logo

Soạn Văn 11 Chân trời sáng tạo

GIỚI THIỆU BỘ SÁCH NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo là chương trình sách mới được sử dụng gần đây trong hệ thống giáo dục Trung học phổ thông của nước ta. Vậy nên để giúp các bạn có thể tiếp cận dễ dàng hơn với loại sách này, Toploigiai đã mang tới những bài Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo, gồm có 9 chủ đề như sau:

Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên

Thiên nhiên là người bạn thân thiết nhất của con người, nó cung cấp cho chúng ta mọi nguồn sống. Chính vì vậy, từ xa xưa đến nay, thiên nhiên luôn là chủ đề sáng tác bất tận cho thơ văn, nghệ thuật. Bài 1 sẽ mang tới cho các bạn những tác phẩm viết về chủ đề thiên nhiên đầy ý nghĩa:

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- Cõi lá (Đỗ Phấn)

- Chiều xuân (Anh Thơ)

- Trăng sáng trên đầm sen (Chu Tự Thanh)

Bài 2: Hành trang vào tương lai

Tương lai là khái niệm dùng để chỉ khoảng thời gian chưa xảy ra. Nó có thể được gắn với một con người, một tập thể, một cộng đồng và hơn cả là cả một quốc gia, một thế giới chung. Để có thể chuẩn bị tốt nhất cho tương lai, nơi mà chúng ta chưa biết trước sẽ có điều gì xảy đến thì mỗi người phải có riêng cho mình một hành trang thật đầy đủ và vững chãi. Sau đây Bài 2 sẽ mang tới cho các bạn một số văn bản để có thể giúp các bạn chuẩn bị được những hành trang tốt nhất cho riêng mình:

- Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới (Ma-la-la Diu-sa-phdai)

- Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Chung)

- Công nghệ AI của hiện tại và tương lai

- Hình tượng con người chinh phục thế giới trong "Ông già và biển cả" (Lê Lưu Oanh)

Bài 3: Khát khao đoàn tụ

Bất kỳ ai trong số chúng ta cũng mong muốn được ở bên cạnh những người mà mình thương yêu. Niềm mong muốn này chính là khát khao được đoàn tụ. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về khát khao đoàn tụ đầy ý nghĩa ấy, Bài 3 đã mang tới những tác phẩm đặc sắc sau đây:

- Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái)

- Tú Uyên gặp Giáng Kiều (Trích Bích Câu kì ngộ - Vũ Quốc Trân)

- Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương)

- Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (Trích Quan Âm Thị Kính - Truyện thơ khuyết danh Việt Nam)

Bài 4: Nét đẹp văn hoá và cảnh quan

Văn hoá và cảnh quan là những điều làm nên bản sắc riêng của một dân tộc, một đất nước. Việt Nam ta là vùng đất ngàn năm văn hiến với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và cảnh quan thiên nhiên vô cùng đa dạng, phong phú. Để các bạn có thể mở rộng vốn hiểu biết về văn hoá và cảnh quan của quê hương mình, Bài 4 đã mang tới cho chúng ta những văn bản sau:

- Sơn Đòong - Thế giới chỉ có một (Theo Ngọc Minh, Hồng Thanh, Tuyết Loan, Hồ Cúc Phương, Phan Anh, Mạnh Hà)

- Đồ gốm gia dụng của người Việt (Phan Cẩm Thượng)

- Chân quê (Nguyễn Bính)

- Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai (Vũ Hoài Đức)

Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống

Lẽ sống là những điều tốt đẹp mà mỗi người cần để có thể tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc đời. Nhưng không phải ai cũng có thể tìm được lẽ sống cho riêng mình. Có người rất nhanh chóng tìm được nó, còn có người lại tìm cả đời không thấy. Chính vì đồng cảm với nỗi băn khoăn, trăn trở của những người đang đi tìm lẽ sống của chính mình mà nhiều nhà thơ, nhà văn đã sáng tác những tác phẩm đặc biệt ý nghĩa , được mang tới trong Bài 5 mang tới dưới đây:

- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng)

- Sống hay không sống – đó là vấn đề (Hăm-lét-Sếch-Xpia)

- Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ)

- Âm mưu và tình yêu (Trích Âm mưu và tình yêu – Si-le)

Bài 6: Sống với biển rừng bao la

Biển và rừng là hai tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Nó cung cấp môi trường sống cho vô số các loài sinh vật, động vật cũng như giúp con người có thêm nguồn sống và phát triển hơn. Không những vậy, biển và rừng còn là những nơi có cảnh quan tươi đẹp nên từ thuở xa xưa đến nay nó vẫn luôn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thơ văn. Bài 6 sẽ mang tới cho các bạn những tác phẩm truyện ngắn với chủ đề biển rừng bao la đặc sắc:

- Chiều sương (Bùi Hiển)

- Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)

- Tào phát Bạch Đế thành (Lý Bạch)

- Kiến và người (Trần Duy Phiên)

Bài 7: Những điều trông thấy (Nguyễn Du và tác phẩm)

Đại thi hào Nguyễn Du là một bậc thi nhân tài hoa của nền văn học Việt Nam. Với kho tàng sáng tác đồ sộ và có giá trị cao của mình, những tác phẩm của ông được đông đảo độc giả đón đọc cũng được giới chuyên môn đánh giá cao. Bài 7 sẽ mang tới cho các bạn một số tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Du cũng như một số bài viết về chính bản thân ông:

- Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

- Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)

- Kính gửi cụ Nguyễn Du (Tố Hữu)

- Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Bài 8: Cái tôi – thế giới độc đáo

Trong thế giới bao la rộng lớn này, mỗi người phải biết tự tạo ra giá trị của riêng mình thì mới có được một cuộc đời thực sự ý nghĩa. Và giá trị riêng mà chúng ta tạo ra đó chính là “cái tôi”. Để các bạn có thể hiểu hơn về “cái tôi”, Bài 8 đã mang tới những tác phẩm thật bổ ích như sau, hãy cùng tìm hiểu nhé!

- Nguyệt Cầm (Xuân Diệu)

- Thời gian (Văn Cao)

- Ét-va Mun-chơ và “Tiếng thét” (Su-si Hút-gi)

- Gai (Mai Văn Phấn)

Bài 9: Những chân trời kí ức 

Kí ức là những điều tươi đẹp diễn ra trong quá khứ nhưng lại được chúng ta mang theo đến hết cuộc đời này. Mỗi người sẽ có một vùng trời kí ức của riêng mình, đây là nơi sẽ sưởi ấm chúng ta mỗi khi mệt mỏi, tổn thương bởi cuộc sống tấp nập, xô bồ. Bài 9 đã tái hiện lại những Chân trời kí ức thật cảm động qua những tác phẩm sau:

- Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Trích Tuấn – chàng trai nước Việt – Nguyễn Vỹ)

- Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki)

- Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh)

- Xà bông “Con Vịt” (Trần Bảo Định)

MỤC LỤC SOẠN VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO