logo

Cho biết khối lượng và điện tích các hạt proton, nơtron và electron

Câu trả lời đúng nhất: Khối lượng và điện tích các hạt proton, nơtron và electron:

Đặc tính hạt Vỏ nguyên tử Hạt nhân
Electron (e) Proton (p) Nơtron (n)
Khối lượng me = 9,1094.10-31kg mp = 1,6726.10-27kg mn = 1,6748.10-27kg
Điện tích

qe = -1,602.10-19C

hay qe  = 1-

qp  = 1,602.10-19C

hay qp  = 1+

qn  = 0

Trong đó: + me , qe lần lượt là khối lượng, điện tích của electron;

                + mp , qp lần lượt là khối lượng, điện tích của proton;

                + mn , qn lần lượt là khối lượng, điện tích của nơtron;

Mời các bạn cùng tìm hiểu thêm về nguyên tử qua bài viết dưới đây nhé!


1. Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là một đơn vị cơ bản của vật chất và được dùng để xác định cấu trúc của các nguyên tố. Nguyên tử sẽ chứa một hạt nhân ở trung tâm và xung quanh được bao bọc bởi đám mây điện tích âm các electron. Nguyên tử là những đối tượng rất nhỏ với đường kính chỉ khoảng vài phần mười của nano mét. Chúng ta

Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt đó là: Proton, neutron và electron.

Trong đó, Proton và neutron có khối lượng nặng hơn electron rất nhiều và chúng cư trú trong tâm của nguyên nguyên tử hay còn được gọi là hạt nhân. Còn electron thì lại cực kỳ nhẹ và tồn tại trong một đám mây bao xung quanh hạt nhân. Đám mây electron này có bán kính lớn gấp 10.000 lần hạt nhân.

Protron và neutron có trọng lượng xấp xỉ bằng nhau. Một proton lại có trọng lượng nặng tới 1.800 electron.

Ví dụ: Chúng ta có một cốc nước và sau đó, nhờ đến thiết bị quan sát là kính hiển vi điện tử và các phương pháp nghiên cứu đặc biệt, ta biết được rằng nước được hình thành do các liên kết giữa nguyên tử Oxi với nguyên tử Hidro.

Trong nguyên tử Oxi thì có hạt nhân nguyên tử và lớp bên ngoài được bao bọc bởi lớp vỏ hạt nhân nguyên tử hay còn được gọi là lớp vỏ nguyên tử.

>>> Xem thêm: Trong nguyên tử, hạt mang điện là


2. Cấu tạo nguyên tử

- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện.

- Nguyên tử được chia làm 2 phần chính: đó là vỏ và hạt nhân

Mọi nguyên tử đều cấu tạo từ ba loại hạt : proton, nơtron và electron.

Cho biết khối lượng và điện tích các hạt proton, nơtron và electron

   + Hầu hết khối lượng nguyên tử đều tập trung ở hạt nhân mặc dù hạt nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ thể tích của nguyên tử.

=> Trong nguyên tử số p = số e


3. Khối lượng và điện tích các hạt proton, nơtron và electron

Khối lượng và điện tích các hạt proton, nơtron và electron:

Đặc tính hạt Vỏ nguyên tử Hạt nhân
Electron (e) Proton (p) Nơtron (n)
Khối lượng me = 9,1094.10-31kg mp = 1,6726.10-27kg mn = 1,6748.10-27kg
Điện tích

qe = -1,602.10-19C

hay qe  = 1-

qp  = 1,602.10-19C

hay qp  = 1+

qn  = 0

Trong đó: + me , qe lần lượt là khối lượng, điện tích của electron;

                + mp , qp lần lượt là khối lượng, điện tích của proton;

                + mn , qn lần lượt là khối lượng, điện tích của nơtron;

Cho biết khối lượng và điện tích các hạt proton, nơtron và electron

4. Kích thước và khối lượng của nguyên tử

a. Kích thước nguyên tử

Kích thước của nguyên tử: mỗi nguyên tử có kích thước khoảng 10-10 m = 0,1 nm. Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử H có bán kính r = 0,053 nm.

Đường kính của hạt nhân nguyên tử khoảng 10-5 nm.

Đường kính của e lectron và proton khoảng 10-8 nm.

b. Khối lượng nguyên tử

– Để biểu thị khối lượng của một nguyên tử, phân tử hay các hạt e, p, n, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u. u còn được gọi là đvC.

– 1u = 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị Cacbon 12. Nguyên tử này có khối lượng là 19,9265.10-27 kg.

1u = 19,9265.10-27/12 ≈ 1,6605.10-27 kg

Ví dụ:

Khối lượng của 1 nguyên tử H là 1,6738.10-27 ≈ 1u.

Khối lượng của 1 nguyên tử C là 9,9265.10-27 = 12 u.


5. Ứng dụng của nguyên tử trong cuộc sống

Nguyên tử được ứng dụng trong ngành công nghiệp năng lượng. Phổ biến nhất là Năng lượng hạt nhân hay năng lượng nguyên tử. Đây là một loại công nghệ hạt nhân dùng để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua những lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Phương pháp được sử dụng hiện nay chính là phân hạch hạt nhân. Một số phương pháp khác có thể bao gồm tổng hợp hạt nhân hoặc phân rã phóng xạ. Tất cả các lò phản ứng với nhiều kích thước và những mục đích sử dụng khác nhau đều dùng nước được nung nóng để tạo ra hơi nước rồi sau đó được chuyển thành cơ năng để phát điện hoặc tạo ra lực đẩy.

Theo thống kê, đến năm 2007, 14% lượng điện năng trên thế giới được sản xuất nhờ năng lượng hạt nhân nguyên tử. Có hơn 150 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và các tên lửa đồng vị phóng xạ đã được sản xuất.

---------------------------

Như vậy là bài viết đã giải thích cho các em hiểu Khối lượng và điện tích các hạt proton, nơtron và electron. Hi vọng các kiến thức này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. 

icon-date
Xuất bản : 09/06/2022 - Cập nhật : 09/06/2022