logo
ADVERTISEMENT

Soạn bài Chí khí anh hùng lớp 11 trang 126, 127 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Chí khí anh hùng lớp 11 trang 126, 127 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Chí khí anh hùng lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Giải thích quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Theo bạn, cách thể hiện quan niệm ấy trong tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có gì khác nhau?

Trả lời: 

- Quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là: Đã là con trai thì phải đầu đội trời, chân đạp đất và cũng phải mang nợ tang bồng. Có nghĩa là là đấng nam nhi thì cần phải chí tiến thủ, làm chủ cuộc đời, tung hoành trời đất giúp vua trả nợ nước. 

- Trong 8 câu đầu thì: Cách thể hiện chí anh hùng rất rõ ràng với các câu thơ như “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương” hay “Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong”. Đấng nam nhi phải ganh đua với đời và phải tung hoành với trời đất, đi bốn phương trả nợ đời.

- Trong bốn dòng thơ tiếp theo: Ta có thể thấy rõ hình tượng đấng nam nhi với dáng vóc to lớn. Để rước được tình yêu đời mình về dinh, phải lập được nhiều công lao, dùng sức mạnh phi thường, thành quan to chức lớn mới đáng.

- Còn trong 3 câu cuối: Sự kiên quyết và ý chí quyết tâm đỗ đạt, công danh sự nghiệp rõ ràng mới quay trở lại hưởng thụ cuộc sống. 

Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm hứng ấy?

Trả lời: 

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cách tác giả thể hiện quan niệm về chí anh hùng.      

- Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu có tác dụng tạo nên khí thế dồn dập, hào hùng cho bài thơ, giúp làm nổi bật khí thế hào hùng của chí khí anh hùng. Những từ ngữ cùng hình ảnh ẩn dụ được sử dụng hợp lý đã làm nổi bật được quan niệm chủ đạo của tác phẩm.

Câu 3. Không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể và cần nuôi dưỡng “chí anh hùng”. Bạn nghĩ thế nào về quan niệm trên?

Trả lời: 

Không phái ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng”. Đây là một quan niệm hoàn toàn đúng. Không phải cứ công to việc lớn, không phải cứ cứu giúp được nhiều người mới được gọi là anh hùng. Mỗi người đều có thể trở thành anh hùng nếu nuôi dưỡng trong mình “chí anh hùng”. Có lẽ mỗi người sẽ có những quan niệm khác nhau về “chí anh hùng”, nhưng nếu biết quan niệm và biết thực hiện quan niệm đó thì sẽ giúp chúng ta phát triển bản thân và trở nên tốt đẹp hơn.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Chí khí anh hùng trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

ADVERTISEMENT