logo

Giải bài tập SGK Sinh 10 [Kết nối tri thức]

Hướng dẫn Giải bài tập SGK Sinh 10 [Kết nối tri thức] đầy đủ, chi tiết nhất, bám sát nội dung kiến thức SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức, giúp các em học tốt hơn.

Mục lục Giải bài tập SGK Sinh 10 Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 4: Các nguyên tố hóa học và nước - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 5: Các phân tử sinh học - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 6: Thực hành nhận biết một số phân tử sinh học - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 8: Tế bào nhân thực - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 11: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 12: Truyền tin tế bào - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào - KNTT

Soạn Sinh 10 Bài 15: Thực hành thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase - KNTT

Soạn Sinh 10 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân - KNTT

Soạn Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - KNTT

Soạn Sinh 10 Bài 18: Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân - KNTT

Soạn Sinh 10 Bài 19: Công nghệ tế bào - KNTT

Soạn Sinh 10 Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật - KNTT

Soạn Sinh 10 Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - KNTT

Soạn Sinh 10 Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật - KNTT

Soạn Sinh 10 Bài 23: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật và làm một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật - KNTT

Soạn Sinh 10 Bài 24: Khái quát về virus - KNTT

Soạn Sinh 10 Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus - KNTT

Soạn Sinh 10 Bài 26: Thực hành điều tra một số bệnh do virus và tuyên truyền phòng chống bệnh - KNTT

-----------------------------------


Giải bài tập SGK Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Hãy nêu các lĩnh vực nghiên cứu sinh học được tìm hiểu trong cấp Trung học phổ thông.

Trả lời:

 Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học được tìm hiểu trong cấp Trung học phổ thông:

- Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học có thể chia thành hai loại chính là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

+ Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản tập trung vào tìm hiểu cấu trúc của các cấp độ tổ chức sống, phân loại, cách thức vận hành và tiến hoá của thế giới sống.

+ Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khám phá thế giới sống tìm cách đưa những phát kiến mới về sinh học ứng dụng vào thực tiễn đời sống.

- Ở góc độ môn học trong Chương trình Giáo dục phổ thông, nghiên cứu sinh học theo các lĩnh vực phân chia dựa trên các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

+ Lớp 10 tìm hiểu về sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật.

+ Lớp 11 nghiên cứu sinh học cơ thể.

+ Lớp 12 nghiên cứu di truyền học, tiến hoá và sinh thái học.

2. Hãy nêu một số thành tựu ứng dụng sinh học trong đời sống.

Trả lời:

Một số thành tựu ứng dụng sinh học trong đời sống:

- Ứng dụng sinh học để giải trình tự gene người và nhiều loại sinh vật khác nhau đã giúp con người sản xuất ra được nhiều loại thuốc hướng đích để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư.

- Ứng dụng sinh học để giải trình tự DNA giúp xác định thân nhân của những nạn nhân trong các vụ tai nạn hay xác định quan hệ huyết thống.

- Ứng dụng sinh học để tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao giúp chăn nuôi và trồng trọt phát triển hoặc đáp ứng nhu cầu của con người.

- Ứng dụng sinh học trong công nghệ chế biến thực phẩm giúp sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống có giá trị dinh dưỡng cao như sữa chua hoặc các sản phẩm len men,...

3. Lĩnh vực và ngành nghề nào của sinh học mà em muốn theo đuổi? Theo em, triển vọng tương lai của ngành nghề đó như thế nào?

Trả lời:

Em muốn theo đuổi ngành y - dược học. Theo em, triển vọng tương lai ngành nghề này sẽ ngày càng phát triển vì những lí do sau:

- Đây là ngành đem những ứng dụng công nghệ sinh học vào trong lĩnh vực sức khỏe, nó là chìa khóa quan trọng trong việc tìm ra phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm và cũng là nền tảng của ngành công nghệ chăm sóc sức khỏe có giá trị bao gồm cả y, dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

- Trong thời đại hội nhập và phát triển, tại Việt Nam với các vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống thì sức khỏe con người chính là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, trải qua giai đoạn chống, phòng Virus SARS-CoV-2 chúng ta càng nhận thức rõ ràng vai trò quan trọng của ngành y tế

- Nhiều người lo lắng về vấn đề thực phẩm chức năng an tòan, mỹ phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe lẫn sắc đẹp.

→ Có thể thấy rằng, thực tế cuộc sống đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần áp dụng công nghệ sinh học. Do đó, tiềm năng phát triển của ngành y -  dược học là rất lớn.

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Thế nào là phát triển bền vững?

2. Liệt kê một số hoạt động hằng ngày của chúng ta có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

3. Xét ở góc độ nhà sinh học, em hãy giải thích xem sinh học đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

4. Hãy giải thích mối quan hệ của sinh học với kinh tế, công nghệ và vấn đề đạo đức xã hội.

Lời giải:

1. Định nghĩa phát triển bền vững:

- Theo định nghĩa của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) của Liên Hợp quốc (1987), phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

2. Một số hoạt động hằng ngày của con người có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững:

- Chặt phá rừng, thải các chất khí vào bầu khí quyển.

- Săn bắn động vật hoang dã.

- Sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng hoá thạch.

- Tái chế rác thải.

- Phân loại rác, vứt đúng nơi quy định.

- Trồng cây, phủ xanh đất trống, đồi trọc.

3. Sinh học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

- Nghiên cứu sinh học góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp cho chính phủ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với sự phát triển bền vững. 

+ Nghiên cứu về hệ sinh thái và sự ấm lên toàn cầu giúp cho việc quy hoạch xây dựng các đập thuỷ điện, đường sá, nhà máy,...

+ Nghiên cứu sinh học giúp cho việc bảo vệ môi trường như xử lý nước thải, khí thải,..., giúp cải tạo, phục hồi các hệ sinh thái, các vùng đất bị ô nhiễm. 

+ Nghiên cứu sinh học giúp lĩnh vực sản xuất các chế phẩm, sản phẩm thân thiện môi trường, tạo ra các giống cây trông, vật nuôi nâng cao năng suất kinh tế.

+ Nghiên cứu sinh học giúp nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng vật nuôi đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho con người.

+ Nghiên cứu sinh học giúp tìm ra các loại thuốc và dược phẩm phục vụ cho y tế, phát triển vắc xin phòng bệnh…  

+ Nghiên cứu sinh học giúp bảo tồn hiệu quả và hợp lý các nguồn tài nguyên di truyền động vật...

=> Việc trang bị kiến thức tối thiểu về sinh học giúp xây dựng xã hội phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau.

4. Mối quan hệ của sinh học với kinh tế, công nghệ và vấn đề đạo đức xã hội:

- Nghiên cứu sinh học cần tính tới vấn đề đạo đức xã hội. Mọi tiến bộ của sinh học áp dụng vào đời sống không được vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội.

Ví dụ: Việc giải trình tự hệ gene của một người có thể giúp cho công tác chữa bệnh được hiệu quả, nhưng những ai có quyền biết thông tin này? Liệu kĩ thuật chỉnh sửa gene hiện đang phát triển có nên áp dụng để chỉnh sửa gene của người? Liệu các giống cây trồng biến đổi gene có thực sự an toàn với con người?

- Sinh học và kinh tế 

+ Những ứng dụng của sinh học đã đem lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho con người.

Ví dụ: Những giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo và lai hữu tính,...

+ Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích cũng có nhiều vấn đề phát sinh khi áp dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn.

Ví dụ: Khi trồng cây giống tạo ra từ phương pháp nuôi cấy mô tế bào trên diện tích lớn sẽ tiềm ẩn rủi ro mất mùa nếu điều kiện môi trường bất lợi với cây trồng,... 

- Sinh học và công nghệ: Nghiên cứu sinh học cơ bản còn giúp phát triển các công nghệ phỏng sinh học áp dụng trong cải tiến, tối ưu hoá các công cụ máy móc.

Ví dụ: Nghiên cứu tập tính của các loài côn trùng như kiến, người ta có thể chế tạo ra robot hoạt động độc lập nhưng có thể “giao tiếp” với nhau để thực hiện một nhiệm vụ nhất định đã được lập trình.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Nếu trở thành một nhà sinh học, em chọn đối tượng và mục tiêu nghiên cứu là gì?

2. Hãy cho biết một vài vật dụng mà em dùng hằng ngày là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học.

3. Em cùng gia đình nên sử dụng những loại vật dụng gì để có thể góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường? Tại sao chúng ta cần phân loại rác thải và hạn chế sử dụng sản phẩm làm phát sinh rác thải nhựa?

4. Nêu một ví dụ về nghiên cứu sinh học có thể gây nên mối lo ngại của xã hội về đạo đức sinh học.

Lời giải:

1. Nếu là 1 nhà sinh học em sẽ:

+ Đối tượng nghiên cứu: kháng thể đơn dòng

+ Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích miễn dịch, định vị các khối u, phát hiện một số protein có liên quan đến sự hình thành khối u, xác định sự có mặt của các loại vi khuẩn khác nhau, ... giúp cho các bác sĩ xác định bệnh một cách nhanh chóng và chính xác.

2. Vật dụng em dùng hằng ngày là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học như: Bàn ghế gỗ; Giường gỗ; Đũa tre; Màng giữ hoa quả tươi lâu được làm từ chất dẻo phân huỷ sinh học;...

3.  - Em và gia đình nên sử dụng các loại vật liệu có thể phân hủy tự nhiên hoặc có thể tái chế sử dụng lại để góp phần bảo vệ môi trường.

     - Chúng ta cần phân loại rác thải và hạn chế sử dụng sản phẩm làm phát sinh rác thải nhựa vì các vật liệu nhựa khó phân hủy hay tái chế. Chúng có thể tồn tại rất lâu trong môi trường gây ra các ảnh hưởng tiêu cực, lâu dài tới các loài sinh vật sống và con người. Ví dụ khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất,...

4. Ví dụ về nghiên cứu sinh học có thể gây nên mối lo ngại của xã hội về đạo đức sinh học: Việc áp dụng các kỹ thuật chỉnh sửa dòng chủng hệ trong y khoa rất có thể sẽ dẫn đến một biến chuyển sâu sắc cho lợi ích con người, với những hệ quả cụ thể trên phương diện tuổi thọ, bản sắc và năng suất của từng cá thể.


Giải bài tập SGK Sinh 10 Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học

Mở đầu: Để nghiên cứu cá đối tượng sinh học cần có phương pháp và thiết bị phù hợp. Có các thiết bị và phương pháp nào thường được dùng trong nghiên cứu khoa học môn sinh học?

Trả lời:

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm khoa học

Các thiết bị nghiên cứu: Kính hiển vi, kính lúp, cốc đong thủy tinh, hộp lồng petri, các thiết bị khác,..

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Trình bày phương pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp giải:

*Phương pháp đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm

Người nghiên cứu sinh học cần tuân thủ các quy định để giữ an toàn cho bản thân và cá thiết bị, tài sản của phòng thí nghiệm.

- Các lưu ý về cháy nổ, an toàn về hóa chất.

- Vận hành thiết bị: Nắm bắt tốt quy tắc vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm.

- Trang bị cá nhân: Tùy theo từng yêu cầu của nghiên cứu mà cần có những trang thiết bị riêng biệt.

Giải bài tập SGK Địa 10 [Kết nối tri thức]

Một số nội quy an toàn trong phòng thí nghiệm

Trả lời:

Người nghiên cứu sinh học cần tuân thủ các quy định để giữ an toàn cho bản thân và cá thiết bị, tài sản của phòng thí nghiệm.

- Các lưu ý về cháy nổ, an toàn về hóa chất.

- Vận hành thiết bị: Nắm bắt tốt quy tắc vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm.

- Trang bị cá nhân: Tùy theo từng yêu cầu của nghiên cứu mà cần có những trang thiết bị riêng biệt.

- Thực hiện đúng các nội quy an toàn trong phòng thí nghiệm.

2. Hãy kể tên một số thiết bị nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của trường em và cho biết những thiết bị này dùng để nghiên cứu lĩnh vực nào của sinh học.

Trả lời:

Các thiết bị nghiên cứu mà em quan sát được:

- Kính hiển vi: lĩnh vực nghiên cứu công nghệ tế bào

- Tủ ấm: lĩnh vực nghiên cứu công nghệ sinh học vi sinh

- Máy nuôi lắc: lĩnh vực nghiên cứu công nghệ sinh học vi sinh

- Máy ly tâm: lĩnh vực nghiên cứu công nghệ tế bào

Giải bài tập SGK Địa 10 [Kết nối tri thức] (ảnh 2)

3. So sánh đặc điểm của kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử.

Trả lời:

 

Kính hiển vi quang học

Kinh hiển vi điện tử

Nguồn sáng nguồn sáng điện hoặc ánh sáng mặt trời các chùm electron
Độ phóng đại  1500 lần 50 triệu lần
Độ phân giải  200nm nhỏ hơn 1Ao
Mục đích sử dụng nghiên cứu cấu trúc hiển vi của tế bào nghiên cứu cấu trúc siêu hiển vi của tế bào cũng như cấu trúc phân tử.

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Quan sát hình 2.4, nêu trình tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học.

Giải bài tập SGK Địa 10 [Kết nối tri thức] (ảnh 3)

Trả lời:

Trình tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học gồm có

- Bước 1: Quan sát thu thập dữ liệu

- Bước 2: Hình thành giả thuyết

- Bước 3: Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng

- Bước 4: Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu

- Bước 5: Rút ra kết luận

-> Ở bước 5 nếu kết quả đưa ra hợp lý và được chấp nhận thì chúng ta có thể kết thúc nghiên cứu, tuy nhiên  nếu kết quả thu được chưa giải quyết được câu hỏi chúng ta đặt ra ban đầu, ta sẽ bác bỏ giả tuyết và quay lại bước hình thành giải thuyết tìm ra sai lầm và tiến hành lại thí nghiệm kiểm chứng.

2. Để hình thành nên một giả thuyết khoa học và kiểm chứng một giả thuyết, chúng ta cần sử dụng cách tư duy khoa học nào? Giải thích.

Trả lời:

 - Để có thể hình thành nên một giải thuyết khoa học và kiểm chứng giả thuyết, các nhà khoa học sử dụng các suy luận logic ngược lại với quy nạp, đi từ cái chung tới cái riêng, được gọi là diễn giải. 

- Suy luận diễn giải giúp chúng ta suy diễn từ giả thuyết hay nguyên lí chung ra những điều tất yếu sẽ xảy ra nếu giải thuyết hay nguyên lí đó đúng.

3. Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trong một thí nghiệm có gì khác nhau? Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Điểm khác nhau giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trong một thí nghiệm là: Yếu tố cần nghiên cứu.

VD:

*Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng lên cây trồng: 

- Tiến hành thiết kế hai lô thí nghiệm, mỗi lô trồng cùng 1 loại cây, cùng độ tuổi sinh lí và số lượng cây như nhau, trong cùng điều kiện môi trường;

- Ở lô thí nghiệm tiến hành bổ sung nguyên tố khoáng nghiên cứu, lô đối chứng thì không bổ sung.

- Tiến hành quan sát hiện tượng thí nghiệm và lập bảng so sánh.

* Nghiên cứu khả năng chịu nồng độ cồn cao của nấm men.

 - Tiến hành chuẩn bị 2 mẫu nấm men được cấy đầu trên đĩa thạch (hộp lồng nuôi cấy), cùng thời gian nuôi cấy, số lượng tế bào và trong cùng loại môi trường nuôi cấy.

- Ở đĩa thí nghiệm ta bổ xung thêm nồng độ cồn (5%; 10%; 15%) còn ở hộ đối chứng thì không.

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm, lập bảng so sánh và đưa ra kết luận.

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Nêu một số vai trò và thành tựu của tin sinh học.

Trả lời:

- Tin sinh học hỗ trợ rất nhiều cho các nghiên cứu sinh học và học tập hiệu quả môn sinh học, làm xuất hiện chuyên ngành mới như sinh học hệ thống.

- Thành tựu: Áp dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu y sinh học. Sử dụng trí tuệ nhân tạo để xử lí thông tin của bệnh nhân giúp bác sĩ đưa ra được biện pháp chữa bệnh hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.

2. Chúng ta có thể sử dụng các công cụ tin học trong học tập môn Sinh học như thế nào? 

Trả lời:

- Chúng ta có thể sử dụng các công cụ công nghệ thông tin trong công việc ghi chép phân tích dữ liệu để tính toán, so sánh kết quả nghiên cứu.

- Sử dụng công cụ tìm kiếm để tra cứu nội dung sinh học.

- Hiện nay có rất nhiều app, phòng thí nghiệm ảo, video mô phỏng thí nghiệm sinh học để phục vụ cho việc học tập và tiếp thu kiến thức khoa học của học sinh.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Tin sinh học là gì?

Trả lời:

Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng, các thuật toán, mô hình để lưu trữ, phân loại, phân tích các bộ dữ liệu sinh học ở quy mô lắm nhằm sử dụng chúng một cánh có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học.

2. Để quan sát được hình dạng, kích thước của các tế bào thực vật, chúng ta cần dụng cụ gì? Cần phải dùng những kĩ thuật gì để có thể quan sát được nhiễm sắc thể (NST)?

Trả lời:

Để quan sát được hình dạng kích thước của các tế bào thực vật, chúng ta cần sử dụng kính hiển vi quang học.

Để quan sát được NST chúng ta cần nắm vững các kĩ thuật:

- Kĩ thuật làm tiêu bản quan sát.

- Kĩ thuật sử dụng, điều chỉnh kính hiển vi.

3. Để kiểm chứng nhân tế bào có vai trò quyết định sự sống của tế bào, một nhà khoa học đã dùng móc nhỏ để loại bỏ nhân tế bào của trùng giày (một sinh vật nhân thực đơn bào). Kết quả tế bào mất nhân bị chết. Nhà khoa học này cũng làm một thí nghiệm đối chứng theo cách dùng móc nhỏ lấy nhân tế bào của trùng giày nhưng sau đó lại đặt lại vào vị trí cũ. Hãy cho biết:

a) Nếu trong thí nghiệm đối chứng tế bào sau khi được đặt nhân trở lại vẫn chết thì kết luận rút ra là gì?

b) Nếu tế bào ở thí nghiệm đối chứng không bị chết thì kết luận rút ra là gì?

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình ảnh trùng giày, xác định cấu tạo của trùng giày để đưa ra câu trả lời.

Giải bài tập SGK Địa 10 [Kết nối tri thức] (ảnh 4)

Trả lời:

TH = Trường hợp

a) Nếu trong thí nghiệm đối chứng tế bào sau khi được đặt nhân trở lại vẫn chết thì kết luận:

- TH1: Tế bào đã chết ngay khi bị tách nhân.

- TH2: Tế bào sinh vật không nhận lại nhân sau khi tách

- TH3: Thao tác tách và ghép lại nhân chưa chính xác kiến sinh vật bị tổn thương và chết.

b) Nếu tế bào ở thí nghiệm đối chứng không bị chết thì kết luận rút ra là:

- TH1: Tế bào thí nghiệm chết -> Kết luận: Tế bào cần có nhân để tồn tại

- TH2: Tế bào thí nghiệm vẫn tồn tại -> Kết luận: Tế bào không cần có nhân để tồn tại.


Giải bài tập SGK Địa 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Nêu khái niệm cấp độ tổ chức sống.

Trả lời:

Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức có biểu hiện đầy đủ chức năng của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hóa vật chất và năng lượng,...

2. Quan sát hình 3.1, hãy cho biết những cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các đặc điểm của sự sống.

Trả lời:

Các cấp độ cơ bản của tổ chức sống bao gồm: Tế bào -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã - Hệ sinh thái

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

Giải thích mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

Trả lời:

Mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.

Ví dụ:

+ Các cá thể tương tác với các cá thể khác và với môi trường vật lí dựa trên cơ sở các hoạt động truyền tin ở cấp độ tế bào.

+ Các cấp độ tổ chức sống còn liên hệ với nhau bởi quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thế giới sống.

+ Nguồn năng lượng cung cấp cho thế giới sống chủ yếu đến từ mặt trời và được truyền từ cấp độ tổ chức này sang cấp độ tổ chức khác của thế giới sống cùng với sự chuyển hóa của vật chất.

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM 

1. Nêu đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. Tại sao nói các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở, tự điều chỉnh? 

2. Phân tích đặc điểm cho thấy cơ thể người là một hệ mở, tự điều chỉnh.

3. Thế giới sống liên tục tiến hoá dựa trên cơ sở nào?

Trả lời:

1. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống:

- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

- Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở và tự điều chỉnh.

- Thế giới sống liên tục tiến hoá.

Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở, tự điều chỉnh vì:

- Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở vì không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.

- Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh duy trì ổn định các thông số trong hệ thống không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường.

- Sự duy trì ổn định môi trường nội môi được gọi là sự cân bằng nội môi.

Ví dụ:

Cơ thể con người có có các cơ chế duy trì thân nhiệt, pH, đường huyết, nồng độ các ion quan trọng,... ở mức tương đối ổn định. Nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc, chúng ta có thể bị bệnh, thậm chí tử vong.

2. Phân tích đặc điểm cho thấy cơ thể người là một hệ mở, tự điều chỉnh:

- Cơ thể con người là một hệ thống mở vì không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.

- Cơ thể người có khả năng tự điều chỉnh duy trì ổn định các thông số trong hệ thống không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường. Sự duy trì ổn định môi trường nội môi trong cơ thể được gọi là sự cân bằng nội môi.

Ví dụ: Cơ thể con người có có các cơ chế duy trì thân nhiệt, pH, đường huyết, nồng độ các ion quan trọng,... ở mức tương đối ổn định. Nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc, chúng ta có thể bị bệnh, thậm chí tử vong.

3. Tiến hỏa xảy dựa trên cơ sở:

+ Quá trình truyền đạt thông tin di truyền (ADN) từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác một cách tương đối chính xác nhưng cũng luôn phát sinh những đột biến.

+ Điều kiện môi trường sống khác nhau làm nhiệm vụ lựa chọn những thể đột biến có kiểu hình thích nghi nhất với môi trường.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Phân biệt các cấp độ tổ chức sống.

2. Một con robot cũng có khả năng di chuyển, tương tác với môi trường xung quanh, thậm chí trả lời các câu hỏi  và đưa ra lời khuyên hữu ích cho các bác sĩ trong việc điều trị bệnh. Con robot có đặc điểm nào giống và khác với vật sống?

3. Tại sao nói "Nếu Mặt Trời không còn tồn tại thì Trái Đất sẽ bị huỷ diệt"?

Trả lời:

1. Phân biệt các cấp tổ chức sống

Các cấp tổ chức sống

Đặc điểm

Tế bào

- đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống.

- được tổ chức từ các bậc tổ chức nhỏ hơn: Các bào quan.

Cơ thể cấp độ tổ chức sống được có các cấp bậc cấu trúc trung gian như mô, cơ quan, hệ cơ quan.
Quần thể tập hợp các cá thể (cơ thể sinh vật) cùng loài sống trong một khu vực địa lí nhất định và vào thời điểm nhất định.
Quần xã tập hợp các quần thể của nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một khu vực địa lí ở cùng một thời điểm.
Hệ sinh thái Quần xã tương tác với nhau và với môi trường tạo nên cấp tổ chức hệ sinh thái.

 

2. Đặc điểm giống và khác giữa robot và vật sống:

 

Robot

Vật sống

Giống nhau

+ Đều có khả năng di chuyển

+ Đều có thể trả lời, phản ứng lại đối với các kích thích bên ngoài.

+ Có khả năng chuyển hoá các dạng năng lượng.

Khác nhau

- Do con người tạo ra, không có khả năng tự sinh sản ra các thế hệ sau

- Không có khả năng lớn lên, phát triển theo thời gian

- Các phản ứng của rôbốt là các chương trình, thuật toán được con người cài đặt sẵn.

- Con người được cha mẹ sinh ra và có khả năng giao phối, sinh sản tạo ra các thế hệ sau

- Các phản ứng của con người là bẩm sinh hoặc học được trong quá trình sinh trưởng và phát triển

- Có khả năng lớn lên và phát triển theo thời gian

 

3. “Nếu Mặt Trời không còn tồn tại thì Trái Đất sẽ bị hủy diệt” vì: Trong hệ sinh thái các sinh vật sống cần sử dụng và luân chuyển năng lượng để duy trì và thực hiện các hoạt động sống. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái thực chất là năng lượng mặt trời được dẫn truyền vào hệ nhờ quá trình quang hợp của thực vật. Nếu không có mặt trời sinh vật không thể hoạt động và phát triển bình thường, có thể dẫn đến hiện tượng tuyệt diệt.

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Cấu trúc hóa học của nước quy định các tính chất vật lí nào?

2. Nước có vai trò như thế nào trong tế bào?

3. Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước?

Trả lời:

1. Cấu trúc hóa học của nước quy định các tính chất vật lí nào?

Cấu trúc hóa học của nước quy định các tính chất vật lí như:

- Các phân tử nước ở nơi bề mặt tiếp xúc với không khí liên kết chặt với nhau tạo nên sức căng bề mặt.

- Có nhiệt dung đặc trưng cao.

- Có nhiệt bay hơi cao.

- Có khả năng hòa tan các dung môi của nước.

2. Vai trò của nước trong tế bào:

- Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các tế bào và cơ thể.

- Nhờ có tính phân cực nên nước khả năng hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.

- Nước là nguyên liệu của nhiều phản ứng và là môi trường cho các phản ứng sinh hoá diễn ra trong tế bào.

- Nước góp phần định hình cấu trúc không gian đặc trưng của nhiều phân tử hữu cơ trong tế bào, đảm bảo cho chúng thực hiện được các chức năng sinh học, góp phần điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.

3. Hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước vì: Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống, nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, là môi trường cho các phản ứng, hoạt động trao đổi trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy ta cần uống đủ nước để duy trì hoạt động ổn định của cơ thể, giúp có thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Nguồn carbon cung cấp cho các tế bào trong cơ thể chúng ta được lấy từ đâu? Giải thích.

2. Mọi sinh vật đều có thành phần các nguyên tố hoá học trong tế bào về cơ bản giống nhau. Điều này nói lên điều gì về mối quan hệ tiến hoá giữa các sinh vật trên Trái Đất?

3. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tỉnh có dấu vết của nước?

Trả lời:

1. Nguồn carbon cung cấp cho các tế bào trong cơ thể chúng ta được lấy từ thức ăn mà chúng ta ăn như hoa quả, các loại rau, sữa, các loại hạt, ngũ cốc,...thông qua con đường tiêu hoá. Carbon là thành phần quan trọng trong Carbohydrate, đây là một thành phần cơ bản trong thức ăn của con người. 

2. Mọi sinh vật đều có thành phần các nguyên tố hóa học trong tế bào về cơ bản giống nhau. Điều này nói lên mọi sinh vật trên trái đất đều tiến hóa lên từ một tổ tiên chung.

3. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không vì: Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tế bào đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống:

- Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.

+ Nước chiếm từ 70-90% khối lượng cơ thể.

+ Nước là dung môi hòa tan các chất cần thiết của cơ thể.

+ Nước là môi trường cho các phản ứng trao đổi chất của cơ thể.

+ Nước vận chuyển, chuyển hóa các chất giúp cơ thể duy trì sự sống.

- Nước là môi trường sống ban đầu của mọi sự sống trên một hành tinh.

Vậy ở đâu có nước thì ở đó có sự sống, nên các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó có nước hay không. 

icon-date
Xuất bản : 14/06/2022 - Cập nhật : 14/09/2022