logo

Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào? | Câu 7 trang 142 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (soạn 2 cách)

Câu 7 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

Soạn cách 1

Cả hai bài thơ đều miêu tả vẻ đẹp của trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng khi phân tích bài thơ, chúng ta thấy được những vẻ đẹp riêng biệt của ánh trăng trong hai bài thơ của Bác

- Bằng việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, cùng với sự miêu tả chi tiết hình ảnh ánh trăng: trăng lồng vào cây cổ thụ, in bóng cây xuống mặt đất, rồi lồng vào những bông hoa => tạo nên từng tầng, từng lớp mà ánh trăng đã chiếu sáng. Giữa không gian thanh tĩnh mịch của đêm khuya, xuất hiện âm thanh tiếng suối như tiếng hát xa, tạo nên bức tranh đêm càng thêm tính nhạc, ánh trăng như càng chiếu sáng, tiếng hát như quyện vào ánh trăng

- Trong bài Nguyên tiêu, trăng hòa quyện với sông, với nước, với trời tạo nên sự lung linh huyền ảo. Ở đây, trăng mang hương sắc của mùa xuân, chiếu rọi vào cảnh như sự thúc đẩy sự sinh sôi, nảy nở, tạo nên một không gian xuân tươi mới, đầy hi vọng. Hình ảnh ánh trăng được miêu tả đong đầy thuyền=> tạo ra những liên tưởng của sự đủ đầy, phù hợp với hoàn cảnh tâm trạng của Bác lúc bấy giờ, đó là niềm hi vọng về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Soạn cách 2

- Nét đẹp riêng về cảnh trăng trong hai bài thơ:

+ Cảnh trăng trong bài Cảnh khuya là cảnh trăng núi rừng với tiếng suối như tiếng hát, với đường nét hài hòa của cảnh vật trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

+ Cảnh trăng trong bài Nguyên tiêu là vẻ đẹp của ánh trăng mùa xuân, tràn đầy sức sống hòa cùng sức sống căng tràn của cảnh vật trời mây non nước.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 15/11/2022