logo

Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể thơ nào?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể thơ nào?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ văn 7.


Trả lời câu hỏi: Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể thơ nào?

        Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể thơ: Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt


Kiến thức tham khảo về bài thơ “Cảnh khuya” 

Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể thơ nào?

Cảnh khuya

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Tác giả: Hồ Chí Minh


I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 2.9.1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.

- Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể thơ nào? (ảnh 2)

- Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc... Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.

- Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.

- Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.


II. Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya

1. Hoàn cảnh sáng tác

     Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta.Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.

2. Thể thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng

- Hình ảnh mang tính biểu tượng cao

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

- Phần 1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm khuya.

- Phần 2. Hai câu sau: Tâm trạng của nhà thơ trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.

4. Nội dung

- Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.

5. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh giản dị, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ...

6. Phân tích

a. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm khuya

- Câu thơ 1: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

+ Trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy.

+ Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa”: tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn.

- Câu thơ 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” có hai cách hiểu:

+ Ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.

+ Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa.

Dù hiểu theo cách nào thì cũng diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.

=> Hai câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thơ mộng.

b. Hai câu sau: Tâm trạng của nhà thơ trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc

- Câu 3: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” có hai cách hiểu

+ Hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh.

+ Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh.

- Câu 4: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” cho thấy hai lý do mà Người chưa ngủ

+ Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm.

+ Vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ.

=> Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ.

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 15/11/2022