logo

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 16 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 16 ngắn nhất theo từng bộ sách:

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 16 ngắn nhất Cánh diều 

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 16 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 16 ngắn nhất Kết nối tri thức 


Lý thuyết Sinh 10 Bài 16. Hô hấp tế bào         


I. KHÁI NIỆM HÔ HẤP TẾ BÀO

1. Khái niệm

- Hô hấp tế bào là một quá trình chuyển hóa năng lượng quan trọng của tế bào sống.

- Các phân tử hữu cơ bị phân giải ⟶⟶ CO2 và H2O + ATP.

- Phương trình tổng quát của quá trình phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ:

C6H12O6 + 6 O2 ⟶⟶ 6 CO2 + 6 H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt)

2. Bản chất của hô hấp tế bào

- Hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử.

- Phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng được giải phóng từng phần.

- Tốc độ quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào và được điều khiển thông qua enzim hô hấp.


II. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TẾ BÀO

1. Đường phân

- Diễn ra trong bào tương.

- Nguyên liệu: Glucôzơ.

- Diễn biến: Glucôzơ bị biến đổi, các liên kết bị phá vỡ.

- Sản phẩm: 2 phân tử axit piruvic, 2 ATP, 2 NADH2.

2. Chu trình Crep

- Diễn ra: Chất nền ti thể.

- Nguyên liệu: Phân tử axit piruvic.

- Diễn biến: 2 axit piruvic bị ôxi hóa ⟶⟶ 2 phân tử Axêtyl–CoA + 2 CO2 + 2 NADH. Năng lượng giải phóng tạo ra 2 ATP, khử 6 NAD+ và 2 FAD+.

- Sản phẩm: CO2, 4 ATP, 6 NADH và 2 FADH2.

3. Chuỗi chuyền electron hô hấp

- Diễn ra: Màng ti thể.

- Nguyên liệu: NADP và FADH2.

- Diễn biến: Electron chuyển từ NADH và tới O2 thông qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử kế tiếp nhau. Năng lượng được giải phóng từ quá trình ôxi hóa phân tử NADH và FADH2 tổng hợp nên ATP.

- Sản phẩm: H2O và nhiều ATP.

Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 16. Hô hấp tế bào

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 23/09/2022