Bài 3: Hàm số lượng giác
Bài 1.15 trang 30 SGK Toán 11 Tập 1 Kết nối tri thức
Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau:
a) y = sin 2x + tan 2x;
b) y = cos x + sin2x;
c) y = sin x.cos 2x;
d) y = sin x + cos x.
Lời giải:
a) Biểu thức sin 2x + tan 2x có nghĩa khi tan 2x ≠ 0
Vì tan 2x = sin 2x/cos 2x nên cos 2x ≠ 0
<=> 2x ≠ π/2 + kπ, k ∈ Z
<=> x ≠ π/4 + kπ/2, k ∈ Z
Tập xác định của hàm số y = f(x) = sin 2x + tan 2x là D = R\ {π/4 + kπ/2| k ∈ Z}
Khi x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
f(– x) = sin (– 2x) + tan (– 2x)
= – sin 2x – tan 2x
= – (sin 2x + tan 2x)
= – f(x), ∀ x ∈ D.
Vậy y = sin 2x + tan 2x là hàm số lẻ.
b) Tập xác định của hàm số y = f(x) = cos x + sin2x là D = R.
Khi x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
f(–x) = cos(–x) + sin2(–x)
= cosx + (– sinx)2
= cosx + sin2x
= f(x), ∀x ∈ D.
Vậy y = cosx + sin2x là hàm số chẵn.
c) Tập xác định của hàm số y = f(x) = sin x.cos 2x là D = R.
Khi x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
f(– x) = sin (– x) cos (– 2x)
= – sin x cos 2x
= – f(x), ∀ x ∈ D.
Vậy y = sin x.cos 2x là hàm số lẻ.
d) Tập xác định của hàm số y = f(x) = sin x + cos x là D = R.
Khi x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
f(– x) = sin (– x) + cos (– x)
= – sin x + cos x ≠ – f(x),∀ x ∈ D.
Vậy y = sin x + cos x là hàm số không chẵn, không lẻ.
* Kiến thức vận dụng giải bài tập
Sử dụng định nghĩa về hàm số chẵn, lẻ