logo

Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào... | Câu 3 trang 142 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (soạn 2 cách)

Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?

Soạn cách 1

- Hai câu thơ cuối trong bài cảnh khuya là sự hòa quyện của người và cảnh sự say đắm đến mê mẩn của tác giả với cảnh đêm khuya. Không gian và thời gian tĩnh lặng làm nên cho tâm trạng và cảm xúc của Bác. Hiện lên ở hai câu thơ cuối chính là tâm trạng lo âu, lo lắng, trăn trở của Bác vì dân vì nước. Qua đó chúng ta thấy được tấ lòng yêu nước, thương dân vô cùng của một vị lãnh tụ tài đức.

- Bằng việc lặp lại của từ chưa ngủ thể hiện nỗi trăn trở của Bác. Vì lo cho nước cho dân, cho sự nghiệp dân tộc mà Bác đã bao đêm thao thức không ngủ.

Soạn cách 2

- Hai câu thơ cuối của bài thơ Cảnh khuya  là niềm say đắm thiên nhiên đẹp nên thơ và cũng là nỗi trăn trở của tác giả cho vận mệnh của đất nước:                      

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ                   

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

⇒ Hai câu thơ cho thấy tâm hồn của thi sĩ và tâm hồn chiến sĩ như hòa vào làm một, hiện diện trong con người Bác.

- Hai câu thơ đã sử dụng điệp từ “chưa ngủ”. Điệp từ “chưa ngủ” như một chiếc bản lề mở ra tâm trạng chính của tác giả: lo cho nước nhà. Chưa ngủ được nhắc lại hai lần như nhấn mạnh nỗi lo âu, trăn trở của Bác. Đồng thời cho ta thấy chất thi sĩ và chiến sĩ không mâu thuẫn mà hòa quyện thanh cao trong con người Bác.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 15/11/2022