logo

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài lớp 11 trang 112. 113, …, 119 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài lớp 11 trang 112. 113, …, 119 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Tóm tắt diễn biến sự kiện và hành động của các nhân vật từ Lớp I đến Lớp IX.

>>> Xem trả lời 

Câu 2. Qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch, hãy xác định những xung đột cơ bản của tác phẩm.

Trả lời:

Các xung đột cơ bản của tác phẩm: 

- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khổ sai với tầng lớp phong kiến, vua chúa.

- Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và những người bị bắt đi xây Cửu Trùng Đài. Mâu thuẫn xảu ra khi có nhiều người bị chết khi xây dựng Cửu Trùng Đài, dẫn đến nhiều trường hợp mẹ mất con, vợ mất chồng.

Câu 3. Bạn hình dung thế nào về công trình “Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dụng dở dang? Việc xây dựng công trình ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Công trình “Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dụng dở dang có lẽ là một công trình kiến trúc mang tầm vóc vĩ đại. Vì để xây dựng nó cần khoảng 200 vạn cây gỗ chất đống cao như núi, 20 vạn phiến đá lớn, 40 vạn phiến đá nhỏ. Đặc biệt, để xây dựng nên nó cần khoảng 15 vạn công nhân. Cũng do đó mà Vũ Như Tô luôn nhất quyết bảo vệ Cửu Trùng Đài và đặt niềm tin vào nó. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là ước mơ, hoài bão của mình. Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi. Còn với dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu, nước mắt.

- Việc xây dựng công trình ấy chính là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V. Vì do xây dựng Cửu Trùng Đài mà đời sống nhân dân cực khổ, biết bao người phải hy sinh chỉ vì thỏa mãn nguyện vọng của hai người. Dù mỗi người lại dùng Cửu Trùng Đài với mục đích khác nhau nhưng chúng đều gây nên sự oán hận trong lòng dân chúng. Việc Cửu Trùng Đài bị đốt và cái chết của Vũ Như Tô cùng Đan Thiềm đã kết thúc hồi V.

Câu 4. Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch.

Trả lời:

Qua các lớp kịch, ta có thể thấy rất nhiều đoạn đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Có thể nói xuyên suốt từ đầu đến cuối, Vũ Như Tô vẫn luôn giữ thái độ cứng rắn, cương trực, quyết không sợ vì luôn tin mình không làm gì sai. Còn Đan Thiềm thì vẫn luôn khuyên ông trốn chạy và khi bọn quan sai đến cửa bắt thì vẫn luôn cầu xin giữ lại mạng sống cho Vũ Như Tô. Do đó, có thể thấy ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật là ngôn ngữ chủ yếu của văn bản, qua cuộc đối thoại đó, ta có thể thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ chú ý đến nghệ thuật, coi việc xây Cửu Trùng Đài là một tác phẩm nghệ thuật mà không biết rằng nó gây ra lầm than cho dân chúng. Vì thế những lời nói cùng hành động khuyên ngăn của Đan Thiềm ông không thể hiểu nổi. Đây cũng chính là chi tiết mang tính nút thắt của đoạn kịch.

Câu 5. Chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân họ. Cho biết Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch.

Trả lời:

Điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân họ:

- Tương đồng: Là hai con người đều coi trọng cái tài hơn, yêu quý cái đẹp, yêu lẽ phải.

- Điểm khác biệt:

Đan Thiềm:

+ Là người tỉnh táo, nhận thức được trước tình huống bạo loạn nguy hiểm, khuyên ngăn Vũ Như Tô đi trốn.

+ Dù hy sinh bản thân mình cũng phải bảo vệ Vũ Như Tô để đất nước không mất đi một người tài.

Vũ Như Tô

+ Coi việc xây dựng Cửu Trùng Đài là một tác phẩm nghệ thuật mà không biết rằng nó gây ra lầm than cho dân chúng, làm cho bao nhiều người phải hy sinh nên luôn coi việc mình làm là đúng đắn.

+ Quyết không chạy trốn và sẵn sàng hy sinh khi biết tin Cửu Trùng Đài bị đốt.

Câu 6. Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.

Trả lời:

Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, ta có thể thấy những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu:

+ Hy sinh trên chính ước mơ, nghệ thuật của mình.

+ Đến tận lúc chết vẫn không nhận ra được bi kịch, lỗi mà mình mắc phải, vẫn luôn nghĩ rằng mình vô tội, thà chết chứ không nhận sai.

Câu 7. Theo bạn, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có một chủ đề hay nhiều chủ đề? Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như thế nào?

Trả lời:

Theo em, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có nhiều chủ đề. Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V. Khi Cửu Trùng Đài bị đốt không biết nên mừng hay nên tiếc, không biết lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết ông. Tác giả đã chưa đưa ra được lời giải đáp thỏa đáng.

Câu 8. Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện tư tưởng và thông điệp gì? Tư tưởng và thông điệp đó có còn ý nghĩa đối với đời sống đương đại không?

Trả lời:

Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện tư tưởng và thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và với cuộc sống, giữa lí tưởng cao siêu với lợi ích trực tiếp của nhân dân. Theo em, tư tưởng và thông điệp đó vẫn còn ý nghĩa đối với đời sống đương đại. 

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 13/03/2023