logo

Dàn ý phân tích Sóng

         Bài văn đánh giá cao không chỉ xét ở mức độ cảm xúc, tình cảm của người viết không mà còn phải đảm bảo đầy đủ các ý, nội dung chặt chẽ. Để có thể đảm bảo sự đầy đủ trong phân tích thì người viết cần phát họa, mổ xẻ các luận điểm chính nên có trong bài, triển khai chúng theo hướng nào thì khi đó chỉ cần đặt bút vào làm, nó sẽ không làm ngắt mạch cảm xúc của bạn. Còn giờ thì tham khảo dàn ý chi tiết bên dưới đây.

Dàn ý phân tích Sóng | Văn mẫu 12 hay nhất


Mở bài Dàn ý phân tích Sóng

- Có lẽ thơ ca sinh ra là để viết về tình yêu.Biết bao nhà thơ đã hao mòn bút lực trong đề tài này và đã có những vần thơ bất hủ. Đề tài vừa cũ nhưng lại luôn mới như tình yêu con người. Tìm đến đề tài quen thuộc nhưng tạo ra chỗ đứng trên thi đàn là một điều không hề dễ nhưng Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ nổi bật trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã làm được điều đó

- Sóng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Bài thơ diễn tả tâm hồn của người phụ nữ đang yêu với những rung động, trăn trở, băn khoăn đầy khao khát.


Thân bài Dàn ý phân tích Sóng

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ sáng tác 29.12.1967. Lúc này trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ vô cùng ác liệt, dữ dội

2. Hai khổ thơ đầu: Những đặc điểm về tình yêu của con người nói chung và người con gái nói riêng

- Xuân Quỳnh đã sử dụng những đặc tính của sóng để biểu đạt những sắc thái của tình yêu trong “em” có sự “dữ dội” mà cũng rất “dịu êm”, có “ồn ào” nhưng vẫn “lặng lẽ”. Có những biểu hiện đối lập cùng tồn tại, sóng bất thường và tình yêu của em cũng bất thường như sóng.

- Sóng luôn tự tìm về biển nên mới “tìm ra tận bể”: những bí ẩn của sóng và những bí ẩn trong nỗi niềm của người phụ nữ đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật tinh tế.

- Con sóng tình yêu muốn vượt ra khỏi những gì hạn hẹp để đến với bể lớn tình yêu bát ngát. Nỗi niềm của “em”, của người phụ nữ đang yêu được Xuân Quỳnh hiểu thấu và nói lên bằng hình ảnh thơ cụ thể mà cũng thật trừu tượng.

- “con sóng ngày xưa…ngày sau vẫn thế…” : con song muôn đời vẫn thế, luôn trẻ trung, vĩnh hằng, bất diệt với thời gian, năm tháng cũng như tình yêu luôn tồn tại, gắn liền với ước mơ, khao khát về hạnh phúc, cuộc sống của tuổi trẻ

3. Hai khổ 3 và 4: Nguồn cội của tình yêu khiến tác giả có những trăn trở của riêng mình.

- Trước không gian bao la vô ngần, thời gian hữu hạn nhân vật “em” bất giác nghĩ về “anh”, về “em”, về tình yêu của chúng ta. Lấy cớ hỏi sóng đến từ đâu nhưng cái chính là muốn hỏi về chính nguồn cội tình yêu của mình. Ở đây ta thấy được nhà thơ nhấn mạnh niềm khát khao yêu và được yêu, được nhận thức về chính bản thân mình và về tình yêu bất hủ muôn đời.

- Tình yêu từ lâu vốn dĩ chứa đựng nhiều điều bí ẩn, khó lí giải. Khi yêu người ta khó phân định rõ ràng, trái tim lúc này không dễ dàng tuân theo một qui luật rõ ràng. Vì thế mà nhà thơ đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi “khi nào ta yêu nhau?” nhưng rồi cũng như sóng và gió, không thể cắt nghĩa chúng.

4. Khổ 5 và 6: Sự sóng đôi hai hình tượng em và sóng để diễn tả nỗi nhớ

- Hình tượng sóng nhớ thương bờ: Dưới những tầng sâu của đại dương, nỗi nhớ của con sóng cuồn cuộn đến dày vò. Một khi kìm nén không nổi, sóng trào dâng lên mặt biển từng đợt ào ạt, lan rộng, sóng cứ xôn xao, thao thức, điên đảo. Như thế mới thấy nỗi nhớ bao trùm cả không gian chiếm lĩnh luôn thời gian, cuốn hút mọi tâm tư, đó chính là lúc người con gái đang bị nhấn chìm trong biển nhớ.

→ Qua đó thể hiện một tình yêu nồng nàn, đắm say nhưng vô cùng kín đáo.

- Cái tôi trữ tình lúc này tách ra khỏi hình tượng sống để bày tỏ, mạnh dạn nói cho cạn kiệt nỗi nhớ của mình:

+ Giọng thơ thì thầm, thủ thỉ, ân cần bộc bạch nỗi nhớ nhung. Không ngủ được, chợp mắt rồi lại mơ, thao thức nhớ nhung. Đó là quy luật của tình cảm tình nhiên của người đang yêu. Nỗi nhớ khắc khoải vượt ra khỏi lí trí.

+ Nỗi nhớ đi từ cõi ý thức sang vô thức, tiềm thức.

→ Qua đó thấy được tình yêu của người con gái chân thành, sâu thẳm, và duy nhất. Một tâm hồn đẹp, khi kín đáo biểu lộ lúc chân tình bày tỏ nỗi lòng nhưng vẫn mang nét nữ tính

- Nỗi nhớ dịu lại, nhân vật “em” tự soi chiếu lòng mình để nhận ra những điều mới mẻ của tình yêu.

+ “Nghĩ”: động từ vừa gợi sự nghĩ ngợi mà cũng là đang tơ tưởng, đây là một biểu hiện của nỗi nhớ nhẹ nhàng, sức cuốn hút của tình yêu.

+ Xuân Quỳnh có cách nói lạ: “xuôi về phương Bắc, ngược về phương Nam” để thấy được sự trắc trở, thử thách đến với tình yêu. Hơn nữa nổi rõ lên phẩm chất và sức mạnh của tình yêu, người con gái mang một tâm hồn trẻ, đẹp, thủy chung và son sắc

5. Còn lại: Tình yêu luôn gắn liền với những khó khăn, trắc trở như thế mới thấy khát vọng tình yêu đẹp đến thế nào.

- Khó khăn, thách thức trong tình yêu chưa bao giờ khiến người con gái chùn bước, sau tất cả sóng “con nào chẳng tới bờ” thì với “em” có gian truân thế nào lòng vẫn một mực ‘hướng về anh”

- Nhân vật trữ tình chìm đắm trong suy tư, ngẫm về cuộc đời, ý thức về quan hệ giữa con người với vũ trụ, thấy thời gian vô tình, đời người càng trở nên ngắn ngủi. Xuân Quỳnh thể hiện niềm tiếc, lo âu về việc nắm lấy hạnh phúc hiện tại.

- Tiếp tục là sự nhận thức về thời gian một đi sẽ không trở lại, không thể tìm thấy cuộc đời lần thức hai nên nhà thơ thể hiện rõ sự nuối tiếc, nỗi buồn vươn vấn chỉ biết gửi khát vọng của mình vào đất trời vô tận.


Kết bài Dàn ý phân tích Sóng

- Ngôn ngữ thơ giản dị, nhạc thơ, âm hưởng thơ nhẹ nhàng, da diết, giàu chất suy tư, trí tuệ.

- Đề tài tình yêu và bài thơ sóng luôn mang một nét riêng chỉ có ở Xuân Quỳnh…

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021