logo

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 26 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 26 ngắn nhất (Sách mới KNTT, CTST, KD)

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 26 ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Lý thuyết Sinh 10 Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật


I. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN SƠ

1. Phân đôi

- Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt mêzôxôm.

- Vòng ADN dính vào hạt mêzôxôm làm điểm tựa và nhân đôi thành 2 ADN.

- Thành tế bào và màng sinh chất được tổng hợp dài ra và dần thắt lại đưa 2 phân tử ADN về 2 tế bào riêng biệt.

2. Nảy chồi và tạo thành bào tử

- Sinh sản bằng bào tử đốt (xạ khuẩn): phân cắt đỉnh của sợi sinh trưởng thành một chuỗi bào tử.

- Sinh sản nhờ nảy chồi (vi khuẩn quang dưỡng màu đỏ): tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần và tách ra tạo thành vi khuẩn mới.

- Nội bào tử vi khuẩn: là cấu trúc tạm nghỉ không phải là hình thức sinh sản. Được hình thành trong tế bào sinh dưỡng của vi khuẩn.


II. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN THỰC

1. Sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính

a) Sinh sản bằng bào tử vô tính

- Ví dụ: Nấm Mucor, nấm phổi…

- Tạo thành chuỗi bào tử trên đỉnh của các sợi nấm khí sinh (Bào tử trần).

b) Sinh sản bằng bào tử hữu tính

- Ví dụ: Nấm Mucor…

- Hình thành hợp tử do 2 tế bào kết hợp với nhau qua giảm phân → Bào tử kín.

2. Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi

- Sinh sản bằng nảy chồi: Nấm men rượu, nấm phổi… → Từ tế bào mẹ mọc ra các chồi nhỏ → tách khỏi tế bào mẹ → cơ thể độc lập.

- Sinh sản bằng phân đôi: Nấm men rượu rum, tảo lục… → Tế bào mẹ phân đôi → 2 tế bào con.

- Sinh sản hữu tính bằng bào tử chuyển động hay hợp tử.

Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 23/09/2022