logo

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 27 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 27 ngắn nhất (Sách mới KNTT, CTST, KD)

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 27 ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Lý thuyết Sinh 10 Bài 27. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật


I. CHẤT HÓA HỌC

1. Chất dinh dưỡng

- Là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng, giúp cân bằng áp suất thẩm thấu, hoạt hóa axit amin.

Ví dụ: Các chất hữu cơ cacbohiđrat, prôtêin, lipit…; Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Bo, Mo, Fe…

- Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng của vi sinh vật, với một lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được.

+ Vi sinh vật khuyết dưỡng: là vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.

+ Vi sinh vật nguyên dưỡng: là vi sinh vật tự tổng hợp được các chất.

2. Chất ức chế sự sinh trưởng

- Một số chất hóa học được dùng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật:

+ Các hợp chất phênol: Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào → Dùng khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện.

+ Các loại cồn (êtanol, izôprôpanol, 70 – 80%): Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất → Dùng thanh trùng trong y tế, phòng thí nghiệm.

+ Iôt, rượu iôt (2%): Ôxi hóa các thành phần tế bào → Dùng diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện.

+ Clo (natri hipôclorit), cloramin: Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh → Dùng thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm.

+ Các hợp chất kim loại nặng (thủy ngân, bạc…): Gắn vào nhóm SH của prôtêin làm chúng bất hoạt → Dùng diệt bào tử đang nảy mầm, các thể sinh dưỡng.

+ Các anđêhit (phoocmanđêhit 2%): Bất hoạt các prôtêin → Được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng.

+ Các loại khí êtilen ôxit (10 – 20%): Ôxi hóa các thành phần tế bào → Dùng khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.

+ Các chất kháng sinh: Diệt khuẩn có tính chọn lọc → Dùng trong y tế, thú y…


II. CÁC YẾU TỐ LÍ HỌC

1. Nhiệt độ

- Ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng sinh hóa trong tế bào, làm vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm.

- Căn cứ vào nhiệt độ chia vi sinh vật thành 4 nhóm:

+ Vi sinh vật ưa lạnh < 150C.

+ Vi sinh vật ưa ấm 20 – 400C.

+ Vi sinh vật ưa nhiệt 55 – 650C.

+ Vi sinh vật siêu nhiệt 75 – 1000C.

- Ứng dụng: Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật.

2. Độ ẩm

- Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm.

+ Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng.

+ Tham gia thủy phân các chất.

- Ứng dụng: Nước dùng để khống chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

3. pH

- Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzim, sự hình thành ATP.

- Ứng dụng: Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp.

4. Ánh sáng

- Tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng.

- Ứng dụng: Dùng bức xạ ánh sáng để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật làm biến tính axit nuclêic, prôtêin.

5. Áp suất thẩm thấu

- Gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phân chia được.

- Ứng dụng: Bảo quản thực phẩm.

Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 27. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 23/09/2022