logo

Soạn Hóa 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - KNTT

Hướng dẫn Soạn Hóa 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Hóa học 10 trang 43, 44 bộ Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 43, 44 SGK Hóa 10 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Hóa 10 Bài 8 ngắn nhất Kết nối tri thức


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 43 SGK Hóa học 10

Định luật tuần hoàn đóng vai trò như thế nào trong việc dự đoán tính chất của các chất?

Lời giải:

Định luật tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán tính chất của các chất.

Cho đến ngày nay, định luật tuần hoàn vẫn còn là sợi chỉ dẫn đường và là lý thuyết chủ đạo của hóa học. Trên cơ sở của định luật tuần hoàn, các nguyên tố sau uranium đã được điều chế nhân tạo và được xếp sau uranium trong bảng tuần hoàn.


I. Định luật tuần hoàn

Trả lời câu hỏi trang 43 SGK Hóa học 10

Câu hỏi: Nêu một số tính chất của các đơn chất biến đổi tuần hoàn theo chu kì để minh họa nội dung của định luật tuần hoàn.

Lời giải:

Trong một chu kì ,tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân .

Ví dụ: Sự biến đổi tính kim của các đơn chất  Na, Mg, Al, trong chu kì 3

- Ở điều kiện thường.

+ Na tan hoàn toàn trong nước và làm quỳ tím chuyển màu xanh.

+ Mg tan một phần, làm quỳ tím chuyển màu xanh nhạt.

+ Al hầu như không tan.

=> Các đơn chất được sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại Na, Mg, Al


II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

Trả lời câu hỏi trang 44 SGK Hóa học 10

Câu 1: Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn.

a) Viết cấu hình electron của magnesium, nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide, hydroxide chứa magnesium.

b) So sánh tính kim loại của magnesium với các nguyên tố lân cận trọng bảng tuần hoàn.

Lời giải:

a) Cấu hình electron: 1s22s22p63s2

Mg là nguyên tố kim loại. Oxide cao nhất là MgO – là basic oxide, hydroxide tương ứng là Mg(OH)2 – là base yếu.

b) Mg có tính kim loại yếu hơn Na và Ca.

Mg có tính phi kim mạnh hơn Be và Al.

Câu 2: Potassium là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật và con người. Nguyên tử potassium có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.

a) Nêu vị trí của potassium trong bảng tuần hoàn.

b) Nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và hợp chất chứa potassium.

Lời giải:

a) Nguyên tử potassium có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.

⇒ Nguyên tử có 4 lớp electron và 1 electron lớp ngoài cùng.

⇒ Nguyên tử potassium có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1

⇒ Potassium thuộc ô thứ 19, chu kì 4, nhóm IA trong bảng tuần hoàn hóa học.

b) Nguyên tử có 1 electron lớp ngoài cùng nên là kim loại điển hình.

⇒ K2O là basic oxide, KOH là base mạnh.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Hóa 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Hóa 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 06/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022