logo

Đường kính nguyên tử, đường kính hạt nhân nguyên tử cỡ khoảng bao nhiêu?

Câu trả lời đúng nhất: Đường kính nguyên tử cỡ khoảng 10-10 m hay 0,1 nm.

- Đường kính hạt nhân nguyên tử cỡ khoảng 10-5 m.

- Đường kính hạt proton, đường kính hạt electron cỡ khoảng 10-8 nm.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Nguyên tử, Protin và Electron để làm rõ câu hỏi trên nhé!


1. Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt siêu nhỏ và trung hòa về điện. Thành phần nguyên tử bao gồm hạt nhân nguyên tử (Proton và Notron) và vỏ nguyên tử (Electron). Khối lượng của nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân nguyên tử. 

Từ các kết quả thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được thành phần cấu tạo nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron. Trong đó:

Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron

Vỏ nguyên tử bao gồm các e chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.

=> Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron.


2. Tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử và Nguyên tố hóa học

a) Hạt nhân nguyên tử.

- Hạt nhân gồm các hạt proton và các hạt nơtron. Hạt nhân có Z proton thì có điện tích Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

- Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron. Z = P = E

- Số khối A của hạt nhân: là tổng số proton Z và số nơtron N. A = Z + N

- Khối lượng nguyên tử bằng tổng số khối lượng proton, notron và electron, vì khối lượng electron rất nhỏ nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân. Đường kính hạt nhân nguyên tử cỡ khoảng 10-5 m.

>>> Xem thêm: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ?

b) Nguyên tố hóa học:

- Nguyên tố hóa học: là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

- Tất cả các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có cùng số proton và cùng số electron. Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau.

- Số hiệu nguyên tử Z của một nguyên tố là số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố đó.

- Số hiệu nguyên tử Z cho biết:

+ Số proton trong hạt nhân nguyên tử.

+ Số electron trong nguyên tử

+ Nếu biết số khối A và số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố, ta tính được số nơtron trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó. N = A – Z

- Kí hiệu nguyên tử: Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử.  Để kí hiệu nguyên tử, các chỉ số đặc trưng được ghi phía bên trái của kí hiệu nguyên tố.

       

Với: X là kí hiệu nguyên tố

       A: Số khối

       Z: số hiệu nguyên tử


3. TÌm hiểu về Proton

Proton là hạt điện mang điện dương được tìm thấy bên trong hạt nhân nguyên tử, đường kính hạt proton cỡ khoảng 10-8 nm. Nó được khám phá bởi Ernest Rutherford trong các thí nghiệm tiến hành vào những năm 1911 – 1919. Số lượng proton trong một nguyên tử sxe giúp xác định  nguyên tố này là nguyên tố gì.

Ví dụ: nguyên tử Cacbon có 6 proton, nguyên tử oxygen có 8 proton và nguyên tử hydrogen có 1 proton. Số lượng proton trong 1 nguyên tử được gọi là số nguyên tử của nguyên tố đó. Bên cạnh đó, số proton trong một nguyên tử còn giúp xác định hành trạng hóa học của mỗi nguyên tố.

Proton được cấu tạo nên từ những hạt khác có tên gọi là quark. Thường sẽ có ba quark trong mỗi proton – hai quark “lên” (up) và một quark “xuống” (down) và chúng được liên kết lại với nhau bởi những hạt khác nữa gọi là gluon.


4. Tìm hiểu về Electron

Electron hay điện tử, là một hạt hạ nguyên tử, có ký hiệu là hay, mà điện tích của nó bằng trừ một điện tích cơ bản. Đường kính hạt electron cỡ khoảng 10-8 nm. Các electron thuộc về thế hệ thứ nhất trong họ các hạt lepton, và nói chung được coi là những hạt cơ bản bởi vì chúng không có các thành phần nhỏ hay cấu trúc con. Electron có khối lượng xấp xỉ bằng 1/1836 so với của proton. 

Các tính chất cơ học lượng tử của electron bao gồm giá trị mômen động lượng (spin) bằng một nửa đơn vị, biểu diễn theo đơn vị của hằng số Planck thu gọn, ħ. Vì là một fermion, trong hệ cô lập không có hai electron nào có thể ở cùng một trạng thái lượng tử, như nội dung của nguyên lý loại trừ Pauli.

Giống như tất cả các hạt cơ bản khác, electron thể hiện cả các tính chất của sóng và hạt: chúng có thể va chạm với các hạt khác và bị nhiễu xạ như ánh sáng. Các tính chất sóng của electron dễ dàng được quan sát thấy ở các thí nghiệm hơn so với những hạt khác ví dụ như neutron và proton bởi vì electron có khối lượng nhỏ hơn và do vậy có bước sóng de Broglie dài hơn ở cùng một mức năng lượng.

------------------------------

Qua bài viết này, Top lời giải đã trả lời chính xác câu hỏi “Đường kính nguyên tử, đường kính hạt nhân nguyên tử cỡ khoảng bao nhiêu” mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 09/06/2022 - Cập nhật : 09/06/2022