logo

Lý thuyết Sinh 10 ngắn gọn Sách mới (KNTT, CTST, CD)

Tổng hợp, tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Lý thuyết Sinh 10 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Click để tham khảo 3 bộ Lý thuyết Sinh 10 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 ngắn gọn Cánh Diều

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

MỤC LỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC 10 NGẮN GỌN NHẤT

 Lý thuyết Sinh 10 Bài 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 2. Các giới sinh vật
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 4. Cacbohiđrat và lipit
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 5. Prôtêin
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 6. Axit nuclêic
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 7. Tế bào nhân sơ
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 8. Tế bào nhân thực
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo)
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 10. Tế bào nhân thực (tiếp theo)
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 13. Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 14. Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 16. Hô hấp tế bào
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 17. Quang hợp
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 19. Giảm phân
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 20. Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 21. Ôn tập phần sinh học tế bào
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 22. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 23. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 24. Thực hành: Lên men etilic và lactic
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 27. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 28. Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 29. Cấu trúc các loại virut
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 31. Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
 Lý thuyết Sinh 10 Bài 33. Ôn tập phần sinh học vi sinh vật

Lý thuyết Sinh 10 Bài 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống

I. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

- Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ.

- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

- Nguyên tắc thứ bậc: tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

- Đặc tính nổi trội: là đặc điểm nổi bật riêng của một cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác giữa các bộ phận cấu tạo nên chúng. Đặc diểm này không thể có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn.

- Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, tiến hóa thích nghi với môi trường.

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

- Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Nhờ sự kế thừa thông tin di truyền nên các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung.

- Nhưng do sinh vật luôn có cơ chế phát sinh biến dị di truyền được tự nhiên chọn lọc nên chúng luôn tiến hóa nhằm thích nghi với môi trường, hình thành thế giới sống đa dạng và phong phú.

Lý thuyết Sinh 10 Bài 2. Các giới sinh vật

I. GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 5 GIỚI

1. Khái niệm giới

- Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (giống), loài.

- Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

2. Hệ thống phân loại 5 giới

- Giới Khởi sinh.

- Giới Nguyên sinh.

- Giới Nấm.

- Giới Thực vật.

- Giới Động vật.

 

II. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỖI GIỚI

1. Giới Khởi sinh (Monera)

- Gồm những sinh vật nhân sơ, kích thước nhỏ 1 – 5 μm (micrômet).

- Môi trường sống: trong đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác.

- Phương thức sống: hoại sinh, kí sinh, một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

- Đại diện: vi khuẩn, vi sinh vật cổ (sống ở 00C – 1000C, độ muối 25%).

2. Giới Nguyên sinh (Protista)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, một số loài có diệp lục.

- Sống dị dưỡng (hoại sinh), hoặc tự dưỡng.

- Đại diện: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh (trùng đế giày, trùng biến hình).

3. Giới Nấm (Fungi)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi.

- Sống dị dưỡng: kí sinh, hoại sinh hoặc cộng sinh.

- Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.

4. Giới Thực vật (Plantae)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.

- Sinh vật tự dưỡng, sống cố định, có khả năng quang hợp, cảm ứng chậm.

- Đại diện: rêu, quyết trần, hạt trần, hạt kín.

5. Giới Động vật (Animalia)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.

- Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, khả năng phản ứng nhanh.

- Đại diện: ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, động vật có xương sống.

Lý thuyết Sinh 10 Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước

I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

- Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên thế giới sống và không sống.

- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.

- C là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.

- Các nguyên tố hóa học nhất định tương tác với nhau theo quy luật lí hóa, hình thành nên sự sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội chỉ có ở thế giới sống.

1. Các nguyên tố đa lượng

- C, H, O, N, S, K… là các nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối lượng khô của cơ thể.

- Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, axit nuclêic…; là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.

2. Nguyên tố vi lượng

- Fe, Cu, Mo, Bo, I… là những nguyên tố có lượng chứa rất nhỏ trong khối lượng khô của tế bào.

- Vai trò: tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào như tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin.

II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG TẾ BÀO

1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước

a) Cấu trúc

- 1 nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng hóa trị.

- Phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu do đôi electron trong liên kết bị kéo lệch về phía ôxi.

b) Đặc tính

- Phân tử nước có tính phân cực.

- Phân tử nước này hút phân tử nước kia.

- Phân tử nước hút các phân tử phân cực khác.

2. Vai trò của nước đối với tế bào

- Là thành phần cấu tạo nên tế bào.

- Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.

- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.

- Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.