logo

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Kết nối tri thức]

Hướng dẫn Giải bài tập SGK Hóa 10 [Kết nối tri thức] đầy đủ, chi tiết nhất, bám sát nội dung kiến thức SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức, giúp các em học tốt hơn.

Mục lục Giải bài tập SGK Hóa 10 Kết nối tri thức

Soạn Hóa 10 Bài 1: Thành phần của nguyên tử - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 2: Nguyên tố hóa học - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 4: Ôn tập chương 1 -KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của NT trong CK, trong nhóm - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 9: Ôn tập chương 2 - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 10: Quy tắc octet - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 11: Liên kết ion - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 14: Ôn tập chương 3 - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 15: Phản ứng oxi hóa - khử - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 16: Ôn tập chương 4 - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 18: Ôn tập chương 5 - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 19: Tốc độ phản ứng - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 20: Ôn tập chương 6 - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 21: Nhóm halogen - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide - KNTT

Soạn Hóa 10 Bài 23: Ôn tập chương 7 - KNTT

-------------------------------


Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 1: Thành phần của nguyên tử


I. Các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử

Câu 1. Vẽ mô hình biểu diễn các thành phần cấu tạo nên nguyên tử.

Trả lời:

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Kết nối tri thức]

Câu 2. Nguyên tử chứa những hạt mang điện là

A. proton và α.                     B. proton và neutron.

C. proton và electron.           D. electron và neutron.

Trả lời:

  • Câu đúng: C

Câu 3. Quan sát hình ảnh mô phỏng kết quả thí nghiệm bắn phá lá vàng thực hiện bởi Rutherfoed và nhận xét về đường đi của các hạt α.

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Kết nối tri thức] (ảnh 2)

Trả lời:

Đa số hạt alpha bay xuyên qua lá vàng mỏng với hướng di chuyển không đổi. Một số hạt alpha bị lệch hướng, chứng tỏ có va chạm trước khi bay ra khỏi lá vàng.


II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử

Câu 4. Nếu phóng đại một nguyên tử vàng lên 1 tỉ (109) lần thì kích thước của nó tương đương một quả bóng rổ (có đường kính 30 cm) và kích thước của hạt nhân tương đương một hạt cát (có đường kính 0,003 cm). Cho biết kích thước nguyên tử vàng lớn hơn so với hạt nhân bao nhiêu lần.

Trả lời:

Kích thước nguyên tử vàng lớn hơn so với hạt nhân:

30: 0,003 = 10000 lần.

Câu 5. Một loại nguyên tử nitrogen có 7 proton và 7 neutron trong hạt nhân. Dựa vào Bảng 1.1, hãy tính và so sánh:

a) Khối lượng hạt nhân với khối lượng nguyên tử.

b) Khối lượng hạt nhân với khối lượng vỏ nguyên tử.

Trả lời:

a) Số electron của nguyên tử là: 7.

Khối lượng của hạt nhân là: 7.1 + 7. 1 = 14 (amu)

Khối lượng của nguyên tử là: 7.1 + 7. 1 + 7. 0,00055 = 14,00385 (amu).

Khối lượng của hạt nhân nhỏ hơn khối lượng của nguyên tử.

b)

Khối lượng vỏ nguyên tử là:  (amu).

Khối lượng hạt nhân lớn hơn khối lượng vỏ nguyên tử.


III. Điện tích hạt nhân và số khối

Câu 6. Aluminium là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất. được sử dụng trong các ngành xây dựng, ngành điện hoặc sản xuất đồ gia dụng. Hạt nhân của nguyên tử aluminium có điện tích bằng +13 và số khối bằng 27. Tính số proton, số neutron và số electron có trong nguyên tử aluminium.

Trả lời:

  • Điện tích của hạt nhân là 13, nên số proton là 13. Suy ra số electron là 13.
  • Số neutron là: 27 – 13 = 14.
  • Vậy số proton là: 13, số neutron là: 14, số electron là: 13.

Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 2: Nguyên tố hóa học

Mở đầu: Các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân thì có đặc điểm gì chung? Giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton và số electron có mối liên hệ như thế nào?

Trả lời:

- Các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân sẽ thuộc cùng loại nguyên tố hóa học

- Một nguyên tử trung hòa về điện có số proton = số electron. Mà số proton trong hạt nhân = số đơn vị điện tích hạt nhân

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron


I. Nguyên tố hóa học

Câu 1. Cho các nguyên tử sau: B (Z=8, A=16), D (Z=9, A =19), E (Z=8, A=18), G (Z=7, A=15). Trong các nguyên tử trên, các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

Trả lời:

- Ta có:

   + L có Z = 8

   + D có Z = 9

   + E có Z = 8

   + G có Z = 7

=> Nguyên tử L và E thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học vì có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (Z = 8)


II. Kí hiệu nguyên tử

Câu 2. Kí hiệu một nguyên tử cho biết những thông tin gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Kết nối tri thức] (ảnh 3)

- Kí hiệu một nguyên tử cho biết:

   + Kí hiệu của nguyên tố đó

   + Số hiệu nguyên tử => Số proton và số electron

   + Số khối => Số neutron = Số khối – số proton

- Ví dụ: 168O cho biết:

   + Nguyên tố oxygen, kí hiệu: O

   + Oxygen có số hiệu nguyên tử = số prtoton = số electron = 8

   + Số khối của oxygen = 16 => Số neutron = 16 – 8 = 8

Câu 3.  Hãy biểu diễn kí hiệu của một số nguyên tử sau:

a) Nitrogen (số proton = 7 và số neutron = 7).

b) Phosphorus (Số proton = 15 và số neutron = 16).

c) Copper (Số proton = 29 và số neutron = 34).

Trả lời:

a) Nitrogen ( số proton = 7 và số neutron = 7)

   + Nitrogen có kí hiệu nguyên tố: N

   + Số proton = Z = số hiệu nguyên tử = 7

   + Số khối: A = số proton + số neutron = 7 + 7 = 14

=> Kí hiệu nguyên tử: 147N

b) Phosphorus ( số proton = 15 và số neutron = 16)

   + Phosphorus có kí hiệu nguyên tố: P

   + Số proton = Z = số hiệu nguyên tử = 15

   + Số khối: A = số proton + số neutron = 15 + 16 = 31

=> Kí hiệu nguyên tử: 3115P

c) Copper ( số proton = 29 và số neutron = 34)

   + Copper có kí hiệu nguyên tố: Cu

   + Số proton = Z = số hiệu nguyên tử = 29

   + Số khối: A = số proton + số neutron = 29 + 34 = 63

=> Kí hiệu nguyên tử: 6329Cu


III. Đồng vị

Câu 4. Xác định thành phần nguyên tử (số proton, neutron, electron) của mỗi đồng vị sau:

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Kết nối tri thức] (ảnh 4)

Trả lời:

a)

2814Si

- Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 14

- Số neutron = 28 – 14 = 14

2914Si

- Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 14

- Số neutron = 29 – 14 = 15

3014Si

- Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 14

- Số neutron = 30 – 14 = 16

b)

5426Fe

- Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 26

- Số neutron = 54 – 26 = 28

5626Fe

- Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 26

- Số neutron = 56 – 26 = 30

5726Fe

- Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 26

- Số neutron = 57 – 26 = 31

5826Fe

- Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 26

- Số neutron = 58 – 26 = 32


IV. Nguyên tử khối

Câu 5. Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị của neon (Ne) được xác định theo phổ khối lượng. Tính nguyên tử khối trung bình của Ne.

Trả lời:

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Kết nối tri thức] (ảnh 5)

Câu 6. Vì sao trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, giá trị nguyên tử khối của chromium (Cr) không phải là số nguyên mà là 51, 996?

Trả lời:

Trong tự nhiên, Cr tồn tại ở nhiều loại đồng vị như 40Cr, 51Cr, 52Cr, 53Cr, 54Cr.

=> Tính giá trị nguyên tử khối của chromium sẽ không phải là số nguyên mà là 51,996

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Kết nối tri thức] (ảnh 6)

Câu 7. Copper (đồng) được sử dụng làm dây dẫn điện, huy chương, trống đồng,.. Nguyên tử khối trung bình của copper bằng 63,546. Copper tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng đồng vị 6329Cu và 6529Cu. Tính phần trăm số nguyên tử của đồng vị 6329Cu tồn tại trong tự nhiên.

Trả lời:

- Gọi tỉ lệ đồng vị 63Cu trong tự nhiên là x%

=> Tỉ lệ đồng vị 65Cu trong tự nhiên là (100-x)%

- Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,546

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Kết nối tri thức] (ảnh 7)

=> x = 72,7

Vậy đồng vị 63Cu chiếm 72,7% trong tự nhiên


Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử


I. Chuyển động của electron trong nguyên tử

Câu 1. Mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử như thế nào?

Trả lời:

  • Theo mô hình hiện đại. electron trong nguyên tử chuyển động rất nhanh và không theo quỹ đạo xác định.

Câu  2. Orbital s có dạng

A. Hình tròn,          B. Hình số tám nổi                 C. Hình cầu            D. Hình bầu dục

Trả lời:

  • Câu đúng: C.

Câu 3. Quan sát Hình 3.3 và nêu sự định hướng của các AO p trong không gian.

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Kết nối tri thức] (ảnh 8)

Trả lời:

AO p gồm 3 orbital, có dạng hình số 8 nổi:

- AO px định hướng theo trục x.

- AO py định hướng theo trục y.

- AO pz định hướng theo trục z.

Câu 4. Hãy cho biết tổng số electron tối đa chứa trong:

a) Phân lớp p.                         b) Phân lớp d.

Trả lời:

a) Tổng số electron tối đa chứa trong phân lớp p là: 6.

b) Tổng số electron tối đa chứa trong phân lớp d là: 10.

Câu 5. Lớp electron có số electron tối đa gọi là lớp electron bão hòa. Tổng số electron tối đa có trong các lớp L và M là:

A. 2 và 8                      B. 8 và 10                         

C. 8 và 18                    D. 18 và 32.

Trả lời:

Câu C đúng


II. Cấu hình electron của nguyên tử

Câu 6. Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 16 là:

A. 1S22S22P63S23P3               

B. 1S22S22P63S23P

C. 1S22S22P63S23P4                   

D. 1S22S22P53S23P

Trả lời:

Câu C đúng

Câu 7. Biểu diễn cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 8 và Z = 11 theo ô orbital.

Trả lời:

- Nguyên tử có Z = 8:1S2 2S2 2P4     

- Nguyên tử có Z = 11: 1S2 2S2 2P3 3S1 

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Kết nối tri thức] (ảnh 9)

Câu 8. Silicon được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp: gốm, men sứ, thủy tinh, luyện thép, vật liệu bán dẫn, …. Hãy biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử silicon (Z = 14) theo ô orbital, chỉ rõ việc áp dụng các nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.

Trả lời:

Cấu hình electron của nguyên tử silicon: 1S2 2S2 2P6 3S2 3P2      

Nguyên lí vững bền: Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao. Do vậy ta viết thứ tự các lớp electron theo chiều tăng của năng lượng: 1s 2s 2p 3s…rồi điền các electron vào các phân lớp theo nguyên lí vững bền cho đến electron cuối cùng.

Biểu diễn cấu hình electron:

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Kết nối tri thức] (ảnh 10)

Nguyên lí Pauli: Các ô orbital 1s, 2s và 2p, 3s có đủ electron được biểu diễn bằng hai mũi tên ngược chiều nhau ở mỗi ô.

Quy tắc Hund: 2 electron còn lại được sắp xếp vào 2 ô orbital 3p bằng 2 mũi tên đi lên để số electron độc thân là tối đa.

Câu 9. Chlorine (Z=17) thường được sử dụng để khử trùng nước máy trong sinh hoạt. Viết cấu hình electron của nguyên tử chlorine và cho biết tại sao chlorine là phi kim.

  • Cấu hình electron của chlorine: 1S2 2S2 2P6 3S2 3P5
  • Chlorine là phi kim vì có 5 electron lớp ngoài cùng.

Câu 10. Nguyên tố calcium giúp xương chắc, khỏe. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử calcium là  4s2. Hãy viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử calcium và cho biết nguyên tố calcium là kim loại, phi kim hay khí hiếm.

Trả lời:

  • Cấu hình electron của calcium là: 1S2 2S2 2P6 3S2 3P6 4S2
  • Calcium là kim loại vì có 2 electron lớp ngoài cùng.
icon-date
Xuất bản : 14/06/2022 - Cập nhật : 14/09/2022