logo

Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu lớp 11 trang 72, 73, 74 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu lớp 11 trang 72, 73, 74 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu lớp 11 - Mẫu số 1

Câu 1. Tóm tắt nội dung của văn bản trên. Theo bạn, những đặc điểm nào của thể loại truyện thơ đã được thể hiện qua văn bản?

Trả lời:

* Tóm tắt nội dung văn bản “Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu”:

Đoạn trích dưới đây là sự việc Thị Mầu lên chùa về vãn tiểu Kinh Tâm. Thiện Sĩ kết duyên cùng Thị Kính. Vào một đêm nọ khi Thị Kính đang ngồi khâu còn chồng là Thiện Sĩ đang đọc sách thì bỗng dưng nàng nhìn thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao xén đi. Thiện Sĩ giật mình sợ hãi hét toáng lên thì bố mẹ chồng chạy vào vu oan cho Thị Kính có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Từ đó, Thị Kính giả nam lên chùa Vân Tự được thầy đặt tên là Kính Tâm. Thị Mầu có con với người ở nhà phú ông nhưng đã đổ cho là con của Thị Kính, rồi đem con bỏ cho Thị Kính. Từ đó, Thị Kính nuôi con của Thị Mầu bằng cách ngày ngày đi xin sữa. Ba năm sau, trước khi mất Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình sư cụ và mọi người trong đã đồng lòng lập đàn giải oan cho Kính Tâm. 

* Văn bản có các đặc điểm của truyện thơ như: Được thể hiện qua hình thức Chèo là loại kịch hát, kể chuyện, múa dân gian, diễn bằng hình thức sân khấu. Các nhân vật trong câu truyện được chia thành hai tuyến rõ ràng. Sử dụng ngôn từ kết hợp tự sự và trữ tình.

Câu 2. Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Nhờ vào đâu mà bạn biết?

Trả lời:

- Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba thông qua điểm nhìn của tác giả.

- Câu thơ thể hiện điều này: “Như thế thì thầy cũng nghi, Phồng như khác máu ru thì.....”

Câu 3. Nhân vật Thị Kính hiện lên như thế nào qua đoạn trích trên? Từ đó, bạn có nhận xét gì về cách tác giả dân gian xây dựng nhân vật trong truyện thơ?

Trả lời:

- Nhân vật Thị Kính hiện lên là một người phụ nữ dịu dàng, nết na, yêu thương gia đình và chồng. Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo nhưng đẹp người đẹp nết.

- Từ ngôn ngữ và hành động của Tiểu Kính trong đoạn trích, ta có thể nhận thấy rằng cô là một người có hiểu biết sâu sắc về lễ nghi và tôn trọng phép tắc cũng như sự kính trọng đối với Phật. Cô hiểu rằng để bước vào cửa Phật, cần phải vượt qua những ràng buộc của tình cảm trần tục, và điều này được thể hiện rõ qua cách cô xử lý vấn đề khi bị Thị Mầu hiểu lầm. Tiểu Kính luôn niệm Phật và thường gõ mõ như một cách để tĩnh tâm và tránh bị ảnh hưởng bởi những lời quấy nhiễu của người khác. Những hành động và suy nghĩ của cô thể hiện sự bình tĩnh và kiên nhẫn, và cô luôn trân trọng giá trị của lễ nghi và sự kính trọng đối với Phật.

Tác giả đã xây dựng nhân vật Tiểu Kính theo hai tuyến: một tuyến là nhân vật đầy tâm sự, gánh chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời, và một tuyến là nhân vật có đức hạnh, kiên định trong niềm tin và tôn trọng lễ nghi. Bằng cách xây dựng nhân vật này theo đúng tuyến nhân vật có đức hạnh, tác giả đã thể hiện rõ ý nghĩa của việc giữ gìn và trân trọng giá trị của lễ nghi và tôn trọng đức hạnh.

Câu 4. Đoạn trích đã thể hiện những đặc điểm nào của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là ngôn ngữ của truyện thơ Nôm? Hãy phân tích để chứng minh điều đó.

Trả lời:

- Đoạn trích đã thể hiện ngôn ngữ gần giũ với lời ăn tiếng nói hằng ngày và giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam.

- Các dẫn chứng chứng minh điều trên:

+ Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!"

+ Lời tỏ tình “Một cành tre, năm cành tre/ Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng”

Câu 5. Thông điệp bạn nhận được qua đoạn trích trên là gì? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?

Trả lời:

- Qua đoạn trích ta rút ra được thông điệp: Đoạn trích ca ngợi phẩm chất tốt đẹp đồng thời đồng cảm, thương xót cho số phận người phụ nữ thời phong kiến. Phê phán, lên án sự đối lập giai cấp tròn xã hội phong kiến. Căn cứ vào các tình huống truyện và lời thoại của nhân vật làm nổi bật lên điều này.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 11 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/02/2023 - Cập nhật : 09/03/2023