Hướng dẫn Giải Toán 11 Kết nối tri thức Bài 2: Công thức lượng giác ngắn gọn kèm lời giải và đáp án chi tiết bám sát nội dung chương trình Sách mới.
Hoạt động 1: Nhận biết công thức cộng
a) Cho a = π/4 và b = π/6, hãy chứng tỏ cos(a-b) = cosacosb + sinasinb
b) Bằng cách viết a + b = cosa −(− b ) và từ công thức ở HĐ1a, hãy tính cos(a + b)
c) Bằng cách viết sin(a − b) = cos[π/2 − (a − b)] = cos[(π/2 − a) + b] và sử dụng công thức vừa thiết lập ở HĐ1b, hãy tính sin(a − b)
Lời giải:
a) Ta có:
a – b = π/4−π/6
= π/12
nên cos(a – b) = cosπ/12
= (√6+√2)/4
cos a cos b + sin a sin b = cosπ/4cosπ/6 +sinπ/4sinπ/6
= √2/2 × √3/2 + √2/2 × 1/2
= √6/4 + √2/4
Vậy cos(a – b) = cos a cos b + sin a sin b.
b) Ta có: cos(a + b) = cos[a – (– b)] = cos a cos(– b) + sin a sin(– b)
Mà cos(– b) = cos b, sin(– b) = – sin b.
Do đó, cos(a + b) = cos a cos b + sin a (– sin b)
= cos a cos b – sin a sin b.
c) sin(a – b) = cos[π/2 − (a − b)]
= cos[(π/2 − a) + b]
= cos(π/2 − a)cosb − sin(π/2 − a)sinb
= sinacosb − cosasinb (do cos(π/2−a) = sina, sin(π/2 − a) = cosa.
Vậy sin(a – b) = sin a cos b – cos a sin b.
Luyện tập 1: Chứng minh rằng:
a) sinx − cosx = √2sin(x − π/4)
b) tan(π/4 − x) = 1− tanx/1 + tanx (x ≠ π/2 + kπ,x ≠ 3π/4 + kπ,k∈Z)
Lời giải:
a) sinx – cosx = √2sin(x − π/4)
= √2(sinxcosπ/4 − cosxsinπ/4)
= √2sinx × √2/2 −√2cosx × √2/2
= sinx − cosx
b) tan(π/4 − x) = tanπ/4 − tanx/1 + tanπ/4tanx
=1−tanx/1 + tanx (do tanπ/4 = 1) (x ≠ π/2 + kπ,x ≠ 3π/4 + kπ,k∈Z)
Vận dụng 1: Giải bài toán trong tình huống mở đầu.
Lời giải:
f(t) = f1(t) + f2(t)
= 5sint + 5cost
= 5(sint + cost)
= 5√2sin(t + π/4)
=> k = 5√2, φ = π/4
Hoạt động 2: Xây dựng công thức nhân đôi
Lấy b = a trong các công thức cộng, hãy tìm công thức tính: sin2a, cos2a, tan2a
Lời giải:
sin2a = sin(a + a)
= sinacosa + cosasina
= 2sinacosa
cos2a = cos(a + a)
= cosacosa − sinasina
= cos2a − sin2a
= 2cos2a − 1
=1 − 2sin2a
tan2a = tan(a + a)
= tana + tana / 1 − tanatana
= 2tana /1 − tan2a
Luyện tập 2: Không dùng máy tính, tính cosπ/8
Lời giải:
cos2π/8 = (1 + cosπ/4)/2
= (1+√2/2)/2
= (2 − √2)/4
=> cosπ/8 = √(2+√2)/2
Hoạt động 3: Xây dựng công thức biến đổi tích thành tổng
a) Từ các công thức cộng cos(a + b) và cos(a − b), hãy tìm cosacosb; sinasinb
b) Từ các công thức cộng sin(a + b) và sin(a − b), hãy tìm: sinacosb
Lời giải:
a) Ta có: cos(a − b) − cos(a + b) = cosa.cosb + sina.sinb − (cosa.cosb − .sinb)
= cos(a − b) − cos(a + b)
=> sina.sinb = 1/2[cos(a + b) − cos(a + b)]
Ta có: cos(a − b) + cos(a + b) = cosa.cosb + sina.sinb + (cosa.cosb − sina.sinb)
= cos(a−b)+cos(a+b)
=> cosa.cosb = 1/2[cos(a + b) + cos(a + b)]
b) sin(a − b) + sin(a + b) = sina.cosb − cosa.sinb + sina.cosb + cosa.sinb
= 2sina.cosb
=> sina.cosb = 1/2[sin(a − b) + sin(a + b)]
Luyện tập 3: Không dùng máy tính, tính giá trị của các biểu thúc:
A = cos75∘cos15∘
B= sin5π/12.cos7π/12
Lời giải:
A = cos75∘cos15∘
= 1/2[cos(75∘ − 15∘) + cos(75∘ + 15∘)]
= 1/2(cos60∘ + cos90∘)
= 1/2(1/2 + 0)
= 1/4
B = sin5π/12.cos7π/12
= 1/2[sin(5π/12 − 7π/12) + sin(5π/12 + 7π/12)]
= 1/2[sin( −π/6) + sinπ]
= 1/2(−1/2 + 0)
= −1/4
Hoạt động 4: Xây dựng công thức biến đổi tổng thành tích
Trong các công thức biến đổi tích thành tổng ở Mục 3, đặt u = a − b, v = a + b và viết các công thức nhận được.
Lời giải:
Ta có: u = a − b; v = a + b
=> u + v = 2a; => a = (u + v)/2
=> u − v = 2b; => b = ( u − v)/2
=> cosu + cosv = 2 cos(u + v)/2.cos(u − v)/2
=> cosu − cosv = −2sin(u + v)/2.cos(u − v)/2
=> sinu − sinv = 2sin(u + v)/2.cos(u − v)/2
=> sinu + sinv = 2cos(u + v)/2.sin(u − v)/2
Luyện tập 4: Không dùng máy tính, tính giá trị của biểu thức:
B = cosπ/9 + cos5π/9 + cos11π/9
Lời giải:
B = cosπ/9 + cos5π/9 + cos11π/9 = 2cos[(π/9 + 5π/9)/2].cos[(π/9 − 5π/9)/2] + cos11π/9
= 2cosπ/3.cos(−2π/9) + cos11π/9
= 2 .12cos(−2π/9) + cos11π/9
= cos(−2π/9) + cos11π/9
= 2cos(−2π/9 + 11π/9)/2.cos(− 2π/9 − 11π/9)/2
= 2cosπ/2.cos(−13π/18)
= 2 . 0 . cos(−13π/18)
= 0