logo

Phân tích bài thơ Cảnh khuya

          Khi bình về thơ Hồ Chí Minh, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã có những phát hiện thú vị về vẻ đẹp trong tâm hồn Bác: “Cố nhiên trăng sao có thực trên bầu trời thì mới có được trong thơ của thi sĩ. Nhưng nếu tâm hồn xưa nhà thơ cách mạng không luôn luôn hướng về ánh sáng thì trăng sao cũng không thể đi vào thơ đẹp và sáng như thế".


Mục lục nội dung

Phân tích bài thơ Cảnh khuya

Phân tích bài thơ Cảnh khuya | Văn mẫu 7 hay nhất

        Đọc thơ Bác chúng ta được tiếp xúc với một tấm lòng yêu người, mến cảnh, nâng niu trân trọng  mọi sự sống, mọi cái đẹp trên đời. Qủa đúng, Hồ Chí Minh với một tâm hồn vừa nhạy cảm, vừa phong phú và tất cả điều ấy Bác đã gửi gắm vào bài thơ Cảnh khuya.

        Bài thơ có bức tranh thiên nhiên hài hòa và có cốt cách cao cả, kiên cường của một người chiến sĩ:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”

          Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đầy chất nhạc với tiếng suối trong veo, thánh thót và ngân vang như tiếng ca của con người vang vọng nơi rừng núi linh thiêng. Không dừng lại ở âm thanh mà còn ngập tràn màu sắc, đường nét vừa cổ điển, vừa có tính thẩm mĩ. Hình ảnh “trăng, cổ thụ, hoa” như quấn quít, quây quần với nhau, chúng như có hồn, có tình. Qủa đúng, bức tranh hiện lên với đầy đủ chất thơ, ca, nhạc, họa.

         Câu thơ trên không chỉ mở ra khoảng mênh mông của thiên nhiên mà còn tạo độ mở trong chính tâm hồn con người thêm rộng mở để thâu tóm hết tất cả bằng tất cả thương yêu:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

           Câu thơ thứ ba đóng vai trò như một bản lề khép mở, đóng lại ý thơ trên nhưng làm rộng hơn nữa ý thơ tiếp. Bác trằn trọc, nóng ruột không phải vì bức tranh khiến người ta say như men tình mà vì sự băn khoăn trong cõi lòng, lo lắng chồng chất lắng lo, trăn trở nối tiếp trăn trở. Bao nhiêu trăn trở là bấy nhiêu trằn trọc không chỉ đêm nay, đêm mai mà cả những đêm sau nữa cho đến ngày độc lập. Qủa đúng như nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết lên những âu lo trong Bác:

“Cả một đời Bác có ngủ yên đâu”

Hay chính Bác đã tâm sự:

"Một canh, hai canh lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh".

       Chính phẩm chất nhân văn, chất nghệ sĩ trong con người Bác đã đưa Người lên tầm vóc danh nhân văn hóa của nhân loại.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021