logo

Lý thuyết Sinh 10 Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch


Lý thuyết Sinh 10 Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch


I. BỆNH TRUYỀN NHIỄM

1. Những vấn đề chung về bệnh truyền nhiễm

- Khái niệm: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

- Tác nhân gây bệnh đa dạng: Virut, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh…

- Điều kiện gây bệnh: Hội đủ 3 điều:

+ Độc lực (khả năng gây bệnh).

+ Số lượng nhiễm đủ lớn.

+ Con đường xâm nhập thích hợp.

2. Phương thức lây truyền

- Truyền ngang:

+ Qua sol khí (hô hấp): Các giọt keo nhỏ vi sinh vật bay trong không khí, bắn ra khi ho hay hắt hơi.

+ Qua đường tiêu hóa: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn hay nước uống bị nhiễm.

+ Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hoặc qua đồ dùng hằng ngày.

+ Qua động vật cắn hoặc côn trùng cắn.

- Truyền dọc: từ mẹ truyền sang con qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ → các triệu chứng viêm hay đau xuất hiện sau một thời gian ủ bệnh.

3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut

- Bệnh đường hô hấp: Lây truyền qua sol khí, 90% là do virut như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp (SARS), cúm…

- Bệnh đường tiêu hóa: Virut xâm nhập qua miệng, gây các bệnh viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày – ruột…

- Bệnh hệ thần kinh: Virut vào cơ thể qua hô hấp, tiêu hóa, niệu… gây bệnh viêm não, viêm màng não, bại liệt, bệnh dại…

- Bệnh lây qua đường sinh dục: HIV, hecpet, viêm gan B…

- Bệnh da: Lây qua hô hấp, qua tiếp xúc, như các bệnh đậu mùa, mụn cơm, sởi…


II. MIỄN DỊCH

- Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

1. Miễn dịch không đặc hiệu

- Khái niệm: Là loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có tiếp xúc với kháng nguyên.

- Cơ chế: Ngăn cản không cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể bằng các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể như da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp, nước mắt…

- Vai trò: Tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy).

2. Miễn dịch đặc hiệu

- Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, gồm 2 loại:

a) Miễn dịch thể dịch

- Phương thức miễn dịch: Cơ thể sản xuất ra kháng thể đặc hiệu.

- Cơ chế tác động: Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể → kháng nguyên không hoạt động được.

b) Miễn dịch tế bào

- Phương thức miễn dịch: Có sự tham gia của các tế bào T độc.

- Cơ chế tác động: Tế bào T độc tiết prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm khiến virut không nhân lên được.

3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm

- Dùng kháng sinh thích hợp, không lạm dụng thuốc.

- Tiêm vacxin phòng ngừa.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.

- Kiểm soát vật trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, ve, vật nuôi…

Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021