logo

Văn mẫu lớp 7: Cảnh khuya; Rằm tháng Giêng

  • Cảm nhận bài thơ cảnh khuya : “Cảnh khuya” được tạo nên từ những vần thơ giản dị nhưng chính sự giản dị ấy lại là điểm sáng giúp nó neo đậu trong lòng người đọc. Bài thơ cũng là minh chứng cho tình yêu thiên nhiên của Bác, đồng thời giúp người đọc hiểu hơn về tấm lòng vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Cảm nhận bài thơ rằm tháng giêng : “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Chính sự hòa quyện giữa chất lãng mạn và chất hiện thực, sự mực thước của Đường thi với những vần thơ giản dị, tinh tế đã giúp “Rằm tháng giêng” có sức mạnh chống lại “mọi định luật băng hoại của thời gian” và sống mãi trong lòng người đọc.
  • Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya : Người ta thường nói, trong thơ Hồ Chủ tịch có nhiều đỉnh cao, đó là tầm cao về tư tưởng như trong các bài thơ Học đánh cờ, Không ngủ được, Tự khuyên mình… và đó cũng là đỉnh cao trong nhiều hình tượng về thiên nhiên, tạo vật qua các bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng…
  • Phân tích bài thơ Cảnh khuya : Khi bình về thơ Hồ Chí Minh, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã có những phát hiện thú vị về vẻ đẹp trong tâm hồn Bác: “Cố nhiên trăng sao có thực trên bầu trời thì mới có được trong thơ của thi sĩ. Nhưng nếu tâm hồn xưa nhà thơ cách mạng không luôn luôn hướng về ánh sáng thì trăng sao cũng không thể đi vào thơ đẹp và sáng như thế".
  • Phát biểu cảm nghĩ về bài Rằm tháng giêng : Đọc thơ Bác chúng ta được tiếp xúc với một tấm lòng yêu người, mến cảnh, nâng niu trân trọng  mọi sự sống, mọi cái đẹp trên đời. Qủa đúng, Hồ Chí Minh với một tâm hồn vừa nhạy cảm, vừa phong phú và tất cả điều ấy Bác đã gửi gắm vào bài thơ Rằm tháng giêng.