Hướng dẫn Giải Toán 7 Kết nối tri thức Bài 7: Tập hợp các số thực ngắn gọn kèm lời giải và đáp án chi tiết bám sát nội dung chương trình Sách mới.
Luyện tập 1:
a. Cách viết nào sau đây là đúng :√2 ϵ Q; π ϵ I; 15 ϵ R
b. Viết đối số của các số: 5,08(299); – √5
Lời giải:
a. Cách viết đúng là : √2 ϵ Q; 15 ϵ R
b. Đối số của các số :
5,08(299) là : – 5,08(299)
– √ 5 là : – √–5
Câu hỏi: Điểm nào trong Hình 2.4 biểu diễn số −√2? Em có nhận xét gì về điểm biểu diễn của hai số đối nhau?
Lời giải:
Điểm N trong Hình 2.4 biểu diễn số −√2.
Nhận xét: Điểm biểu diễn của hai số đối nhau cách đều điểm O.
Luyện tập 2: Cho biết nếu một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 1 và 3 thì cạnh huyền của tam giác =√10.
Em hãy vẽ điểm biểu diễn số −√10 trên trục số.
Lời giải:
Biểu diễn số −√10 trên trục số:
Luyện tập 3: So sánh
a) 1,313233... và 1,(32)
b) √5 và 2,36 ( có thể dùng máy tính cầm tay để tính √5)
Lời giải:
a) 1,(32) = 1,323232
nên 1,313233… < 1,323232
Vậy 1,313233… < 1,(32).
b) Sử dụng máy tính cầm tay ta tính được: √5 = 2,236….
Do đó 2,24 < 2,36 nên √5 < 2,36
Vậy √5 < 2,36.
Hoạt động 1: Biểu diễn các số 3 và −2 trên trục số rồi cho biết mỗi điểm ấy nằm cách gốc O bao nhiêu đơn vị.
Lời giải:
Điểm 3 cách gốc O là 3 đơn vị
Điểm −2 cách gốc O là 2 đơn vị
Hoạt động 2: Không vẽ hình hãy cho biết khoảng cách của mỗi điểm sau đến gốc O : –4; –1; 0; 1; 4.
Lời giải:
Khoảng cách từ mỗi điểm đến gốc O là:
Khoảng cách từ –4 đến gốc O là 4 đơn vị.
Khoảng cách từ –1 đến gốc O là 1 đơn vị.
Khoảng cách từ 0 đến gốc O là 0 đơn vị.
Khoảng cách từ 1 đến gốc O là 1 đơn vị.
Khoảng cách từ 4 đến gốc O là 4 đơn vị.
Câu hỏi: Từ hoạt động 1 và hoạt động 2, hãy tìm giá trị tuyệt đối của các số: 3; –2; 0; 4 và –4.
Lời giải:
Giá trị tuyệt đối của các số:
Giá trị tuyệt đối của 3 là | 3 | = 3.
Giá trị tuyệt đối của –2 là | −2 | = 2.
Giá trị tuyệt đối của 0 là | 0 | = 0.
Giá trị tuyệt đối của 4 là | 4 | = 4.
Giá trị tuyệt đối của –4 là | −4 | = 4.
Câu hỏi: Minh viết | −2,5 | = −2,5 là đúng hay sai?
Lời giải:
Do –2,5 < 0 nên | −2,5 | = −(−2,5) = 2,5.
Luyện tập 4: Tính :
a. |−2,3 |
b. | 7/5 |
c. | −11 |
d. | −√8|
Lời giải:
a. |−2,3 | = 2,3
b. | 7/5 | = 7/5
c. | −11 | = 11
d. | −√8| = √8
Thử thách nhỏ: Liệt kê các phần tử của tập hợp A = { x | x ∈ Z, |x| < 5 }.
Lời giải:
|x| < 5, |x| ≥ 0, x ∈ Z nên 0 ≤ | x | ≤ 4
=> x ∈ {−4; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; 4}
Liệt kê các phần tử của tập hợp A là: A = {−4; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; 4}