logo

SO2 NAOH dư cho sản phẩm gì?

Câu trả lời đúng nhất: Một phương trình hóa học là sự kết hợp của các chất khác nhau để tạo ra các hợp chất khác. Ví dụ như SO2 + NaOH dư cho sản phẩm muối trung hòa Na2SO3

Để hiểu hơn về phương trình này, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu thêm về NaOH và SO2 qua bài viết dưới đây nhé!


1. SO2 + NaOH dư cho sản phẩm gì?

 Khi sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3.

Phương trình hóa học:

2NaOH + SO2 → H2O + Na2SO3

- Cách thực hiện phản ứng: cho dd NaOH tác dụng với SO2.

- Hiện tượng nhận biết: Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm H2O (nước) (trạng thái: lỏng) (màu sắc: không màu), Na2SO3 (natri sulfit) (trạng thái: dd) (màu sắc: trắng), được sinh ra. Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia NaOH (natri hidroxit) (trạng thái: dd), SO2 (lưu hùynh dioxit) (trạng thái: khí) (màu sắc: không màu), biến mất.


2. NaOH là chất gì?

a. Khái niệm

NaOH trong hóa học gọi là Natri hiđroxit hay Hyđroxit natri, còn trong đời sống thường được gọi là Xút hoặc Xút ăn da là một hợp chất vô cơ của Natri. Khi được hòa tan trong nước, NaOH trở thành dung dịch Bazơ mạnh, dung dịch này có tính nhờ, làm bục vải, giấy và ăn mòn da. Vào năm 1998, lượng Natri hiđroxit trên Thế giới có khoảng 45 triệu tấn.

b. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

Xút thường tồn tại ở trang thái chất rắn màu trắng dạng bột nên còn được gọi là bột NaOH. Đặc biệt, khi tiếp xúc với các chất không tương thích như không khí ẩm hay hơi nước thì NaOH rắn thường gặp tình trạng mất ổn định, dễ chảy rữa.

so2  naoh dư cho sản phẩm gì

c. Tính chất hóa học của NaOH

* Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

Dung dịch NaOH làm phenolphthalein không màu chuyển sang màu đỏ, đổi màu methyl da cam thành màu vàng.

* Natri hidroxit tác dụng với oxit axit

2NaOH + SO→ Na2SO3 + H2O

2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O

* Natri hidroxit tác dụng với axit

Là một bazơ mạnh nên tính chất đặc trưng của NaOH là tác dụng với axit tạo thành muối tan và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl+ H2O

NaOH + HNO3→ NaNO3+ H2O

* Natri hidroxit tác dụng với muối

Natri hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

2NaOH + CuSO4 → Na2SO+ Cu(OH)2⏐↓

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3+ 3NaCl

* Natri hidroxit tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

Cl2+ 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

* Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan một hợp chất của kim loại lưỡng tính Al, Zn, Be Sn Pb

Ví dụ: Al, Al2O3, Al(OH)3

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

>>> Xem thêm: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là


3. SO2 là chất gì?

a. Khái niệm

Lưu huỳnh dioxit hay còn được gọi là sulfur dioxit, lưu huỳnh oxit, khí SO2. Đây là một hợp chất hóa học có tên gọi khác là lưu huỳnh dioxit, đây là sản phẩm chính khi đốt cháy lưu huỳnh. SO2 được sinh ra nhờ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, hoặc nấu chảy các loại quặng nhôm, sắt, kẽm, chì.

b. Tính chất vật lí

SO2 là chất khí, không màu, nặng hơn không khí. Có mùi hắc, là khí độc, tan trong nước.

Khí (so2) là chất có điểm nóng chảy là -72,4 độ C và điểm sôi là – 10 độ C và khí sunfurơ là chất có tính khử mạnh. Ngoài ra, khí này còn có khả năng làm vẩn đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch brôm và màu cánh hoa hồng.

c. Tính chất hóa học của oxit axit SO2

SO2 tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch bazo có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hidrosunfit

Lưu huỳnh dioxit tác dụng với dung dịch bazo có thể tạo thành 2 loại muối sundfit và hidrosunfit

Lưu huỳnh dioxit tác dụng với oxit bazo tạo thành muối

- SO2 còn vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

d. Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit

* Ứng dụng

Lưu huỳnh đioxit được dùng để:

Ứng dụng trong sản xuất axit sunfuric (H2SO4)

Nguyên liệu tẩy trắng: giấy, bột giấy, dung dịch đường…

Ứng dụng SO2 trong nông nghiệp. Dùng làm chất bảo quản cho các loại mứt quả sấy khô

Là chất Kháng khuẩn và chống oxy hóa trong sản xuất rượu vang

* Điều chế SO2

- Trong phòng thí nghiệm: SOđược điều chế bằng cách đun nóng dung dịch axit H2SO4 với muối Na2SO3. Thu SOvào bình bằng cách đẩy không khí Na2SO+ H2SO4 -> Na2SO4 + H2O + SO2

-Trong công nghiệp: Đốt cháy lưu huỳnh. Đốt quặng sunfua kim loại, như pirit sắt (FeS2): 4FeS2 + 11O2 -> 2Fe2O3 + 8SO2

--------------------------

Hóa học là một môn học rất khó và phức tạp. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 28/05/2022 - Cập nhật : 28/05/2022