logo

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo]

Hướng dẫn Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] đầy đủ, chi tiết nhất, bám sát nội dung kiến thức SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo, giúp các em học tốt hơn.


Mục lục Giải bài tập SGKHóa 10 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1: Nhập môn hóa học

Giải bài 2: Thành phần của nguyên tử

Giải bài 3: Nguyên tố hóa học

Giải bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

Giải bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giải bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm

Giải bài 7: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giải bài 8: Quy tắc Octet

Giải bài 9: Liên kết ion

Giải bài 10: Liên kết cộng hóa trị

Giải bài 11: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals

Giải bài 12: Phản ứng oxi hóa- Khử và ứng dụng trong cuộc sống

Giải bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên Emthalpy của phản ứng hóa học

Giải bài 14: Tính biến thiên của enthalpy của phản ứng hóa học

Giải bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

Giải bài 16 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

Giải bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm

Giải bài 18: Hydrogen Halide và một số phản ứng của ion Halide

 


Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 1: Nhập môn hóa học


I. Đối tượng nghiên cứu của hóa học

Câu 1. Quan sát hình 1.1 hãy chỉ ra các đơn chất và hợp chất. Viết công thức hóa học của chúng

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo]

Trả lời:

- Đơn chất: lá nhôm ( Al) , bình khí nitrogen ( N2)

- Hợp chất: cốc nước (H2O),  muối ăn (NaCl)

Câu 2. Quan sát hình 1.2 cho biết ba thể của bromine tương ứng với mỗi hình a,b,c. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc của ba thể này

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 2)

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc của ba thể: c) ; b) ; a)

Câu 3. Quan sát hình 1.2 cho biết trong các quá trình a,b đâu là quá trình biến đổi vật lí, quá trình biến đổi hóa học. Giải thích

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 3)

Trả lời:

- Quá trình a) là quá trình biến đổi vật lí vì đó là quá trình biến đổi trạng thái từ chất rắn thành hơi

- Quá trình b) là quá trình biến đổi hóa học vì có sự biến đổi tạo thành chất mới, đó là lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt.

Câu hỏi củng cố: 

Khi đốt nến ( được làm bằng paraffin), nến chảy ra ở dạng lỏng, thấm vào bấc, cháy trong không khí, sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Cho biết giai đoạn nào diễn ra hiện tượng biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng biến đổi hóa học. Giải thích

Trả lời:

- Giai đoạn diễn ra hiện tượng vật lí: nến chảy ra ở dạng lỏng, thấm vào bấc

- Vì đó là quá trình biến đổi trạng thái từ rắn thành lỏng của paraffin

- Giai đoạn diễn ra hiện tượng hóa học: cháy trong không khí, sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước.

- Vì giai đoạn này có phản ứng tạo ra và có chất mới được hình thành


2. Vai trò của Hóa học trong đời sống và sản xuất

Tìm hiểu vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất

Câu 4: Quan sát hình từ 1.4 đến 1.10, cho biết hóa học có ứng dụng trong lĩnh vực nào của đời sống và sản xuất

Trả lời:

- Hóa học ứng dụng trong các lĩnh vực: nguyên liệu, xây dựng, y tế, nông nghiệp, thẩm mỹ, nghiên cứu, ...

Câu 5: Nêu vai trò của hóa học trong mỗi ứng dụng được mô tả ở các hình bên

Trả lời:

Vai trò của hóa học:

- Nguyên liệu: làm nguyên liệu cho các động cơ đốt trong

- Xây dựng: ứng dụng tạo ra vật liệu xây dựng

- Y tế: nghiên cứu ra thuốc phòng, chữa bệnh cho người

- Thẩm mỹ: nghiên cứu các loại mĩ phẩm

- Nông nghiệp: nghiên cứu phân bón cho cây trồng

- Nghiên cứu: nghiên cứu, tìm tòi những hợp chất mới có ích cho con người.

Câu hỏi củng cố:

Câu 1. Kể tên một vài ứng dụng khác của hóa học trong đời sống

Trả lời:

- Hóa học còn được ứng dụng trong công nghiệp, giải trí, ...

Câu 2. Từ sáng sớm thức dậy cho đến tối khi ngủ, em sử dụng rất nhièu chất trong việc sinh hoạt cá nhân, ăn uống, học tập,... Hãy liệt kê những chất đã sử dụng hằng ngày mà em biết. Nếu thiếu đi những chất ấy thì cuốc ống sẽ bất tiên như thế nào?

Trả lời:

- Những chất em sử dụng hàng ngày như là: nước, oxy, tinh bột, carbohydrate, lipit, ...

- Nếu thiếu đi những chất ấy thì cuộc sống sẽ rất khó khăn


3. Phương pháp học tập hóa học

Câu 6: Nêu ý nghĩa của các hoạt động có trong hình 1.11 đối với việc học tập môn Hóa học

Trả lời:

Các hoạt động có trong hình 1.11 giúp chúng ta học tập và nghiên cứu môn Hóa học một cách dễ dàng và thuận lợi hơn; tạo niềm vui và thích thú khi học môn học này.

Câu 7: Hãy cho biết các hoạt động trong hình 1.11 tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào

Trả lời:

Các hoạt động trong hình 1.11 tương ứng với phương pháp học tập: 

- Phương pháp tìm hiểu lí thuyết: 1, 3

- Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm: 5

- Phương pháp luyện tập, ôn tập: 2, 4, 6

- Phương pháp học tập trải nghiệm: 7


4. Phương pháo nghiên cứu hóa học

Câu 8: Cho biết 3 phương pháp nghiên cứu hóa học được sử dụn độc lập hay bổ trợ lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu

Trả lời:

3 phương pháp nghiên cứu là:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng

Câu 9: Hãy cho biết trong đề tài nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng" các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nào?

Trả lời:

- Đề tai đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Câu hỏi củng cố: 

Hãy chỉ rõ các bước nghiên cứu trong hình 1.12 tương ứng với những bước nào trong phương pháp nghiên cứu hóa học

Trả lời:

- Bước 1 và bước 2 : phương pháp nghiên cứu lý thuyết 

- Bước 3 và bước 4: phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

BÀI TẬP

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học?

A. thành phần, cấu trúc của chất

B. Tính chất và sự biển đổi của chất

C. Ứng dụng của chất

D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Trả lời:

- Chọn đáp án D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Câu 2: Qua tìm hiểu thực tế, em hãy thiết kế poter về vai trò của hóa học đối với lĩnh vực y học

Trả lời:

HS tự thiết kế

Câu 3: Cho các bước phương pháp nghiên cứu hóa học: nêu giả thuyết khoa học, viết báo cáo, thảo luận kết quả và kết luận vấn đề, thực hiên nghiên cứu, xác định vấn đề nghiên cứu. Hãy sắp xếp các bước trên vào sơ đồ dưới đây theo thứ tự để có quy trình nghiênn cứu phù hợp

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 4)

Trả lời

1: Xác định vấn đề nghiên cứu

2: Nêu giải thuyết khoa học

3: Thực hiện nghiên cứu

4: Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề

 


Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử

Mở đầu: Từ rất lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu các mô hình nguyên tử và cập nhật chúng thông qua việc thu thập những dữ liệu thực nghiệm. Nguyên tử gồm những hạt cơ bản nào? Cơ sở nào để phát hiện ra các hạt cơ bản đó và chúng có tính chất gì?ụhyn

Lời giải:

- Nguyên tử gồm 3 hạt cơ bản:

   + Hạt electron: mang điện tích âm

   + Hạt proton: mang điện tích dương

   + Hạt neutron: không mang điện

- Cơ sở tìm ra:

   + Electron: phóng điện trong ống thủy tinh chân không (ống tia âm cực)

   + Proton và neutron: tiến hành bắn phá 1 chùm hạt alpha lên 1 lá vàng siêu mỏng


1. Thành phần cấu tạo nguyên tử

Câu 1: Quan sát hình 2.1 cho biết thành phần nguyên tử gồm những loại hạt nào?

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 5)

Trả lời:

- Các hạt cấu tạo nên nguyên tử là:

   + Electron

   + Proton

   + Neutron


2. Sự tìm ra electron

Câu 2: Cho biết vai trò của màn huỳnh quang trong thí nghiệm ở hình 2.2

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 6)

Trả lời:

Ông quan sát thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng do những tia phát ra từ cực âm (tia âm cực)

=> Quan sát và phát hiện ra tia âm cực

Câu 3: Quan sát hình 2.2, giải thích vì sao tia âm cực bị hút về cực dương của trường điện

Lời giải:

Tia âm cực mang điện tích âm

=> Sẽ bị hút về cực dương của trường điện (trái dấu hút nhau, cùng dấu đẩy nhau)

Câu 4: Nếu một chong chóng nhẹ trên đường đi của tia âm cực thì chong chóng sẽ quay. Từ hiện tượng đó, hãy nêu kết luận về tính chất của tia âm cực

Lời giải

Tia âm cực (các electron) chuyển động hỗn loạn, va đập vào chong chóng làm chong chóng quay


3. Sự khám phá hạt nhân nguyên tử

Câu 5: Quan sát hình 2.3 cho biết các hạt α có đường đi như thế nào. Dựa vào hình 2.4 giải thích kết quả thí nghiệm thu được

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 7)
Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 8)

Lời giải

- Quan sát Hình 2.3 thấy được: hầu hết các hạt α đi thẳng, có vài hạt bị bắn theo đường gấp khúc

- Quan sát Hình 2.4 giải thích: các hạt α bị bắn theo đường gấp khúc là do va vào hạt nhân của nguyên tử vàng, các hạt không va vào hạt nhân thì đi thẳng

Luyện tập: Nguyên tử oxygen có 8 electron, cho biết hạt nhân của nguyên tử này có điện tích là bao nhiêu:

Lời giải

- Nguyên tử oxygen có 8 electron

=> Số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử oxygen là 8

- Mà số đơn vị điện tích dương hạt nhân = số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử

=> Hạt nhân của nguyên tử oxygen có điện tích: +8


4. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử

Câu 6: Điện tích của hạt nhân nguyên tử do thành phần nào quyết định? Từ đó rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân và số proton

Lời giải chi tiết:

- Hạt nhân gồm 2 hạt:

   + Proton mang điện tích dương: +1

   + Neutron không mang điện

- Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương

=> Điện tích của hạt nhân nguyên tử do hạt proton quyết định

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton trong hạt nhân

Câu hỏi: Nguyên tử natri (sodium) có điện tích hạt nhân là +11. Cho biết số proton và số eletron trong nguyên tử này

Lời giải

- Nguyên tử natri có điện tích hạt nhân là +11

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = 11

- Mà số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron trong nguyên tử

=> Nguyên tử natri có 11 proton và 11 electron


5. Kích thước và khối lượng nguyên tử

Câu 7: Quan sát hình 2.6, hãy lập tỉ lệ giữa đường kính nguyên tử và đường kính hạt nhân của nguyên tử carbon. Từ đó rút ra nhận xét

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 9)

Lời giải

- Đường kính nguyên tử = 10-10m

- Đường kính hạt nhân = 10-14m

=> Tỉ lệ đường kính nguyên tử và đường kính hạt nhân:

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 10)

=> Đường kính nguyên tử lớn hơn rất nhiều so với đường kính hạt nhân

Câu 8: Dựa vào bảng 2.1 hãy lập tỉ lệ khối lượng của một proton với khối lượng của một eletron. Kết quả này nói lên điều gì

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 11)

Tỉ lệ khối lượng 1 proton với 1 electron: 

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 12)

=> Khối lượng 1 electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng 1 proton

=> Có thể coi khối lượng nguyên tử = khối lượng hạt nhân do khối lượng của electron không đáng kể so với khối lượng của proton và neutron

Luyện tập: Nguyên tử oxygen -16 có 8 proton, 8 neutron và 8 electron. Tính khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị gam và amu

Lời giải

Khối lượng p = 1,673.10-24 gam = 1 amu

Khối lượng n = 1,675.10-24 gam = 1 amu

Khối lượng e = 9,11.10-28 gam = 0,00055 amu

- Khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị gam:

8 x 1,673.10-24 + 8 x 1,675.10-24 + 8 x 9,11.10-28 = 2,679.10-23 gam

- Khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị amu:

8 x 1 + 8 x 1 + 8 x 0,00055 = 16,0044 amu

BÀI TẬP

Câu 1. Hãy cho biết dữ kiện nào trong thí nghiệm Rutherford chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng

Lời giải

- Khi bắn các hạt α vào lá vàng, hầu hết các hạt α đi thẳng, không va vào hạt nào (trừ các hạt va vào hạt nhân)

=> Nguyên tử có cấu tạo rỗng

Câu 2. Thông tin nào sau đây không đúng?

A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.

B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu.

C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.

D. Nguyên tử trung hoà điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân.

Lời giải

Thông tin ở đáp án B không đúng vì electron nằm ở lớp vỏ, không nằm ở trong hạt nhân

Đáp án B

Câu 3. Mỗi phát biểu dưới đây mô tả loại hạt nào trong nguyên tử?

a) Hạt mang điện tích dương.

b) Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện.

c) Hạt mang điện tích âm.

Lời giải

a) Hạt mang điện tích dương => Proton

b) Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện => Neutron

c) Hạt mang điện tích âm => Electron

Câu 4.

a) Cho biết 1 g electron có bao nhiêu hạt?

b) Tính khối lượng của 1 mol electron (biết hằng số Avogadro có giá trị là 6,022 x 1023).

a)

1 electron có khối lượng = 9,11.10-28 gam

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 13)

b)

1 electron có khối lượng = 9,11.10-28 gam

1 mol electron có 6,022x1023 hạt electron

=> Khối lượng 1 mol electron = 9,11.10-28 x 6,022x1023 = 5,49.10-4 gam

 


Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học


I. Hạt nhân nguyên tử

Câu 1: Quan sát Hình 3.1, cho biết nguyên tử nitrogen có bao nhiêu proton, neutron và electron.

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 14)

Trả lời:

Nguyên tử nitrogen có 7 proton, 7 neutron và 7 electron

Câu 2: Điện tích hạt nhân của nguyên tử nitrogen có giá trị là bao nhiêu?

Câu hỏi bổ sung: Nguyên tử sodium có 11 proton. Cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân và số electron của nguyên tử này.

Trả lời:

Điện tích hạt nhân của nguyên tử nitrogen bằng +7

Câu hỏi bổ sung: số đơn vị điện tích hạt nhân của sodium = số electron = 11.

Câu 3: Bổ sung những dữ liệu còn thiếu trong bảng 3.1.

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 15)

Trả lời:

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 16)

Câu 4: 4. Nguyên tố carbon có số hiệu nguyên tử là 6. Xác định điện tích hạt nhân của nguyên tử này.

Lời giải

Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố được quy ước bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó

=> Điện tích hạt nhân của nguyên tử carbon = 6

Câu 5: Quan sát Hình 3.2, cho biết số proton, số neutron, số electron và điện tích hạt nhân của từng loại nguyên tử của nguyên tố hydrogen

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 17)

Lời giải 

- Nguyên tử Protium

   + 1 electron, 1  proton

   + Điện tích hạt nhân = +1

- Nguyên tử Deuterium

   + 1 electron, 1 proton, 1 neutron

   + Điện tích hạt nhân = +1

- Nguyên tử Tritium

   + 1 electron, 1 proton, 2 neutron

   + Điện tích hạt nhân = +1

Câu 6. Kí hiệu nguyên tử cho biết những thông tin nào?

Trả lời:

Kí hiệu hóa học cho biết:

    + Kí hiệu nguyên tố hóa học

   + Số hiệu nguyên tử => Số proton, số electron, điện tích hạt nhân, số đơn vị điện tích hạt nhân

   + Số khối => Số neutron = số khối – số proton

Luyện tập:

a) Viết kí hiệu các nguyên tử của nguyên tố hydrogen (Hình 3.2)

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 18)

b) Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố oxygen. Biết nguyên tử của nguyên tố này có 8 electron và 8 neutron

Lời giải 

a)

- Nguyên tử protium: 1 proton, 0 neutron => Z = 1, A = 1 =>

- Nguyên tử deuterium: 1 proton, 1 neutron => Z = 1, A = 2 =>

- Nguyên tử tritium: 1 proton, 2 neutron => Z = 1, A = 3 =>

b)

- Nguyên tử oxygen có 8 electron

=> Số E = Số P = Z = 8

- Nguyên tử oxygen có 8 neutron

=> Số khối A = P + N = 8 + 8 = 16

=> Kí hiệu nguyên tử:


II. Đồng vị

Câu 7: Quan sát Hình 3.2, so sánh điểm giống và khác nhau giữa các loại nguyên tử của nguyên tố hydrogen

Trả lời:

- Giống nhau: đều có 1 proton và 1 electron

- Khác nhau: số lượng hạt neutron khác nhau

Câu hỏi bổ sung: Kim cương là một trong những dạng tồn tại của nguyên tố carbon trong tự nhiên. Nguyên tố này có hai đồng vị bền với số khối lần lượt là 12 và 13. Hãy viết kí hiệu nguyên tử của hai đồng vị này.

Trả lời:

Kí hiệu của 2 đồng vị này là 126C và  136C


III. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố magnesium (Mg) có 12 proton và 12 neutron. Nguyên tử khối của MB là bao nhiêu?

Trả lời:

Nguyên tử khối của Mg = số khối = 24 (amu)

Câu 9: Trong tự nhiên, nguyên tố copper có hai đồng vị với phần trăm số nguyên tử tương ứng là 6329Cu(69,15%) và 6329Cu(30,85%). Hãy tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố copper.

Trả lời:

Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố copper:

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 19)

Bài tập

Câu 1. Một nguyên tử X gồm 16 proton, 16 electron và 16 neutron. Nguyên tử X có kí hiệu là:

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 20)

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 2. Silicon là nguyên tố được sử dụng để chế tạo vật liệu bán dẫn, có vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Trong tự nhiên, nguyên tố này có 3 đồng vị với số khối lần lượt là 28, 29, 30. Viết kí hiệu nguyên tử cho mỗi đồng vị của silicon. Biết nguyên tố silicon có số liệu nguyên tử là 14.

Trả lời:

 Kí hiệu nguyên tử của các đồng vị silicon là: 2414Si, 2514Sivà 2614Si

Câu 3. Hoàn thành những thông tin chưa biết trong bảng sau:

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 21)

Trả lời:

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 22)

Câu 4. Trong tự nhiên, magnesium có 3 đồng vị bền là 

24Mg, 25Mg và 26Mg. Phương pháp phổ khối lượng xác nhận đồng vị 26Mg chiếm tỉ lệ phần trăm số nguyên tử là 11%. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,32. Tính % số nguyên tử của đồng vị 24Mg, 25Mg

Trả lời:

Gọi phần trăm đồng vị 24Mg là x%

=> Phần trăm đồng vị 25Mg là: 100 – 11 – x = (89 – x) %

Nguyên tử khối trung bình của Mg = 24,32

Giải bài tập SGK Hóa 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 23)

=> x = 79%

=> Phần trăm đồng vị 24Mg là 79%

=> Phần trăm đồng vị 25Mg là: 10%

icon-date
Xuất bản : 18/06/2022 - Cập nhật : 18/10/2022