Tổng hợp các bài Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 8 ngắn nhất. Seri các bài lý thuyết được các thầy cô Top lời giải biên soạn lại tóm lược theo nội dung sách giáo khoa giúp các bạn nắm vững nội dung kiến thức, qua đó học tốt hơn.
Chúc các bạn học tốt!
I. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật
- Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ, các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất, và thường được vẽ theo tỉ lệ
- Bản vẽ kĩ thuật dùng trong thiết kế, trong các quá trình sản xuất, chế tạo, thi công đến kiểm tra, sữa chữa, lắp ráp, vận hành, trao đổi,...
II. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất
- Bản vẽ kĩ thuật do nhà thiết kế tạo ra
- Nhờ bản vẽ các chi tiết máy được chế tạo, các công trình được thi công đúng với yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ
- Nhờ bản vẽ mà ta kiểm tra đánh giá được sản phẩm hay công trình
- Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung của các nhà kỹ thuật, vì nó được vẽ theo quy tắc thống nhất, các nhà kỹ thuật trao đổi thông tin kĩ thuật với nhau qua bản vẽ
III. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống
Trong đời sống các sản phẩm, công trình nhà ở....thường đi kèm theo sơ đồ hình vẽ hay Bản vẽ kĩ thuật giúp ta:
- Lắp ghép hoàn thành sản phẩm
- Sử dụng sản phẩm hay công trình đúng kĩ thuật và khoa học
- Biết cách khắc phục, sữa chữa
IV. Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật
- Bản vẽ kĩ thuật liên quan đến nhiều ngành kỹ thuật khác nhau; mỗi lĩnh vực lại có một loại bản vẽ riêng
- Các Bản vẽ kĩ thuật được vẽ thủ công hoặc bằng trợ giúp của máy tính
Ví dụ:
Bản vẽ kỹ thuật dùng trong giao thông
I. Khái niệm về hình chiếu
Hình 1. Hình chiếu của vật thể
- Mặt phẳng chiếu là mặt phẳng chứa hình chiếu của vật thể
- Điểm A trên vật thể có hình chiếu là điểm A’
- Tia sáng đi từ nguồn sáng S qua điểm A xuống điểm chiếu A’, gọi là tia chiếu SAA’
=> Khái niệm: Hình chiếu của vật thể bao gồm tập hợp các điểm chiếu của vật thể trên mặt phẳng chiếu
II. Các phép chiếu
Hình 2. Các phép chiếu
(a) Phép chiếu xuyên tâm: có các tia chiếu xuất phát từ 1 điểm (tâm chiếu)
(b) Phép chiếu song song: có các tia chiếu song song với nhau
(c) Phép chiếu vuông góc: có các tia chiếu vừa song song vừa vuông góc với mặt phẳng chiếu
* Lưu ý: Phép chiếu vuông góc là quan trọng nhất dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc
III. Các hình chiếu vuông góc
1. Các mặt phẳng chiếu
Hình 3. Các mặt phẳng chiếu
- Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng
- Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng
- Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh
2. Các hình chiếu
Hình 4. Các hình chiếu
- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới
- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống
- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang
3. Vị trí các hình chiếu
Hình 5. Vị trí các hình chiếu
- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
I. KHỐI ĐA DIỆN
Khối đa diện là hình được bao bởi các đa giác phẳng
II. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
1. Thế nào là hình hộp chữ nhật?
Hình hộp chữ nhật được bao bọc bởi 6 hình chữ nhật
(a): chiều dài; (b): chiều rộng; (c): chiều cao
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
Bảng 1. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
Hình | Hình chiếu | Hình dạng | Kích thước |
---|---|---|---|
1 | Đứng | Chữ nhật | a, h |
2 | Bằng | Chữ nhật | a, b |
3 | Cạnh | Chữ nhật | b, h |
III. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỀU
1. Thế nào là hình lăng trụ đều?
Hình lăng trụ đều được bao bọc bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
Bảng 2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
Hình | Hình chiếu | Hình dạng | Kích thước |
---|---|---|---|
1 | Đứng | Hình chữ nhật | a, h |
2 | Bằng | Hình tam giác đều | a, b |
3 | Cạnh | Hình chữ nhật | b, h |
IV. HÌNH CHÓP ĐỀU
1. Thế nào là hình chóp đều?
Hình chóp đều được bao bọc bởi mặt đáy là 1 hình đa giác và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
2. Hình chiếu của hình chóp đều
Bảng 3. Hình chiếu của hình chóp đều
Hình | Hình chiếu | Hình dạng | Kích thước |
---|---|---|---|
1 | Đứng | Hình tam giác cân | a, h |
2 | Bằng | Hình vuông | a |
3 | Cạnh | Hình tam giác cân | a, h |
CHÚ Ý: Thường chỉ dùng 2 hình chiếu để biểu diễn hình lăng trụ hoặc hình chóp: một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước đáy.