logo

Kim loại điển hình là gì?

Kim loại điển hình là những kim loại thuốc nhóm IA tức có tính kim loại thuộc loại mạnh đến cực mạnh. Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn các nguyên tố, bao gồm: liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs) và  1franxi (Fr)


Câu hỏi: Kim loại điển hình là gì?

Trả lời: 

Kim loại điển hình là những kim loại thuốc nhóm IA tức có tính kim loại thuộc loại mạnh đến cực mạnh


Kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi


1. 1. Vị trí của kim loại kiềm

[CHUẨN NHẤT] Kim loại điển hình là gì?

Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn các nguyên tố, bao gồm: liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs) và  1franxi (Fr). Các kim loại nhóm này được gọi là kim loại kiềm vì hidroxit của chúng là chất kiềm mạnh. Franxi là nguyên tố phóng xạ tự nhiên.


2. Tính chất vật lí của kim loại kiềm

Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp (do kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng, ngoài ra trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu).


3. Tính chất hóa học

Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ nên có tính khử rất mạnh. Tính khử tăng dần từ liti đến xesi.

M→M+ + e

Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hóa +1.

a. Tác dụng với phi kim

Kim loại kiềm khử dễ dàng các nguyên tử phi kim thành ion âm:

- Tác dụng với oxi

Natri cháy trong khí oxi khô tạo ra natri peoxit (Na2O2), trong không khí khô ở nhiệt độ thường tạo ra natri oxit (Na2O).

- Tác dụng với clo

2K+ Cl2 → 2KCl

b. Tác dụng với axit

Kim loại kiềm khử mạnh ion H+ trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng thành khí hiđro:

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

Lưu ý: tất cả kim loại kiềm đều có hiện tượng nổ khi tiếp xúc với axit.

c. Kim loại kiềm tác dụng với nước

Kim loại kiềm có khả năng khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường và giải phóng khí hiđro: 2K + 2H2O → 2KOH + H2

Vì kim loại kiềm dễ tác dụng với nước, với oxi trong không khí nên để bảo quản, người ta ngâm chìm các kim loại kiềm trong dầu hỏa.

Xem thêm:

>>> Tính chất hóa học của kim loại kiềm?


3. Điều chế kim loại kiềm

Kim loại kiềm là những kim loại hoạt động mạnh, trong tự nhiên không tồn tại ở dạng kim loại tự do mà chỉ ở dạng ion dương. Do đó cần điều chế kim loại kiềm bằng các khử ion của chúng:

M+ + e → M

Mặc dù vậy, không có chất nào khử được ion kim loại kiềm. Vì thế phương pháp thường dùng để điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.


4. Ứng dụng của kim loại kiềm

- Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Hợp kim liti - nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.

- Xesi được dùng làm tế bào quang điện.


5. Trắc nghiệm

Câu 1. Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm?

A. số oxihoá của nguyên tố trong hợp chất

B. số lớp electron

C. số electron ngoài cùng của nguyên tử

D. cấu tạo đơn chất kim loại

Đáp án B 

Câu 2. Những đặc điểm nào sau đây là chung cho các kim loại kiềm?

A. Bán kính nguyên tử

B. Số lớp electron

C. Số electron ngoài cùng của nguyên tử

D. Điện tích hạt nhân của nguyên tử

Đáp án C

Câu 3. Để bảo quản các kim loại kiềm cần

A. ngâm chúng vào nước

B. giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín

C. ngâm chúng trong rượu nguyên chất

D. ngâm chúng trong dầu hoả

Đáp án D

Câu 4. Kim loại kiềm có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp là do

A. Kim loại kiềm có cấu tạo mạng lập phương tâm khối

B. Kim loại kiềm có tính khử mạnh

C. Lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền

D. Nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn và cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít

Đáp án C

Câu 5. Cho các đặc điểm sau đây:

a) Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

b) Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất

c) cấu tạo mạng tinh thể của các đơn chất

d) bán kính nguyên tử

Các đặc điểm là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?

A. a, b, c

B. b, c, d

C. a, c

D. b, c

Đáp án A

Câu 6: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, K, Rb. Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 2. 

B. 1. 

C. 3.    

D. 4.

Đáp án D

Câu 7: Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt nhất với nước ở nhiệt độ thường?

A. Fe. 

B. Na. 

C. Mg. 

D. Al.

Đáp án B

Câu 8: Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với nước tạo thành

A. Na2O và O2

B. NaOH và H2.            

C. Na2O và H2.             

D. NaOH và O2.

Đáp án B

Câu 9: Khi cắt miếng Na kim loại để ở ngoài không khí, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do Na đã bị oxi hóa bởi những chất nào trong không khí?

A. O2.               

B. H2                        

C. CO2.                  

D. O2 và H2O.

Đáp án D

Câu 10: Nguyên liệu chính để điều chế kim loại Na trong công nghiệp là

A. Na2CO3

B. NaOH. 

C. NaCl.           

D. NaNO3.

Đáp án C

icon-date
Xuất bản : 17/05/2022 - Cập nhật : 17/05/2022