Hướng dẫn Giải bài tập SGK Giáo dục kinh tế pháp luật 10 [Chân trời sáng tạo] đầy đủ, chi tiết nhất, bám sát nội dung kiến thức SGK Giáo dục kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo, giúp các em học tốt hơn.
Mục lục Giải bài tập SGK Giáo dục kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các thủ thể của nền kinh tế
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15: Tòa án Nhân dân và Viện kiểm sát Nhân dân
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
---------------------------------
Nêu các hoạt động kinh tế được mô tả trong tranh và chia sẻ hiểu biết của em về các hoạt động kinh tế đó.
Hướng dẫn giải:
Các hoạt động kinh tế được mô tả trong tranh:
- Tranh 1: Nuôi trồng thủy, hải sản.
- Tranh 2: Kinh doanh thủy sản
- Tranh 3: Kinh doanh các món ăn chế biến từ thủy sản
- Tranh 4: Dệt may
- Tranh 5: Kinh doanh quần áo
Câu 1. Hoạt động sản xuất trên đã mang lại hiệu quả như thế nào cho gia đình anh D và xã hội?
Hướng dẫn giải:
Hoạt động chuyển từ trồng lúa sang trồng bưởi da xanh đã giúp gia đình anh D tận dụng được tối đa diện tích khu đất, phát triển kinh tế gia đình và cung cấp cho thị trường nhiều nông sản sạch, có giá trị cao.
Câu 2. Em hãy đọc các yêu cầu sau và thực hiện yêu cầu
Trường hợp 1.
- Nhận xét về quyết định phân bố nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất của các doanh nghiệp dệt may trong trường hợp trên.
- Nêu vai trò của hoạt động phân phối đối với người sản xuất và người tiêu dùng.
Trường hợp 2.
- Nêu vai trò của hoạt động trao đổi với người sản xuất và người tiêu dùng.
- Hãy kể tên các hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến khác mà em biết.
Bài giải:
Trường hợp 1:
- Doanh nghiệp dệt may trong trường hợp trên đã có quyết định đúng đắn về việc phân bố nguồn lực và phân chia kết quả sản xuất. Nhờ việc nhanh nhạy nắm bắt kịp xu hướng, cắt giảm lĩnh vực không mang lại hiệu quả cao để đầu tư vào một lĩnh vực có triển vọng hơn. Nhờ đó, các đơn hàng liên tục gia tăng, thu nhập của công nhân được cải thiện.
- Hoạt động phân phối có vai trò trung gian, giúp kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng. Cả khâu sản xuất và tiêu dùng đều phụ thuộc vào hoạt động phân phối. Ngược lại, hoạt động phân phối cũng bị chi phối bới hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
Trường hợp 2:
- Trao đổi sản phẩm là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Sự trao đổi này là sự kế tiếp của phân phối, đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
- Một số hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến khác: bán hàng online bằng hình thức livestream, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như shopee, Lazada, Sendo,...
Câu 3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với các năm trước.
- Hoạt động tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sản xuất, phân phối-trao đổi?
Bài giải:
- Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi:
+ So với các năm trước, người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan tâm đến mục đích sử dụng mà còn chú ý đến nguồn gốc, nguyên liệu sản xuất nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Vai trò:
+ Hoạt động tiêu dùng là động lực của sản xuất, phân phối-trao đổi hàng hóa.
+ Cầu tăng thì cung tăng.
+ Các nhà sản xuất, phân phối dựa và xu hướng tiêu dùng của thị trường để tạo ra các sản phẩm và phân phối chúng.
Câu 4. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
- Em có nhận xét gì về dự định hoạt động kinh doanh của anh K?
- Nếu là anh K, em sẽ thực hiện kinh doanh như thế nào?
Trường hợp 2.
- Em có nhận xét gì về hoạt động của Doanh nghiệp Q?
- Hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế-xã hội?
Bài giải:
Trường hợp 1:
- Dự định kinh doanh của anh K là không tốt và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Có thể những tính toán của anh sẽ mang lại cho anh nhiều lợi nhuận, tuy nhiên, nó lại làm hại đến người tiêu dùng, cụ thể ở đây là những người uống trà sữa ở quán của anh.
- Nếu là anh K, em sẽ lựa chọn những nguyên vật liệu chất lượng để làm trà sữa, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Mặc dù giá thành của chúng có thể sẽ cao hơn một chút, nhưng theo xu hướng hiện nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến sức khỏe và họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có một cốc trà sữa chất lượng.
Trường hợp 2:
- Hoạt động của doanh nghiệp K rất chuyên nghiệp và cần được nhân rộng.
- Việc doanh nghiệp đặt sức khỏe của người tiêu dùng làm tiêu chí hàng đầu, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường sẽ mang đến cho thị trường những sản phẩm an toàn, giá trị dinh dưỡng cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Đây là một điều rất cần thiết và phải được phổ cập rộng rãi đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.
Câu 1. Trao đổi cùng các bạn và cho biết, em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào. Giải thích vì sao.
Bài giải:
- Em đồng tình với các ý kiến b, d.
* Giải thích:
- Hoạt động tiêu dùng là khâu cuối cùng, là động lực và mục đích của quá trình sản xuất, phân phối-trao đổi hàng hóa. Do đó, các yếu tố liên quan đến hàng hóa (số lượng, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã,...) sẽ được định hướng theo nhu cầu của thị trường.
- Phân phối - trao đổi đóng vai trò là cầu nối thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, vì nếu không có các hoạt động phân phối - trao đổi, hàng hóa sản xuất ra sẽ khó tiếp cận người tiêu dùng. Từ đó, hạn chế khâu sản xuất mà người tiêu dùng có nhu cầu lại không biết mua hàng ở đâu.
Câu 2. Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu:
Trường hợp 1.
1. Xác định các hoạt động kinh tế mà các hãng xe công nghệ đang tham gia.
2. Nêu những đóng góp mà các hãng xe công nghệ mang lại cho nền kinh tế.
Trường hợp 2.
- Xác định hoạt động kinh tế mà K và T đã tham gia.
- Nhận xét về việc làm của K và T khi tham gia vào hoạt động kinh tế trên.
Trường hợp 3.
- Xác định hoạt động kinh tế trong trường hợp trên.
- Nhận xét về tác động của xu hướng "tiêu dùng xanh" đến đời sống xã hội.
Bài giải:
Trường hợp 1:
- Các hãng xe công nghệ đang tham gia hoạt động sản xuất. Họ cung cấp cho thị trường các sản phẩm dịch vụ: di chuyển, giao hàng, chuyển đồ, ...
- Các hãng xe công nghệ giúp phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam, kết nối vận tải giữa các tỉnh thành trong cả nước, kết nối nhà phân phối với người tiêu dùng thông qua hình thức giao hàng. Đặc biệt là trong thời gian giãn cách do đại dịch, dịch vụ giao hàng đã giúp các nhà sản xuất, nhà phân phối duy trì mối quan hệ với khách hàng, duy trì nền kinh tế, giảm khả năng bị đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước do dịch bệnh.
Trường hợp 2:
- K và T đã tham gia hoạt động sản phân phối - trao đổi.
- Khi tham gia hoạt động kinh tế trên, K và T đã mang lại cho thị trường những sản phẩm phong phú, đa dạng, có giá trị thẩm mĩ, đáp ứng đời sống tinh thần của người tiêu dùng.
Trường hợp 3:
- Hoạt động kinh tế trong tình huống là hoạt động tiêu dùng.
- Xu hướng "tiêu dùng xanh" giúp đảm bảo sức khỏe cho chính người tiêu dùng và cũng góp phần cắt giảm những chất thải gây ô nhiễm môi trường. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các đơn vị, cửa hàng, doanh nghiệp trong việc sản xuất, cung ứng hàng hóa theo các tiêu chí xanh, sạch, minh bạch thông tin sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.
Câu 3. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
- M đã tham gia hoạt động nào cùng gia đình? Em có ý kiến như thế nào về việc làm của M?
- Em sẽ làm gì để tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi?
Bài giải:
- M đã tham gia hoạt động phân phối-trao đổi hàng hóa, còn gia đình M thực hiện hoạt động sản xuất.
=> Việc làm của M rất cần thiết và hợp lí. M đã mở rộng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giúp những sản phẩm rau hữu cơ của nhà mình tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn, từ đó, tăng doanh thu bán hàng cho gia đình.
- Để tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi, em sẽ cùng một vài người bạn tìm hiểu và nghiên cứu các mô hình kinh doanh đơn giản.Có thể tự sản xuất hoặc tham gia hoạt động phân phối. Một số hoạt động có thế thực hiện như:
+ Làm đồ handmade từ những vật liệu đã qua sử dụng.
+ Bán sách cũ
+ Quảng bá sản phẩm của gia đình qua các kênh online.
Câu 4. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
Khu vực nhà B sinh sống có nhiều hộ sản xuất kinh doanh làm sợi bún, phở. Thấy hộ kinh doanh P thường xuyên để bún dưới đất, B về nhà nói chuyện với mẹ:
– Mẹ ơi, hộ kinh doanh P không che đậy bún để ruồi bọ bay vào, rất mất vệ sinh ạ!
Mẹ B thở dài:
– Vậy thôi, từ mai nhà mình không mua bún ở đó nữa. -
B nói thêm:
– Hay là mình báo chính quyền đi, mẹ?
Nghe vậy, mẹ của B bảo:
– Nhưng cũng là tình làng nghĩa xóm. Khó nghĩ quá!
Câu hỏi:
- Em có đồng tình với hành động của B không? Vì sao?
- Nếu là B, em sẽ nói như thế nào với mẹ?
Bài giải:
- Em đồng tình với hành động của B
=> Giải thích: nếu không có những biện pháp răn đe, xử phạt thì hộ kinh doanh kia sẽ vẫn ngang nhiên buôn bán, chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng. Những người mua không biết hoặc không để ý sẽ phải chịu hậu quả về sức khỏe.
- Nếu là B, em sẽ nói rõ những tác hại, hậu quả của việc bán hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho mẹ để mẹ không vì tình làng nghĩ xóm mà bỏ qua cho hộ kinh doanh đó.
Câu 1. Em hãy cùng các bạn lên ý tưởng cho kế hoạch kinh doanh 1 mặt hàng phù hợp với đối tượng người mua là học sinh trung học phổ thông.
Bài giải:
Các mặt hàng kinh doanh có thể là: quần áo cũ (nhưng chất lượng vẫn tốt), các vật trang trí được tái chế từ phế liệu, sách vở, đồ dùng học tập, túi tote, poster, tranh,...
Câu 2. Em hãy tìm hiểu và viết bài giới thiệu một sản phẩm thân thiện với môi trường và chia sẻ cùng các bạn trong lớp.
Bài giải:
Có thể thực hiện theo dàn ý sau:
A. Mở bài: Giới thiệu sản phẩm thân thiện với môi trường (túi giấy, túi vải)
B. Thân bài: Mô tả chi tiết về chất liệu, hình dáng, công dụng của sản phẩm và triển vọng phát triển.
- Chất liệu: được sản xuất từ các vật liệu thân thiện với môi trường như giấy, vải,...
- Hình dáng: phong phú, đa dạng, phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau.
- Công dụng: Có thể sử dụng để đựng quà, đựng đồ đạc, sách vở, thức ăn,... Túi vải có thể sử dụng được nhiều lần, vừa tiện dụng, vừa tiết kiệm chi phí.
- Triển vọng phát triển:
+ Giảm thiểu rác thải nhựa đang trở thành một vấn đề cấp bách đối với toàn thế giới, chính vì vậy, việc thay thế nhựa bằng những vật liệu thân thiện với môi trường là vô cùng cần thiết và cần được lưu ý trong thói quem tiêu dùng của người dân hiện nay.
+ Các loại túi vải, túi giấy có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng để lựa chọn. Thiết kế của các mẫu túi này cũng rất hiện đại, bắt mắt, có thể mang đi chơi, đi học, đi làm.
C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, lợi ích của việc sử dụng túi vải, túi giấy.
Hãy xác định các chủ thể kinh tế được mô tả trong tranh và chia sẻ hiểu biết của em về các chủ thể kinh tế đó.
Hướng dẫn giải:
Xác định các chủ thể kinh tế được mô tả trong tranh:
+ Tranh 1: Người sản xuất => là những người trực tiếp tạo ra các sản phẩm.
+ Tranh 2: Nhà nước => Điều tiết hoạt động kinh doanh trong nước, có quyền hạn cao nhất về pháp luật.
+ Tranh 3: các chủ thể trung gian => phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
+ Tranh 4: các chủ thể trung gian => phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Câu 1. Em hãy xác định những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thể sản xuất tham gia vào nền kinh tế. Theo em, những việc làm của anh H đã đóng góp gì cho nền kinh tế và cho đời sống xã hội?
Hướng dẫn giải:
- Những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thế sản xuất tham gia vào nền kinh tế là: tạo việc làm cho nhiều lao động, đóng thuế, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
- Theo em, những việc làm của anh H giúp ổn định cuộc sống cho người dân trong vùng, nâng cao đời sống người dân và góp phần làm giàu đẹp cho quê hương.
Câu 2. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
- Chị V đã thể hiện vai trò chủ thể tiêu dùng của mình như thế nào trong trường hợp trên?
- Việc làm của chị V có ý nghĩa như thế nào đối với các hoạt động kinh tế?
Hướng dẫn giải:
- Với vai trò là chủ thể tiêu dùng, chị V là một người biết chọn lọc, có ý thức sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường.
- Việc làm của chị V đã đóng góp một phần vào việc phát triển xu hướng "tiêu dùng xanh".
=> Những người tiêu dùng như chị V sẽ là động lực để các nhà sản xuất chế tạo ra những dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Câu 3. Chủ thể kinh tế nào được đề cập trong trường hợp trên? Hoạt động của hệ thống siêu thị A đã giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?
Bài giải:
- Chủ thể kinh tế được đề cập trong trường hợp trên là hệ thống siêu thị A.
- Lợi ích:
+ Hệ thống siêu thị A đã trở thành cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
+ Mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, giới thiệu các sản phẩm mới.
+ Có những chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo.
Câu 4. Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Nhà nước đã làm gì trước khó khăn của doanh nghiệp do tác động của dịch bệnh Covid-19?
- Theo em, Nhà nước có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế?
Bài giải:
- Nhà nước đã cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
- Nhà nước có vai trò điều tiết nền kinh tế, hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động. Đồng thời, Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 5. Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
* Trường hợp 1.
Em hãy nhận xét về việc làm của anh H và gia đình.
* Trường hợp 2.
- Em hãy nhận xét về việc làm của chị B.
- Trình bày vai trò của bản thân với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
* Trường hợp 3.
- Em hãy nhận xét về việc làm của chị N và cách ứng xử của người quản lí trung tâm thương mại trong trường hợp trên.
- Với tư cách là người tiêu dùng, hãy liệt kê những tiêu chí của bản thân khi mua sắm.
Bài giải:
Trường hợp 1: Việc làm của anh H và gia đình đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, cung cấp các sản phẩm rau sạch, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trường hợp 2:
- Nhận xét việc làm của chị B:
+ Giúp cho người mua yên tâm về chất lượng hàng hóa mà chị bán.
+ Việc chị chủ động tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm trước khi nhập vào thể hiện trách nhiệm của một người phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
+ Giá cả và hạn sử dụng được niêm yết công khai, rõ ràng giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
- Vai trò của bản thân với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế: Đảm bảo chất lượng sản phẩm mình phân phối, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng,không tự ý nâng giá sản phẩm, không đầu cơ, tích trữ, gây bất ổn cho nền kinh tế chung của đất nước.
Trường hợp 3:
- Nhận xét về việc làm của chị N và cách ứng xử của người quản lí trung tâm thương mại:
+ Việc làm của chị N là cần thiết.
+ Người quản lí trung tâm thương mại đã có cách ứng xử khéo léo để khách hàng tin tưởng và yên tâm, tiếp tục mua hàng tại trung tâm thương mại này.
- Theo em, những tiêu chí người tiêu dùng luôn đặt lên hàng đầu khi mua sắm là:
+ Chất lượng sản phẩm (vệ sinh an toàn thực phẩm,thành phần dinh dưỡng, hạn sử dụng)
+ Giá thành
+ Nguồn gốc xuất xứ
+ Sản phẩm có thân thiện với môi trường hay không.
Câu 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Người sản xuất chỉ cần tối đa hóa lợi nhuận, không cần quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng.
b. Sự đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất.
c. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các chủ thể kinh tế đều chịu sự điều tiết, can thiệp của Nhà nước.
d. Chủ thể trung gian tồn tại độc lập với người sản xuất và người tiêu dùng.
Bài giải:
Em đồng ý với các ý kiến b, c và không đồng ý với ý kiến a, d.
* Giải thích:
- Người sản xuất, ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận còn cần phải có trách nhiệm cung cấp những hàng hóa không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.
- Hoạt động sản xuất nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm nào thị trường có sức mua lớn sẽ được sản xuất nhiều và ngược lại. Do đó, nhu cầu người tiêu dùng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất.
- Chủ thể Nhà nước có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất hiệu quả. Đồng thời, Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Chủ thể trung gian giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất nên không thể tồn tại độc lập với người sản xuất và người tiêu dùng.
Câu 2. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp 1.
Khi lựa chọn mĩ phẩm, cô N có thói quen chọn lựa những sản phẩm có giá thành rẻ, số lượng nhiều mà ít chú ý đến chất lượng. Vì theo cô, người tiêu dùng chỉ cần chọn những sản phẩm hợp túi tiền và đảm bảo số lượng, còn chất lượng thì không cần quan tâm.
- Em có đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N không? Vì sao?
- Với tư cách là người tiêu dùng, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình?
Trường hợp 2.
Hộ kinh doanh A đưa ra thị trường sản phẩm ống hút, đũa,... làm từ tre với mong muốn tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường. Ngoài ra, hộ kinh doanh này còn liên kết với nông dân trồng tre, trúc, nứa để thu mua nguyên liệu và tạo việc làm cho người lao động.
- Hộ kinh doanh A đã thể hiện trách nhiệm của chủ thể kinh tế nào?
- Theo em, hoạt động của Hộ kinh doanh A phù hợp hay chưa? Vì sao?
Trường hợp 3.
Do có lỗi trong dây chuyền sản xuất, Công ti B quyết định thu hồi sản phẩm đã đưa ra thị trường. Đồng thời, công ti gửi thư xin lỗi đến các đối tác và người tiêu dùng bằng sự cầu thị và trách nhiệm.
- Là người tiêu dùng, em đánh giá như thế nào với cách xử lí của Công ti B? Vì sao?
Trường hợp 4.
Nhằm góp phần bình ổn mặt bằng giá bảo đảm cung cấp đủ hàng hoá thiết yếu cho người dân, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp kiểm soát bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt lợn, xăng dầu, vật tư y tế,... và biện pháp điều hành giá các mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá.
- Em có nhận xét gì về vai trò của Nhà nước trong trường hợp trên?
Bài giải:
Trường hợp 1:
- Em không đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N vì những sản phẩm giá thành rẻ thường có xuất xứ không rõ ràng, đươc sản xuất trôi nổi, không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nên rất nguy hiểm.
- Với tư cách là người tiêu dùng, em sẽ lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn khi sử dụng, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Trường hợp 2:
- Hộ kinh doanh A đã thực hiện trách nhiệm cung cấp những vật dụng thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Ngoài ra, hộ kinh doanh này còn có đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
- Theo em, hoạt động của Hộ kinh doanh A là khá phù hợp.
* Giải thích: trong bối cảnh cả thế giới đang cắt giảm lượng rác thải nhựa và những ảnh hưởng không tốt của các đồ dùng nhựa đối với sức khỏe con người thì việc tìm kiếm, thay thế chúng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường như tre, nứa,... là rất cần thiết. Hộ kinh doanh A liên kết với nông dân trồng tre, nứa để thu mua nguyên liệu sẽ giúp giảm giá thành sản xuất, đảm bảo không bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu.
Trường hợp 3:
- Là người tiêu dùng, em thấy cách xử lí của công ti B thể hiện trách nhiệm đối với người tiêu dùng, giữ được uy tín của công ty.
* Giải thích: Nếu công ty B không thu hồi các sản phẩm bị lỗi thì sản phẩm đến tay người sử dụng sẽ không đảm bảo chất lượng, có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Trường hợp 4: Trong trường hợp trên, nhà nước có vai trò điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 3. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trong những năm gần đây, xu hướng mua và bán hàng trực tuyến phát triển mạnh. Nghe bạn bè rủ mua quần áo trên một trang bán hàng điện tử, chị H cũng chọn mua và thanh toán bằng ví điện tử. Khi nhận hàng, chị thấy sản phẩm không như mình chọn và có nhiều lỗi. Chị H đã nhiều lần phản ánh nhưng không có kết quả.
- Theo em, chị H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Bài giải:
Theo em, để bảo vệ quyền lợi của mình, khi mua sắm trực tuyến, chị H cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm mình định mua (xuất xứ, chất liệu, kiểu dáng...), cũng như uy tín của người bán thông qua những mô tả và bình luận của những người đã mua. Nếu không biết được các thông tin đó, chị H nên mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng
Câu 1. Em hãy thiết kế sản phẩm tuyên truyền về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế.
Bài giải:
Một số mẫu thiết kế có thể tham khảo:
Câu 2. Với tư cách là người tiêu dùng có trách nhiệm, em hãy viết bài viết ngắn chia sẻ những điều cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho bản thân và gia đình.
Bài giải:
Bài tham khảo
Để trở thành một người tiêu dùng có trách nhiệm, ngoài việc hiểu rõ quyền lợi của mình, người tiêu dùng cũng được hướng dẫn bởi các tiêu chuẩn xã hội và môi trường nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho tất cả mọi người và đảm bảo tiêu dùng với tác động tối thiểu đến môi trường.
Mua có nghĩa là thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn, nhưng nó cũng kích hoạt một loạt các quá trình kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, trước khi quyết định mua một thứ gì đó, chúng ta cần xác định khả năng kinh tế thực sự của mình, sau đó chọn sản phẩm, không chỉ vì giá cả hay chất lượng của chúng, mà còn vì chúng thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, tiêu dùng có trách nhiệm còn được thể hiện ở những việc làm đơn giản như tiết kiệm điện, nhiệt, nước hoặc nhiên liệu có thể cải thiện chất lượng cuộc sống trong cộng đồng. Cách chúng ta tiêu thụ là nguyên nhân và kết quả của nhiều vấn đề môi trường mà hành tinh phải đối mặt ngày nay: phá rừng, quá tải rác thải nhựa, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học. Vì vậy, quyết định tiêu dùng của chúng ta quan trọng hơn chúng ta nghĩ.
Tiêu dùng là động lực của sản xuất, có cầu ắt sẽ có cung. Chính vì thế, việc thay đổi tư duy, thói quen mua sắm để trở thành một người tiêu dùng thông thái là vô cùng quan trọng. Khi chúng ta chuyển sang sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường, khi chúng ta để ý hợn tới chất lượng, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thì các nhà cung cấp cũng sẽ điều chỉnh dây chuyền sản xuất theo hướng đó. Do đó, mỗi người tiêu dùng cần tự ý thức được trách nhiệm của bản thân với việc bảo vệ môi trường.
Chia sẻ hiểu biết của em về một số loại thị trường ở địa phương sinh sống.
Hướng dẫn giải:
+ Chợ
+ Siêu thị
+ …
Câu 1.
Vào những ngày giáp Tết, lượng khách hàng đến chợ đông đúc hơn. Các gian hàng phục vụ mặt hàng Tết đa dạng, phong phú như: bánh kẹo, giò chả, bánh chưng, hoa quả, rau củ, hàng đông lạnh,... ; có khu vực bày bán đủ các loại cây như: đào, mai, cúc, lan,... nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và chưng Tết. Người dân đi chợ không chỉ để mua sắm mà còn để tận hưởng không khí háo hức khi Tết đến.
- Hoạt động kinh tế nào diễn ra tại chợ trong trường hợp trên? Các yếu tố nào tham gia vào hoạt động kinh tế đó?
- Trong các hoạt động kinh tế kể trên, các chủ thể kinh tế tác động với nhau nhằm xác định điều gì? Các quan hệ kinh tế nào được xác lập?
Hướng dẫn giải:
- Hoạt động kinh tế diễn ra tại chợ là hoạt động mua bán các mặt hàng Tết.
- Các yếu tố tham gia vào hoạt động kinh tế đó là: người mua, người bán và hàng hóa.
- Trong các hoạt động kinh tế trên các chủ thể tác động với nhau nhằm xác định giá cả, số lượng hàng hóa.
- Các quan hệ kinh tế được xác lập là phân phối - trao đổi và tiêu dùng.
Câu 2. Em hãy quan sát các tranh dưới đây và xác định các loại thị trường tương ứng.
Hướng dẫn giải:
Các loại thị trường tương ứng:
+ Tranh 1: Thị trường bất động sản
+ Tranh 2: Thị trường máy móc, thiết bị
+ Tranh 3: Thị trường chứng khoán
Câu 3. Đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Xoài cát Hoà Lộc là một đặc sản nổi tiếng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là một trong những loại trái cây được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị các sản pháp thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài xoài nguyên trái, các doanh nghiệp còn đưa ra thị trường các sản phẩm khác như: xoài sấy dẻo, nước ép xoài cô đặc, Xoài cát Hoà Lộc được người dân Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung ưa chuộng và đặc biệt đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính và đầy tiềm năng như: Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Nhật, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,... Xoài cát Hoà Lộc nằm trong nhóm 10 loại trái cây và hạt (chanh leo, hạnh nhân, thanh long, chanh, xoài, dừa, hạt dẻ cười, bưởi, hạt macadamia, chôm chôm) có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường châu Âu.
- Xác định các loại thị trường và căn cứ xác định thị trường trong thông tin trên.
- Ngoài những loại thị trường trên, em hãy kể những loại thị trường khác mà em biết.
Bài giải:
* Các loại thị trường:
+ Căn cứ theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ được trao đổi, mua bán: thị trường hoa quả, thị trường thực phẩm.
+ Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán: thị trường tiêu dùng.
+ Căn cứ vào phạm vi hoạt động: thị trường trong nước và thị trường thế giới.
+ Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành: thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
* Các loại thị trường khác mà em biết:
+ Thị trường nông sản
+ Thị trường may mặc
+ Thị trường vật liệu xây dựng
+ …
Câu 4. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
Nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm dầu gội có nguồn gốc tự nhiên mà trên thị trường chưa có, Công ti hoá mĩ phẩm A vừa đưa ra thị trường loại sản phẩm dầu gội bồ kết sả chanh. Sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao. Vì thế, công ti mở rộng thêm quy mô sản xuất và nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới như: bồ kết hà thủ ô, bồ kết hương nhu, bồ kết hương bưởi,... để phát triển kinh doanh.
- Thị trường cung cấp cho Công ti A những thông tin gì? Những thông tin đó có ý nghĩa như thế nào đối với Công ti A?
- Sản phẩm mới của Công ti A có được người tiêu dùng thừa nhận không? Vì sao?
Trường hợp 2.
Giá cà phê trong nước ngày 2 tháng 5 đã tăng 1,2 triệu đồng/tấn, dao động khoảng 38 triệu đồng/tấn. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Lâm Đồng 37,7 triệu đồng/tấn; Đắk Nông 37,9 triệu đồng/tấn; Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum 38 triệu đồng/tấn. Khi thấy giá cà phê tăng, nhiều hộ nông dân đã mở rộng diện tích đất canh tác và đầu tư vốn lớn vào chăm sóc cà phê vụ mới.
(Theo Báo Đắk Lắk, ngày 02/05/2021)
- Dựa vào thông tin thị trường cung cấp, người trồng cà phê đã có những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất như thế nào?
Bài giải:
Trường hợp 1:
- Thị trường đã cung cấp cho công ty A các thông tin: nhu cầu về sản phẩm dầu gội có nguồn gốc tự nhiên, hiện dòng sản phẩm này chưa được bán trên thị trường. Những thông tin này giúp công ti A nghiên cứu, mở rộng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
- Sản phẩm mới của công ty đã được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao vì hiện sản phẩm của công ti A đang được bán độc quyền trên thị trường.
Trường hợp 2:
- Dựa vào thông tin thị trường là giá cà phê tăng, người trồng cà phê đã có quyết định mở rộng sản xuất, tăng diện tích đất canh tác và đầu tư vốn lớn vào chăm sóc cà phê vụ mới.
Câu 1. Em hãy phân biệt thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ. Cho ví dụ.
Bài giải:
- Thị trường hàng hóa: các sản phẩm được mua bán, trao đổi trên thị trường là những vật dụng cụ thể, hữu hình, có giá giá trị sử dụng nhất định. Ví dụ: thị trường hoa quả, thị trường dệt may, thị trường thủy sản,...
- Thị trường dịch vụ: các sản phẩm trên thị trường là những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần, phục vụ nhu cầu về sức khỏe, tiện nghi trong cuộc sống của con người. Ví dụ: thị trường chăm sóc sắc đẹp, thị trường du lịch,...
Câu 2. Hãy thảo luận cùng các bạn và cho biết em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây. Giải thích vì sao.
a. Các nhân tố cơ bản của thị trường bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng và tiền tệ.
b. Các giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ có thể diễn ra mà không cần gắn với một không gian, thời gian cụ thể nào.
c. Thị trường có các quan hệ như hàng hoá – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu.
d. Thị trường là nơi người sản xuất và người tiêu dùng gặp nhau trực tiếp để trao đổi hàng hoá, dịch vụ gắn với không gian, thời gian cụ thể.
Bài giải:
Em đồng ý với các ý kiến c, d.
* Giải thích:
- Các nhân tố cơ bản của thị trường bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng, tiền tệ và hàng hóa.
- Các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ diễn ra gắn với một không gian, thời gian cụ thể thì mới có thể xác định được giá cả, số lượng,...
Câu 3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trình bày ý kiến theo gợi ý.
Trường hợp 1.
Gạo thơm A là mặt hàng đã thành thương hiệu nổi tiếng của địa phương. Vừa rồi, do ảnh hưởng bởi thời tiết nên sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá bán tăng cao. Anh B đã trộn vào một số loại gạo khác không rõ nguồn gốc, rồi đưa về các thành phố lớn tiêu thụ kiếm lời trong khi vẫn sử dụng thương hiệu Gạo thơm A để quảng bá sản phẩm.
- Em có nhận xét gì về việc làm của anh B?
- Theo em, việc làm ấy ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu Gạo thơm A trên thị trường?
Trường hợp 2.
Người dân ở địa phương H chuyên canh cà phê. Gần đây, giá thu mua cà phê xuống thấp khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy giá maccadamia đang rất cao, nhiều hộ gia đình đã chặt cà phê và chuyển sang trồng cây maccadamia.
- Em có nhận xét gì về việc làm của người dân ở địa phương H?
- Việc làm này ảnh hưởng như thế nào đến thị trường cà phê?
Bài giải:
Trường hợp 1:
- Việc làm của anh B là một hành động gian lận trong buôn bán, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.
- Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu Gạo thơm A:
+ Người tiêu dùng sẽ có những đánh giá không tốt về thương hiệu này và chuyển sang mua loại gạo khác.
+ Nếu hành động của anh B bị phát hiện thì Gạo thơm A sẽ mất thương hiệu trên thị trường.
Trường hợp 2:
- Việc làm của người dân địa phương nắm bắt xu thế tiêu dùng của thị trường. Do nhu cầu maccadamia của thị trường đang lên cao và giá thành tốt, ngược lại, giá cà phê lại xuống thấp nên người dân đã chuyển đổi loại cây trồng.
- Việc làm này có thể làm thị trường cà phê bị thiếu hụt nguồn cung do người dân chuyển đổi một cách ồ ạt, không có lộ trình phù hợp.
Câu 4. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Ông T tâm sự với ông H về việc thu mua dừa ở địa phương:
– Đến đợt thu hoạch rồi mà sao tôi không thấy thương lái vào mua dừa khô ông nhỉ?
Nghe vậy, ông H buồn bã nói: Nhận thấy giá dừa cao nên bà con ở các xã trong huyện đồ xô trồng dừa, sản lượng cung cấp quá nhiều. Thêm nữa, các công ti chế biến dừa khô lại không có nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu nên thừa hàng rồi...
Ông T trầm ngâm:
– Thật thế hả ông? Năm ngoái trúng mùa, tôi còn tính mua thêm đất trồng thêm nữa đấy.
Ông H lắc đầu:
– May mà không mua nhé! Chứ không thì không biết sao mà cứu.
Ông T ậm ừ đáp:
– Thật đúng là thị trường...
Câu hỏi:
- Chức năng nào của thị trường được thể hiện trong câu trả lời của ông H?
- Người trồng dừa vận dụng chức năng của thị trường như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế?
Bài giải:
- Câu trả lời của ông H thể hiện chức năng cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế; điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
- Để đạt được hiệu quả kinh tế, người trồng dừa vận dụng chức năng của thị trường:
+ Người dân nhận thấy thông tin từ thị trường là giá dừa lên cao đã đổ xô trồng dừa.
+ Ông T trong tình huống còn tính mua thêm đất để trồng.
Câu 1. Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về chức năng của thị trường.
Bài giải:
Sơ đồ tư duy về chức năng của thị trường.
Câu 2. Em hãy tìm hiểu và viết bài nhận xét về một loại thị trường hàng hóa ở địa phương theo gợi ý: giá cả, chất lượng, mẫu mã, địa điểm mua bán,...
Bài giải:
Thị trường thực phẩm trong giai đoạn dịch bệnh
Bài tham khảo
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc cung ứng hàng hoá rất căng thẳng, do có tin đồn thành phố sẽ bị phong toả nên người dân đổ xô đến các siêu thị để mua hàng thực phẩm. Do người vào siêu thị mua rất nhiều hàng thực phẩm, mặc dù có nguồn hàng dự trữ, được bổ sung lên kệ liên tục nhưng đến chiều nhiều siêu thị đã hết các loại rau, củ, trứng, bún, nui. Một số hộ dân bán các loại rau, củ, quả, trứng với giá cao hơn siêu thị 30%-50%. Về mặt hàng gạo: Nguồn cung gạo dồi dào đảm bảo cung ứng đầy đủ cho người tiêu dùng trên địa bàn, giá cả một số địa bàn tăng nhẹ 200-500đồng/kg. Mì ăn liền được người dân mua với số lượng lớn, một số nơi còn ít hàng do chưa kịp phân phối, giá cả không thay đổi. Hiện nay riêng mặt hàng mì Hảo Hảo tại một số địa phương có khan hiếm do nhu cầu của người dân lớn, các cơ sở kinh doanh chưa kịp nhập hàng. Nhóm hàng rau xanh nguồn cung dồi dào, giá cả tăng từ 5.000đồng – 10.000đ/kg so với trước khi giãn cách. Nguyên nhân do thương lái phân phối tăng giá.
Trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn, cung ít, cầu nhiều, giá cả các loại thực phẩm, hàng tiêu dùng đã được điều chỉnh tăng lên đáng kể. Ở một số nơi còn xảy ra tình trạng đầu cơ để ép giá, gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng.