logo

Bài 5: Dãy số

Hướng dẫn Giải Toán 11 Kết nối tri thức Bài 5: Dãy số ngắn gọn kèm lời giải và đáp án chi tiết bám sát nội dung chương trình Sách mới.

Giải Toán 11 trang 42

Hoạt động 1: Nhận biết dãy số vô hạn

Viết năm số chính phương đầu theo thứ tự tăng dần. Từ đó, dự đoán công thức tính số chính phương thứ n.

Lời giải:

Năm số chính phương theo thứ tự tăng dần là: 0, 1, 4, 9, 16.

Số chính phương thứ nhất là là u1 = 02 = 0

Số chính phương thứ hai là u2 = 12 = 1

Số chính phương thứ ba là u3 = 22 = 4

Số chính phương thứ tư là u4 = 32 = 9

Số chính phương thứ năm là u5 = 42 = 16

Dự đoán được công thức tính số chính phương thứ n là un = (n − 1)2 với n ∈ N*.

Giải Toán 11 Trang 43

Hoạt động 2: Nhận biết dãy số hữu hạn

a) Liệt kê tất cả các số chính phương nhỏ hơn 50 và sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Viết công thức số hạng un của các số tìm được ở câu a) và nêu rõ điều kiện của n

Lời giải:

a) Các số chính phương nhỏ hơn 50 theo thứ tự từ bé tới lớn : 0; 1; 4; 9; 16; 25; 36; 49

b) un = (n − 1)2 với n ∈ N* và n ≤ 8.

Luyện tập 1: 

a) Xét dãy số gồm tất cả các số tự nhiên chia cho 5 dư 1 theo thứ tự tăng dần. Xác định số hạng tổng quát của

dãy số

b) Viết dãy số hữu hạn gồm năm số hạng đầu của dãy số trong câu a. Xác định số hạng đầu và số hạng cuối của

dãy số hữu hạn này.

Lời giải:

a) Xét số tự nhiên a khác 0, ta có a chia cho 5 dư 1, khi đó tồn tại số tự nhiên q khác 0 để a = 5q + 1.

Xét dãy số gồm tất cả các số tự nhiên chia cho 5 dư 1 theo thứ tự tăng dần. Khi đó, số hạng tổng quát của dãy số là un = 5n + 1 (n ∈ N*)

b) Dãy số hữu hạn gồm năm số hạng đầu của dãy số trong câu a là:  6; 11; 16; 21; 26

Số hạng đầu của dãy số này là 6

Số hạng cuối của dãy số này  26

Hoạt động 3: Nhận biết các cách cho một dãy số

Xét dãy số (un) gồm tất cả các số nguyên dương chia hết cho 5: 5; 10; 15; 20; 25; 30; ...

a) Viết công thức số hạng tổng quát un của dãy số

b) Xác định số hạng đầu và viết công thức tính số hạng thứ n theo số hạng thứ n − 1 của dãy số

Lời giải:

a) Công thức số hạng tổng quát un = 5n, n ∈ N.

b) Số hạng đầu của dãy số là: 5

Công thức tính số hạng thứ n theo số hạng thứ n − 1 của dãy số là:  un = un − 1 + 5 (n ∈ *, n > 1). Gọi là hệ thức  hồi.

Giải Toán 11 trang 44:

Luyện tập 2: 

 a) Viết năm số hạng đầu của dãy số (un) với số hạng tổng quát un = n!

Bài 5: Dãy số

Lời giải:

a) Năm số hạng đầu của dãy số (un) với số hạng tổng quát un = n! là: 1, 2, 6, 24, 120

b) F1 = 1, F2 = 1, F3 = 1 + 1 = 2, F4 = 2 + 1 = 3, F5 = 3 + 2 = 5

Giải Toán 11 trang 45

Hoạt động 4: Nhận biết dãy số tăng, dãy số giảm

a) Xét dãy số (un) với un = 3n − 1. Tính un+1 và so sánh với un

b) Xét dãy số (vn) với vn = 1/n2. Tính vn+1 và so sánh với vn

Lời giải:

a) un+1 = 3(n + 1) − 1 = 3n + 2

Xét hiệu un+1 − un ta có: un+1 − un = (3n + 2) − (3n − 1) = 3 > 0 

                              =>  un+1 > un ∀ n ∈ *.

b) vn+1 = 1/(n + 1)2

Xét hiệu vn+1 − vn ta có: vn+1 − vn = 1/(n+1)2 − 1/n2

                                                                       = n2 − (n + 1)2/n2(n + 1)2

                                                     = n2 − (n2 + 2n + 1)/n2(n+1)2

                                                     = − (2n + 1)/n2(n + 1)2 < 0 ∀ (n ∈ ℕ*).

                          => vn+1 < vn  ∀ n ∈ ℕ*

Luyện tập 3: Xét tính tăng, giảm của dãy số (un), với un = 1/(n + 1)

Lời giải:

Ta có: un + 1 = 1/(n + 1 + 1 ) = 1/(n + 2)

 Mà: n + 2 > n + 1 nên 1/(n + 1) > 1/(n + 2) ∀ n ∈ N*.

 Có nghĩa là:  un > un + 1, ∀ n ∈ N*

Vậy (un) là dãy số giảm

Hoạt động 5: Nhận biết dãy số bị chặn

Cho dãy số (un) với un = (n + 1)/n, ∀ n ∈ N*

a) So sánh un và 1

b) So sánh un và 2

Lời giải:

a) Ta có:   un = (n + 1)/n

                     = 1 + 1/n > 1, ∀ n ∈ N*

b) Ta có:  1/n ≤ 1, ∀ n ∈ N* 

        <=> 1 + 1/n ≤ 2, ∀ n ∈ N*

=> un = (n + 1)/n = 1 + 1/n < 2, ∀ n ∈ N*

Giải Toán 11 trang 46

Luyện tập 4: Xét tính bị chặn của dãy số (un), với un = 2n − 1

Lời giải :

Dãy số bị chặn dưới vì un = 2n − 1 > 1, ∀ n ∈ N*

Dãy số (un) không bị chặn trên vì không có số M nào thỏa mãn:

                                  un = 2n – 1 ≤ M với mọi n ∈ N*.

Vậy dãy số (un) bị chặn dưới và không bị chặn trên nên không bị chặn.

Vận dụng: Anh Thanh vừa được tuyển vào một công ty công nghệ, được m kết lương năm đầu sẽ là 200 triệu đồng và lương mỗi năm tiếp theo sẽ được tăng thêm 25 triệu đồng. Gọi sn (triệu đồng) là lương vào năm thứ n mà anh Thanh làm việc cho công ty đó. Khi đó ta có: s1 = 200, sn = sn−1 + 25 với n ≥ 2

a) Tính lương của anh Thanh vào năm thứ 5 làm việc cho công ty.

b) Chứng minh (sn) là dãy số tăng. Giải thích ý nghĩa thực tế của kết quả này.

Lời giải :

a) Số hạng tổng quát của dãy số là: sn = 200 + 25(n − 1) 

Lương của anh Thanh vào năm thứ 5 làm việc cho công ty: s5 = 200 + 25(5 − 1) = 300 (triệu đồng)

b) Ta có: sn+1 = 200 + 25(n + 1 − 1) 

                     = 200 + 25n > sn với mọi n ≥ 2, n ∈ N*. 

Vậy (sn) là dãy số tăng

Ý nghĩa: Tiền lương của anh Thành sẽ được tăng dần theo mỗi năm làm .

 

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads