lạ bởi rõ ràng so với các đề tài về thơ ca kháng chiến, thơ Xuân Quỳnh khai thác sâu vào mạch cảm xúc cá nhân, nhưng lạ mà không hề dị biệt, ở chỗ thơ Xuân Quỳnh vẫn tràn đầy khát khao được hòa nhập cái tôi vào cái ta chung, để đạt đến sự vĩnh hằng, bất tử như con sóng vỗ mãi vào đại dương bất tận.

       Sóng là hình tượng thơ độc đáo, thú vị, mang nhiều những lớp nghĩa đan xen hòa quyện, vì thế con thuyền nghệ thuật của thơ Xuân Quỳnh cứ để nhớ để thương rất nhiều trong tâm hồn người đọc.

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021