logo

Soạn Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị - KNTT

Hướng dẫn Soạn Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Hóa học 10 trang 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62 bộ Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 12. Liên kết cộng hóa trị trang 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62 SGK Hóa 10 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Hóa 10 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 55 SGK Hóa học 10

Nguyên tử hydrogen và chlorine dễ dàng kết hợp để tạo thành phần tử hydrogen chloride (HCl), liên kết trong trường hợp này có gì khác so với liên kết ion trong phân tử sodium chloride (NaCl)?

Lời giải:

Liên kết trong phân tử hydrogen chloride là liên kết cộng hóa trị, giữa hai nguyên tử hydrogen và chlorine có một cặp electron dùng chung.

Liên kết trong phân tử sodium chloride là liên kết ion, được tạo thành nhờ lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.


I. Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị

Trả lời câu hỏi trang 58 SGK Hóa học 10

* Hoạt động

Lắp ráp mô hình một số phân tử

Chuẩn bị: Bộ lắp ráp mô hình các phân tử CH4, C2H4, C2H2, C2H5OH, CH3COOH.

Tiến hành:

- Chọn hình cầu có màu sắc khác nhau đại diện cho nguyên tử C O, H.

- Lắp các hình cầu và que nối theo mẫu (Hình 12.8).

Soạn Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị - KNTT

Quan sát mô hình và cho biết số liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba trong mỗi phân tử.

Lời giải:

- Trong phân tử methane (CH4) có 4 liên kết đơn C – H

- Trong phân tử ethylene (C2H4) có 4 liên kết đơn C – H và 1 liên kết đôi C = C

- Trong phân tử ethylene (C2H2) có 2 liên kết đơn C – H và 1 liên kết ba C  C

- Trong phân tử ethanol (C2H5OH) có 8 liên kết đơn gồm 5 liên kết C – H, 1 liên kết C – C , 1 liên kết C – O, 1 liên kết O – H

- Trong phân tử ethanoic acid (CH3COOH) có 6 liên kết đơn C – H và 1 liên kết đôi C = O. Trong đó 6 liên kết đôi gồm 3 liên kết C – H , 1 liên kết C – C, 1 liên kết C – O và 1 liên kết O – H.

Câu hỏi: Viết công thức electron, công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử:

a) Bromine (Br2).                                  b) Hydrogen sulfide (H2S).

c) Methane (CH4)                                 d) Ammonia (NH3)

e) Ethene (C2H4)                                   g) Ethyne (C2H2)

Lời giải:

a) Bromine (Br2).       

Phân tử Bromine: Nguyên tử bromine có 7 electron hóa trị, hai nguyên tử bromine liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử bromine đóng góp 1 electron tạo thành cặp electron dùng chung.

Soạn Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị - KNTT

b) Hydrogen sulfide (H2S).

c) Methane (CH4).

Soạn Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị - KNTT

d) Ammonia (NH3)

Soạn Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị - KNTT

e) Ethene (C2H4)

Soạn Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị - KNTT

g) Ethyne (C2H2)

Soạn Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị - KNTT

II. Độ âm điện và liên kết hóa học

Trả lời câu hỏi trang 59 SGK Hóa học 10

Câu hỏi: Dựa vào giá trị độ âm điện trong bảng 6.2, dự đoán loại liên kết (liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết ion) trong các phân tử: MgCl2, AlCl3, HBr, O2, H2, NH3

Lời giải:

- MgCl2: liên kết ion.

- AlCl3: liên kết cộng hóa trị có cực

- HBr: liên kết cộng hóa trị có cực

- O2: liên kết cộng hóa trị không cực

- H2: liên kết cộng hóa trị không cực

- NH3: liên kết cộng hóa trị không cực


III. Mô tả liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các Orbital nguyên tử

Trả lời câu hỏi trang 61 SGK Hóa học 10

Câu 1: Sự hình thành liên kết σ và liên kết π khác nhau như thế nào?

Lời giải:

Liên kết σ

- Liên kết σ được hình thành do sự xen phủ giữa hai obitan hóa trị của hai nguyên tử tham gia liên kết dọc theo trục liên kết.

- Tính chất của liên kết σ là đối xứng qua trục liên kết, các nguyên tử tham gia liên kết quay quanh trục liên kết. Liên kết σ bền hơn các loại liên kết khác.

Liên kết π

- Liên kết π  là liên kết được hình thành do sự xen phủ giữa hai obitan hóa trị của 2 nguyên tử tham gia liên kết ở hai bên trục liên kết (xen phủ bên).

- Tính chất của liên kết π là không có tính đối xứng trục, nên hai nguyên tử tham gia liên kết không có khả năng quay quanh trục liên kết và kém bền hơn các liên kết khác.

Câu 2: Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H4 lần lượt là

A. 4 và 0.          

B. 2 và 0.            

C. 1 và 1.             

D. 5 và 1.

Lời giải:

Trong phân tử C2H có 5 liên kết σ và 1 liên kết π.

Đáp án đúng là: D. 5 và 1.


IV. Năng lượng liên kế cộng hóa trị

Trả lời câu hỏi trang 62 SGK Hóa học 10

Câu 1: Năng lượng liên kết là gì? Năng lượng liên kết của phân tử Cl2 là 243 kJ/mol cho biết điều gì?

Lời giải:

- Năng lượng liên kết là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí.

- Để phá vỡ 1 mol liên kết Cl – Cl thành các nguyên tử H và Cl ( ở thể khí) cần năng lượng là 243 kJ, nên năng lượng liên kết Cl – Cl là Eb = 243 kJ/mol.

Câu 2: Dựa vào giá trị năng lượng liên kết ở Bảng 12.2, hãy chọn phương án đúng khi so sánh độ bền liên kết giữa Cl2, Br2 và I­2.

Soạn Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị - KNTT

A. I­2 > Br2 > Cl2.

B. Br2 > Cl2 > I2.

C. Cl2 > Br2 > I2

D. Cl2 > I2 > Br2.

Lời giải:

Dựa vào Bảng 12.2, ta thấy, năng lượng liên kết Cl – Cl > năng lượng liên kết Br – Br > năng lượng liên kết I – I.

⇒ Độ bền liên kết giảm từ Cl2 > Br2 > I2.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Hóa 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 06/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022