logo

Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya. | Câu 2 trang 142 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (soạn 2 cách)

Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya.

Soạn cách 1

Phân tích hai câu thơ đầu của bài cảnh khuya

- Âm thanh: tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa => âm thanh trong trẻo, cao vút và có tiếng nhạc. Tiếng hát xa tạo nên không gian vắng lặng của sự vật có thể nghe được tiếng suối dù là ở rất xa

- Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa: trăng, tạo sự ánh sáng huyền ảo trong đêm, ánh sáng của trăng đã chiếu uống cây cổ thụ ròi cái bóng đó trùm lên hoa => sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ, đầy chất thơ của Hồ Chí Minh.

=> Hai câu thơ hiện lên bức tranh cảnh khuya đẹp vừa có âm thanh, vừa có màu sắc, vừa có hình ảnh huyền ảo.

Soạn cách 2

- “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” đây là một hình ảnh so sánh độc đáo khi nhà thơ cảm nhận tiếng suối róc rách chảy như tiếng hát xa. Trước Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi đã từng cảm nhận tiếng suối như tiếng đàn cầm, nhưng đó là cách cảm nhận mang tính cổ điển. Còn với hình ảnh so sánh tiếng suối vs tiếng hát ta như cảm nhận được vẻ thánh thót của tiếng suối, đồng thời cảm nhận được sự sống con người như đang hiện hữu, làm thiên nhiên gần gũi với còn người.

- "“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa“: câu thơ đã tả thực hình ảnh đêm trăng sáng chiếu rọi, làm bóng cây cổ thụ chen lẫn vào nhau với những tầng cao thấp, sáng tối hòa quyện. Bức tranh trở nên lung linh huyền ảo hài hòa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa đường nét khỏe khoắn của cổ thụ và vẻ uyển chuyển của hoa. 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 15/11/2022