logo

Tác dụng của điệp ngữ trong bài Cảnh khuya

Câu hỏi: Tác dụng của điệp ngữ trong bài Cảnh khuya

Trả lời:

Các biện pháp tu từ: 

- Điệp ngữ: lồng, chưa ngủ 

⇒Tác dụng: 

- Điệp ngữ 'lồng' tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm. 

- Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ vĩ đại lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ nhé.


1. Điệp ngữ là gì?

Khái niệm điệp ngữ (hay còn gọi là điệp từ) là một biện pháp tu từ văn học sử dụng cách lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, một ngữ với tác dụng nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê,… để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

Tác dụng của điệp ngữ trong bài cảnh khuya

2. Tác dụng của điệp ngữ là gì?

Tạo ra sự nhấn mạnh

Ví dụ:

Tác dụng của điệp ngữ trong bài cảnh khuya (ảnh 2)

(Việt Bắc – Tố Hữu)

=> Trong đoạn thơ trên, từ “nhớ sao” được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung da diết của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ.

Tạo sự liệt kê

Ví dụ:

“Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa”

=> Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau nhằm mục đích nhấn mạnh tình cảm mãnh liệt của tác giả dành cho cô bán rượu.

Tạo sự khẳng định

Ví dụ:

Tác dụng của điệp ngữ trong bài cảnh khuya (ảnh 3)

(Ca dao)

=>Trong ví dụ trên, biện pháp lặp lại một cụm từ “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” nhằm khẳng định vẻ đẹp thuần khiết của bông sen, quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt


3. Phân biệt phép điệp ngữ với hiện tượng lặp từ

Ví dụ 1: Nhà em có một cái bàn bàn, có một cái tủ. Nhà em có một cái bếp, có một cái giường. Nhà em có ba, có má, có chị, có em. Nhà em có rất nhiều thứ

Ví dụ 2: Con bò đang ăn cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò đột nhiên rống ò ò…Đó là con bò của nhà em.

=> Đây không phải là điệp từ mà là lỗi lặp từ do thiếu vốn từ

Bài tập ví dụ minh họa

Phía sau nhà mình có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà mình, mình trồng rất nhiều hoa. Mình trồng hoa thược dược. Mình trồng hoa đồng tiền. Mình trồng hoa hồng. Mình trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế Phụ nữ, mình hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ mình. Mình hái hoa tặng chị mình.

Việc lặp lại một số từ không có tác dụng biểu cảm, làm đoạn văn nặng nề, gây khó chịu cho người đọc =>lặp từ

Sửa lại:

Phía sau nhà mình có một mảnh vườn. Mình trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế Phụ nữ, mình hái hoa tặng mẹ và chị của mình.


4. Bài tập vận dụng

Bài 1: So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ dưới đây, tìm đặc điểm của mỗi dạng.

a) Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều

[…]

Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em, thương em, thương em biết mấy

                                                                                                                     (Phạm Tiến Duật)

b) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

                                                        (Đoàn Thị Điểm)

Trả lời:

Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

a. Là dạng điệp nối tiếp.

b. Là dạng điệp vòng tròn.

Bài 2: Tìm điệp ngữ trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

a) Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay. Một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống Phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

(Hồ Chí Minh)

b)

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm.

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

(Ca dao)

Lời giải chi tiết:

a)

- một dân tộc đã gan góc

- dân tộc đó phải được

=> Tác giả dùng các điệp ngữ trên nhằm nhấn mạnh ý dân tộc ta phải được tự do, độc lập, xứng đáng được tự do độc lập.

b)

- đi cấy: nhấn mạnh công việc làm.

- trông: nhấn mạnh sự vất vả cực lòng của nhà nông.

icon-date
Xuất bản : 25/02/2022 - Cập nhật : 15/11/2022