logo

Giải bài tập SGK KTPL 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các thủ thể của nền kinh tế ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 12, 13, 14, 15, 16, 17 bám sát nội dung bộ sách mới Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 12 Kinh tế pháp luật 10: Hãy xác định các chủ thể kinh tế được mô tả trong tranh và chia sẻ hiểu biết của em về các chủ thể kinh tế đó.

Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các thủ thể của nền kinh tế

Lời giải:

Xác định các chủ thể kinh tế được mô tả trong tranh:

Tranh 1: Chủ thể là người sản xuất => là những người trực tiếp tạo ra các sản phẩm.

Tranh 2: Chủ thể là nhà nước => Điều tiết hoạt động kinh doanh trong nước, có quyền hạn cao nhất về pháp luật.

Tranh 3: Trong tranh này các chủ thể trung gian => phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Tranh 4: Trong tranh các chủ thể trung gian => phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.


Khám phá


1. Vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế

Trả lời câu hỏi trang 13 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xác định những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thể sản xuất tham gia vào nền kinh tế. Theo em, những việc làm của anh H đã đóng góp gì cho nền kinh tế và cho đời sống xã hội?

Lời giải:

- Những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thế sản xuất tham gia vào nền kinh tế bao gồm: tạo việc làm cho nhiều người lao động, đóng thuế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. 

- Theo em, những việc làm của anh H đã có những đóng góp như: giúp ổn định cuộc sống cho người dân trong vùng, nâng cao đời sống người dân bằng cách tạo việc làm và góp phần làm giàu đẹp cho quê hương.

Trả lời câu hỏi trang 13 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

- Chị V đã thể hiện vai trò chủ thể tiêu dùng của mình như thế nào trong trường hợp trên?

- Việc làm của chị V có ý nghĩa như thế nào đối với các hoạt động kinh tế?

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, với vai trò là chủ thể người tiêu dùng, chị V thể hiện là một người biết chọn lọc, có ý thức trong việc sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường.

- Cho thấy việc làm của chị V đã đóng góp một phần vào phát triển xu hướng "tiêu dùng xanh". 

=> Hoạt động của những người như chị V sẽ là động lực để các nhà sản xuất chế tạo ra những dòng sản phẩm mới thân thiện với môi trường.

Trả lời câu hỏi trang 14 Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể kinh tế nào được đề cập trong trường hợp trên? Hoạt động của hệ thống siêu thị A đã giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, chủ thể kinh tế được đề cập là hệ thống siêu thị A. 

- Hoạt động của siêu thị có lợi ích: 

Biến siêu thị A trở thành cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

Vai trò mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, giới thiệu các sản phẩm mới.

Đề ra những chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo.

Trả lời câu hỏi trang 14 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

- Nhà nước đã làm gì trước khó khăn của doanh nghiệp do tác động của dịch bệnh Covid-19?

- Theo em, Nhà nước có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế?

Lời giải:

- Việc làm của nhà nước là cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ Covid-19.

- Vai trò của nhà nước là điều tiết nền kinh tế, hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân có thể phát huy hiệu quả của hoạt động. Đồng thời, Nhà nước cũng điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.


2. Trách nhiệm của nông dân với tư cách là một chủ thể kinh tế

Trả lời câu hỏi trang 14 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1.

Em hãy nhận xét về việc làm của anh H và gia đình.

Trường hợp 2.

- Em hãy nhận xét về việc làm của chị B.

- Trình bày vai trò của bản thân với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

Trường hợp 3.

- Em hãy nhận xét về việc làm của chị N và cách ứng xử của người quản lí trung tâm thương mại trong trường hợp trên.

- Với tư cách là người tiêu dùng, hãy liệt kê những tiêu chí của bản thân khi mua sắm.

Lời giải:

Trường hợp 1: Có thể thấy việc làm của anh H và gia đình đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, cung cấp các sản phẩm rau sạch, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trường hợp 2:

- Việc làm của chị B đã:

Khiến cho người mua yên tâm về chất lượng hàng hóa mà chị bán. 

Chị đã chủ động tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm trước khi nhập hàng vào thể hiện trách nhiệm của một người phân phối và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Các yếu tố như giá cả và hạn sử dụng được niêm yết một cách công khai, rõ ràng giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

- Với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế, vai trò của bản thân là: Đảm bảo chất lượng sản phẩm mình phân phối, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, không tự ý nâng giá sản phẩm, không đầu cơ trục lợi, không tích trữ, gây bất ổn cho nền kinh tế chung của đất nước.

Trường hợp 3:

Về việc làm của chị N và cách ứng xử của người quản lí trung tâm thương mại:

Hành động của chị N là cần thiết. 

Có thể thấy người quản lí trung tâm thương mại đã có cách ứng xử khéo léo để khách hàng tin tưởng và yên tâm, tiếp tục sử dụng sản phẩm tại trung tâm thương mại này.

- Những tiêu chí người tiêu dùng luôn đặt lên hàng đầu khi mua sắm là: 

Chất lượng sản phẩm như: vệ sinh an toàn thực phẩmhành phần dinh dưỡng, hạn sử dụng.

Giá thành sản phẩm

Nguồn gốc xuất xứ trên bao bì

Sản phẩm có thân thiện với môi trường hay không.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 16 Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Người sản xuất chỉ cần tối đa hóa lợi nhuận, không cần quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng.

b. Sự đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất.

c. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các chủ thể kinh tế đều chịu sự điều tiết, can thiệp của Nhà nước.

d. Chủ thể trung gian tồn tại độc lập với người sản xuất và người tiêu dùng.

Lời giải:

Trong các ý kiến trên, em đồng ý với các ý kiến b, c và không đồng ý với ý kiến a, d.

* Giải thích:

- Vai trò của người sản xuất, ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận còn cần phải có trách nhiệm với người tiêu dùng bằng cách cung cấp những hàng hóa không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.

- Nhiệm vụ của hoạt động sản xuất là tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm nào thị trường có cầu lớn sẽ được sản xuất nhiều và ngược lại. Do đó, nhu cầu người tiêu dùng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

- Nhà nước có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất hiệu quả. Đồng thời, chủ thể Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Trường hợp này, chủ thể trung gian giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất nên không thể tồn tại độc lập với người sản xuất và người tiêu dùng.

Trả lời câu hỏi trang 16 Kinh tế pháp luật 10:  Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi: 

Trường hợp 1.

Khi lựa chọn mĩ phẩm, cô N có thói quen chọn lựa những sản phẩm có giá thành rẻ, số lượng nhiều mà ít chú ý đến chất lượng. Vì theo cô, người tiêu dùng chỉ cần chọn những sản phẩm hợp túi tiền và đảm bảo số lượng, còn chất lượng thì không cần quan tâm.

- Em có đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N không? Vì sao?

- Với tư cách là người tiêu dùng, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình?

Trường hợp 2.

  Hộ kinh doanh A đưa ra thị trường sản phẩm ống hút, đũa,... làm từ tre với mong muốn tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường. Ngoài ra, hộ kinh doanh này còn liên kết với nông dân trồng tre, trúc, nứa để thu mua nguyên liệu và tạo việc làm cho người lao động.

- Hộ kinh doanh A đã thể hiện trách nhiệm của chủ thể kinh tế nào?

- Theo em, hoạt động của Hộ kinh doanh A phù hợp hay chưa? Vì sao?

Trường hợp 3.

Do có lỗi trong dây chuyền sản xuất, Công ti B quyết định thu hồi sản phẩm đã đưa ra thị trường. Đồng thời, công ti gửi thư xin lỗi đến các đối tác và người tiêu dùng bằng sự cầu thị và trách nhiệm.

- Là người tiêu dùng, em đánh giá như thế nào với cách xử lí của Công ti B? Vì sao?

Trường hợp 4. 

Nhằm góp phần bình ổn mặt bằng giá bảo đảm cung cấp đủ hàng hoá thiết yếu cho người dân, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp kiểm soát bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt lợn, xăng dầu, vật tư y tế,... và biện pháp điều hành giá các mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá.

- Em có nhận xét gì về vai trò của Nhà nước trong trường hợp trên?

Lời giải:

Trường hợp 1:

- Trường hợp này em không đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N vì những sản phẩm giá thành rẻ thường có xuất xứ không rõ ràng, đươc sản xuất trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo tiêu chuẩn, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng nên rất nguy hiểm.

- Nếu với tư cách là người tiêu dùng, em sẽ lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn khi sử dụng, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Trường hợp 2: 

- Trường hợp này hộ kinh doanh A đã thực hiện trách nhiệm cung cấp những đồ dùng thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Ngoài ra, hộ kinh doanh này còn đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.

- Theo em thấy, hoạt động của Hộ kinh doanh A là khá phù hợp.

* Giải thích: trong bối cảnh đất nước, cả thế giới đang cắt giảm lượng rác thải nhựa và những ảnh hưởng không tốt của các đồ dùng nhựa đối với sức khỏe con người thì việc tìm kiếm, thay thế chúng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường và có thể tái chế như tre, nứa,... là rất cần thiết. Có thể thấy, hộ kinh doanh A liên kết với nông dân trồng tre, nứa để thu mua nguyên liệu sẽ giúp giảm giá thành sản xuất, đảm bảo không bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu và tạo nguồn thu nhập cho người lao động.

Trường hợp 3:

- Với vai trò là người tiêu dùng, em thấy cách xử lí của công ti B thể hiện trách nhiệm đối với người tiêu dùng, giữ được uy tín của công ty. 

* Giải thích: Giả sử công ty B không thu hồi các sản phẩm bị lỗi thì sản phẩm đến tay người sử dụng sẽ không đảm bảo chất lượng, có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho sức khỏe.

Trường hợp 4:  Nhà nước có vai trò điều chỉnh, cân bằng và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời câu hỏi trang 17 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi: 

Trong những năm gần đây, xu hướng mua và bán hàng trực tuyến phát triển mạnh. Nghe bạn bè rủ mua quần áo trên một trang bán hàng điện tử, chị H cũng chọn mua và thanh toán bằng ví điện tử. Khi nhận hàng, chị thấy sản phẩm không như mình chọn và có nhiều lỗi. Chị H đã nhiều lần phản ánh nhưng không có kết quả.

- Theo em, chị H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Bài giải:

Nhắm đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, khi mua sắm trực tuyến, chị H cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm mình định mua như xuất xứ, chất liệu, kiểu dáng..., cũng như uy tín của người bán thông qua những mô tả và bình luận của những người đã từng sử dụng. Nếu không biết được các thông tin đó, chị H nên mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng khác để đảm bảo.


Vận dụng 

Trả lời câu hỏi trang 17 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy thiết kế sản phẩm tuyên truyền về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế.

Lời giải:

Một số mẫu thiết kế có thể tham khảo:

Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các thủ thể của nền kinh tế
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các thủ thể của nền kinh tế
Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các thủ thể của nền kinh tế

Trả lời câu hỏi trang 17 Kinh tế pháp luật 10: Với tư cách là người tiêu dùng có trách nhiệm, em hãy viết bài viết ngắn chia sẻ những điều cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho bản thân và gia đình.

 Lời giải:

Muốn trở thành một người tiêu dùng có trách nhiệm, ngoài việc hiểu rõ quyền lợi của mình, người tiêu dùng cũng cẩn được hướng dẫn bởi các tiêu chuẩn xã hội nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho tất cả mọi người và đảm bảo tiêu dùng với tác động tối thiểu đến môi trường. 

Hành động mua có nghĩa là việc thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn, nhưng nó cũng kích hoạt một loạt các quá trình kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, trước khi ra quyết định mua một thứ gì đó, mỗi người cần xác định khả năng kinh tế thực sự của mình, sau đó lựa chọn sản phẩm phù hợp, không chỉ vì giá cả hay chất lượng của chúng, mà còn vì chúng thân thiện với môi trường.

Ngoài các vấn đề trên, hoạt động tiêu dùng có trách nhiệm còn được thể hiện ở những việc làm đơn giản như tiết kiệm điện, nhiệt, nước hoặc nhiên liệu có thể cải thiện chất lượng cuộc sống trong cộng đồng. Cách chúng ta sử dụng là nguyên nhân và kết quả của nhiều vấn đề môi trường mà hành tinh phải đối mặt ngày nay: phá rừng, quá tải rác thải nhựa, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học. Vì vậy, quyết định tiêu dùng của chúng ta quan trọng hơn chúng ta nghĩ.

Hoạt động tiêu dùng là động lực của sản xuất, có cầu ắt sẽ có cung và ngược lại. Chính vì thế, việc thay đổi tư duy, thói quen mua sắm để trở thành một người tiêu dùng thông thái là vô cùng quan trọng. Khi chúng ta chuyển sang sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường, khi chúng ta chú ý nhiều hơn tới chất lượng, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thì các nhà cung cấp cũng sẽ điều chỉnh dây chuyền sản xuất theo hướng đó sao cho phù hợp với thị hiếu người dùng. Do đó, mỗi người tiêu dùng cần tự ý thức được trách nhiệm của bản thân với việc bảo vệ môi trường.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 - Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các thủ thể của nền kinh tế trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 27/09/2022