logo

Soạn bài Sống hay không sống - đó là vấn đề lớp 11 trang 120, 121, …, 126 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Sống hay không sống - đó là vấn đề lớp 11 trang 120, 121, …, 126 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Sống hay không sống - đó là vấn đề lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Dựa vào nội dung tóm tắt cốt truyện ở phần đầu văn bản, hãy lí giải tình thế của Hăm-lét và mục đích giả điên của chàng.

Trả lời:

Khi hồn ma vua cha hiện về kể cho Hăm-lét nghe về cái chết và kẻ thù của mình, muốn chàng trả thù. Dù chàng không muốn nhưng vẫn làm vì bổn phận người con trai. Do đó dựa vào nội dung tóm tắt cốt truyện ở phần đầu văn bản, Hamlet phải giả điên để che mắt kẻ thù, chống lại những dò xét của chúng. 

Câu 2. Xác định xung đột trong văn bản và cho biết những giằng xé nội tâm của Hăm-lét (liên quan đến việc lựa chọn giữa sống và chết, giữa những thái độ sống và nhận cách đối lập,...) có tác dụng như thế nào trong việc khơi sâu và phát triển xung đột trong các lớp kịch.

Trả lời:

- Xung đột trong văn bản là xung đột giữa lí tưởng với hiện thực xã hội: Với cuộc sống đầy rẫy bất công và những kẻ ác vẫn thảnh thơi, Hăm-lét quyết định dùng vũ khí để tiêu diệt bằng những kế hoạch mà chàng đã vạch sẵn.

- Những giằng xé nội tâm của Hăm-lét: Khi được vua cha báo mộng, dù không muốn nhưng vì bổn phận làm con mà chàng đã giả điên để che mắt kẻ thù rồi chờ đợi thời cơ thích hợp.

Câu 3. Phân tích đoạn độc thoại nội tâm và những lời đối thoại của Hăm-lét với Ô-phê-li-a để làm rõ:

a. Nguyên nhân làm nảy sinh mối xung đột giữa Hăm-lét với các nhân vật khác và với xã hội Đan Mạch thời bấy giờ.

b. Thái độ, tình cảm của Hăm-lét trong những lời thoại với Ô-phê-li-a về người nữ.

Trả lời:

a. Nguyên nhân làm nảy sinh mối xung đột giữa Hăm-lét với các nhân vật khác và với xã hội Đan Mạch thời bấy giờ là: 

+ Hamlet - hoàng tử Đan Mạch đang du học nước ngoài thì vội trở về triều đình do nghe tin cha mình đột ngột qua đời. 

+ Chưa đầy một tháng sau đám tang, chú ruột của Hamlet là Claudius lên ngôi vua; mẹ chàng tái giá với em chồng. Chuyện đó làm cho dân chúng nảy sinh nghi ngờ về cái chết của vua.

+ Khi được hồn vua cha báo mộng về kẻ giết chết mình và muốn anh trả thù, Hamlet dù không muốn nhưng vẫn giả điện để chờ đợi thời cơ thích hợp.

b. Qua lời đối thoại với Ô-phê-li-a, Hăm-lét đã thể hiện thái độ coi thường xã hội lúc bấy giờ, với người mình yêu , chàng cố gắng giả điên chót lọt, nhưng với mẹ thì Hamlet không kìm được mà bộc lộ tâm trạng thật của mình .

Câu 4. Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số biểu hiện “hành động bên trong”, “hành động bên ngoài” của nhân vật vua Clô-đi-út và Hămlét:

Soạn bài Sống hay không sống - đó là vấn đề lớp 11 Chân trời sáng tạo

Từ bảng trên, hãy lí giải sự khác biệt giữa con người qua “hành động bên trong” và con người qua “hành động bên ngoài” của mỗi nhân vật. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật và hành động kịch của tác giả trong văn bản.

Trả lời:

Nhân vật

Hành động bên ngoài

Hành động bên trong

Vua Clô-đi-út Luôn quan tâm và thể hiện sự lo lắng về Hăm-lét Luôn âm thầm quan sát, muốn giết hại Hăm-lét
Hăm-lét Giả điên qua mặt mọi người Căm ghét, phẫn nộ, tìm mọi cách trả thú Vua Clô-đi-út

* Sự khác biệt của hai nhân vật:

- Vua Clô-đi-út: Là con người giả tạo, thối nát, lấy vẻ hiền từ bên ngoài để che đi bản chất thật xấu xa ở bên trong.

- Hăm-lét: Dù vè bề ngoài giả khung giả điên nhưng là con người thông minh, gan dạ, chính nghĩa.

→ Cách xây dựng nhân vật và hành động kịch của tác giả trong văn bản rất độc đáo, có nhiều sự kịch tính, hấp dẫn.

Câu 5. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong văn bản.

Trả lời:

Qua văn bản, ta có thể thấy nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong văn bản rất độc đáo và góp phần đẩy cao trào câu chuyện lên đỉnh điểm. 

Câu 6. Xác định chủ đề và cho biết qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì.

Trả lời:

- Qua văn bản, ta có thấy chủ đề của tác phẩm là: Phản ánh chế độ dã man thời trung cổ.

-  Thông điệp mà tác giả muốn gửi tới chúng ta là: Những mâu thuẫn giữa tư tưởng và hành động của mỗi người đều do hoàn cảnh mà ra. Nhưng dù hoàn cảnh gì thì con người cũng phải giữ lấy lý trí, niềm tin và bản chất con người của mình. Đừng vì hoàn cảnh mà thay đổi con người.

Câu 7. Từ việc đọc văn bản Sống hay không sống – đó là vấn đề Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, bạn rút ra được những lưu ý gì khi đọc một văn bản bi kịch?

Trả lời:

Từ việc đọc văn bản Sống hay không sống – đó là vấn đề Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, em có thể rút ra được những lưu ý khi đọc một văn bản bi kịch là: 

+ Vì văn bản có nhiều đoạn hội thoại, đối thoại và khá nhiều nhân vật nên cần đọc kĩ từ 2 đến 3 lần.

+ Xác định được chủ đề của văn bản để có thể nắm rõ hơn về nội dung.

+ Qua mỗi văn bản cần rút ra được cho mình những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

* Bài tập sáng tạo: Thành lập nhóm kịch và sân khấu hoá (một phần hoặc toàn phần) một trong hai văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống – đó là vấn đề. Cho biết bạn dự định vào vai nhân vật nào trong màn sân khấu hoá của nhóm và giải thích lí do.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Sống hay không sống - đó là vấn đề trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 09/03/2023